Shichida là một trong những phương pháp giáo dục sớm đến từ Nhật Bản rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay. Khi áp dụng phương pháp giáo dục này cho con, ba mẹ cần phải chú trọng đến các bài tập thực hành. Vậy ba mẹ đã biết thiết kế các bài tập thực hành Shichida cho con chưa? Trong bài viết dưới đây, Tạp chí giáo dục sẽ review về cuốn sách “33 bài thực hành shichida” cho ba mẹ tham khảo nhé!
Cuốn sách 33 bài thực hành theo phương pháp Shichida sẽ giúp ba mẹ có thể đồng hành cùng con khám phá những khả năng tiềm ẩn. Dưới đây là thông tin chi tiết của cuốn sách cho các bạn tham khảo:
Ba mẹ đã biết gì về phương pháp giáo dục sớm Shichida?
Phương pháp giáo dục sớm Shichida được phát triển vào những năm 60 của thập kỷ XX tại Nhật Bản. Nó được đánh giá là phương pháp giáo dục sớm cực kỳ phù hợp dành cho trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6.5 tuổi. Chủ nhân của phương pháp Shichida chính là Giáo sư Makoto Shichida. Ông đã dành hơn 40 năm nghiên cứu về sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Thông qua nhiều nghiên cứu Giáo sư biết được những đứa trẻ cần phải được đánh thức các tiềm năng như thế nào đúng và mang đến hiệu quả tốt nhất.
Shichida hiện nay không chỉ là phương pháp giáo dục sớm được cha mẹ Nhật tin tưởng mà còn được sử dụng tại hơn 14 quốc gia lựa chọn. Phương pháp này hiện đã và đang được ứng dụng trên hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới. Mỗi một đứa trẻ đều mang trong mình rất nhiều những tài năng. Và cha mẹ chính là người sẽ giúp tài năng đó được bộc lộc đúng thời điểm. Chính cha mẹ sẽ là người đặt nền tảng để con có thể phát triển tài năng đó và sớm trở thành người thành công.
Phương pháp Shichida của Ko Shichida sẽ giúp cha mẹ có được những cách tác động dễ dàng, đơn giản đến trẻ để giúp trẻ có thể phát triển được những năng lực, tiềm năng còn đang ẩn chứa trong mình. Từ đó, ba mẹ sẽ giúp trẻ có được những thành công sớm trong cuộc đời.
Với phương pháp giáo dục sớm Shichida, cha mẹ sẽ biết được những phương pháp cực kỳ đơn giản giúp đánh thức khả năng còn đang ẩn chứa trong bé. Đồng thời, nó còn tạo ra một cơ hội lớn để gắn kết tình cảm gia đình.
Đôi nét về tác giả cuốn sách “33 bài thực hành shichida”
Khi nhắc đến phương pháp giáo dục sớm cho trẻ Shichida hẳn nhiều cha mẹ đã cảm thấy quen thuộc. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết rõ về tác giả của cuốn sách này là ai? Ông là ai mà có thể phát triển được một hệ lý thuyết gắn liền với thực tiễn chuẩn xác như vậy để mang đến cho nhiều cha mẹ phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất?
Tác giả của cuốn sách “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida” chính là Giáo sư Ko Shichida. Ông là người con trai thứ của Nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản là Makoto Shichida. Ông đã từng tốt nghiệp khoa Toán Đại học Tokyo. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã tham gia vào các quá trình sản xuất và giám sát các tài liệu giáo dục. Sau đó, giáo sư Ko Shichida đã là Giám đốc điều hành của Viện Giáo dục Shichida Nhật Bản từ năm 1987.
Gia tài của Shichida có nhiều sách tư duy logic, giáo dục sớm, phương pháp tính toán tốc độ cao, kỹ năng ghi nhớ cho người lớn. Trong đó có cuốn sách ông viết riêng và có cuốn ông viết cùng cha là Giáo sư Makoto Shichida, cũng có sách ông viết dựa trên phương pháp của cha mình. Thông qua nội dung cuốn sách có thể thấy rằng những kiến thức trong cuốn sách 33 bài thực hành theo phương pháp Shichida không chỉ được đúc kết từ 40 năm nghiên cứu về sự phát triển trí não của trẻ mà còn là ở thực tế.
Ý nghĩa của cuốn sách 33 bài tập thực hành theo phương pháp Shichida:
Theo phương pháp Shichida quan niệm mỗi đứa trẻ đều sở hữu những năng lực tuyệt vời trong trạng thái tiềm ẩn. Chính vì thế để khai mở và vun đắp những năng lực đó, phụ huynh cần tuân thủ theo những nguyên tắc căn bản là nỗ lực từng bước. Phương pháp Shichida dựa trên nguyên tắc học theo từng bước một, nâng cao dần dần sự hướng dẫn theo sự trưởng thành của trẻ. Mỗi một độ tuổi nhất định sẽ có nội dung giáo dục tương ứng.
Ví dụ, khi bạn dạy trẻ nhận biết màu sắc có thể bắt đầu từ mức độ đơn giản là phân biệt 3 màu cơ bản: đỏ, xanh dương, vàng. Sau đó, các bạn mới nâng lên dần thành 7 màu phức tạp hơn như xanh lục, hồng, tím, nâu và cuối cùng là mở rộng ra các dải màu khác.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục sớm của Shichida không chỉ là nâng cao năng lực trí tuệ của trẻ mà chính là nuôi dưỡng tâm hồn cho con thông qua việc vun đắp tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Trong “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida” còn chứa đựng 10 nguyên tắc ứng xử và lời khuyên để các bậc phụ huynh áp dụng vào từng hành động và lời nói hàng ngày.
Các bài tập này kết hợp với tình yêu thương của bố mẹ được truyền đến con trẻ một cách tự nhiên và đúng đắn nhất. Chính mối liên hệ này sẽ giúp hình thành và nâng cao những khả năng đặc biệt của trẻ như: khả năng ghi nhớ nhanh, khả năng trực giác cao và khả năng tính toán tốc độ cao.
Nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ là dễ dàng, và bố mẹ cũng chỉ có 6 năm đầu đời để giúp con phát huy tối đa năng lực của bản thân, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của con trẻ. Vì vậy, “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida” sẽ là cuốn sách đồng hành cùng các bậc làm cha làm mẹ trên hành trình đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa này
Xem thêm: 5 cách dạy con học giỏi hiệu quả
Tóm tắt 33 bài tập thực hành Shichida
Theo Ko Shichida thì mỗi độ tuổi sẽ lại có những phương pháp phù hợp để kích hoạt được mọi điều tiềm ẩn trong trẻ. Thông qua quá trình nghiên cứu, giáo sư đã đúc kết ra 33 phương pháp, bí quyết để thực hành giáo dục sớm cho trẻ như sau:
- Cảm thụ âm – nghe (0 – 3 tuổi): Với bài tập này, ba mẹ cho bé tiếp cận với âm nhạc nhiều sẽ giúp trẻ có được khả năng cảm thụ âm tốt hơn. Từ đó giúp thúc đẩy năng lực biểu hiện và nhận thức của trẻ.
- Đọc truyện Ehon – nhìn (0 – 6 tuổi): Những cuốn truyện tranh minh họa với hình ảnh bắt mắt sẽ giúp trẻ phát triển năng lượng đọc, trí tưởng tượng hiệu quả.
- Flash card (0 – 6 tuổi): Việc sử dụng Flashcard có tác dụng giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, rèn luyện trí nhớ và phát triển vốn từ ngữ.
- Nhận biết màu sắc (0 – 3 tuổi): Bài tập nhận biết màu sắc sẽ giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật, có thêm khái niệm về màu sắc.
- Hình dáng, hình họa (0 – 3 tuổi): Với bài tập phân biệt hình dáng bé sẽ có khái niệm, kiến thức cơ bản về hình khối để từ đó phát triển trí tưởng tượng cũng như có được nhận thức không gian chuẩn xác.
- Luyện kích thước nhỏ, to (0 – 3 tuổi): Bài tập này giúp các bé nhận thức được khái niệm về kích thước to, nhỏ sẽ giúp trẻ có được kiến thức về trình tự, thứ tự cũng như có được năng lực giải quyết các vấn đề.
- Luyện ngón tay (0 – 3 tuổi): Bài tập vận động thô sẽ được kết hợp nhuần nhuyễn sẽ giúp trẻ có được sự khéo léo và độ tập trung cao.
- Luyện nhận thức cơ thể và xúc giác (Từ 0 tuổi): Với bài tập này trẻ sẽ hiểu được giá trị của bản thân để từ đó có được sự rèn luyện và động lực để phát triển.
- Số học (Từ 0 tuổi): Bài tập số học sẽ giúp trẻ sẽ phát triển được khả năng ghi nhớ hình ảnh, hình tượng hóa và có khả niệm về chữ số.
- Nhận biết về lượng (Từ 0 tuổi): Bài tập này sẽ giúp cho trẻ nhận biết được khái niệm về phân số, lượng để kích thích năng lực trực quan.
- Phát triển toàn diện 5 giác quan (Từ 0 tuổi): Đối với bài tập này, trẻ sẽ có thể điều chỉnh được cảm xúc, cảm giác của mình.
- Thông qua hình ảnh để rèn luyện trí nhớ (0 – 6 tuổi): Trên thực tế trí nhớ của trẻ sẽ được phát triển tối đa thông qua việc ghi nhớ các hình ảnh.
- Trò chơi xếp hình (3 – 6 tuổi): Xếp hình sẽ giúp trẻ rèn luyện được cách xử lý thông tin, nhận thức thông qua không gian và đặc biệt là giải quyết vấn đề.
- Trò chơi phán đoán (1 – 6 tuổi): Phán đoán là trò chơi giúp trẻ có thể rèn luyện được nhiều giác quan như xúc giác, tri giác…
- Trò chơi ghép hình (3 – 6 tuổi): Ghép hình sẽ giúp con có thể phát triển tư duy, phán đoán và năng lực tưởng tượng hiệu quả.
- Luyện trí nhớ (3 – 6 tuổi): Bài tập này giúp trẻ có thể rèn luyện sự tập trung và trí tưởng tượng.
- Chơi trò chơi ám thị (Từ 2 tuổi): Bài tập này sẽ giúp trẻ có thêm động lực để làm các công việc.
- Luyện trí tưởng tượng bằng những hình ảnh minh họa (Từ 3 tuổi): Bài tập này sẽ giúp phát triển hiệu quả cách miêu tả bằng hình ảnh, biết biểu hiện mong muốn, trau dồi năng lực văn học.
- Luyện sự liên tưởng (Từ 3 tuổi): Bài tập giúp trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ, sự liên tưởng, khả năng biểu hiện.
- Học vẽ (Từ 2 tuổi): Việc cho trẻ học vẽ sẽ giúp trẻ rèn luyện cách cầm bút đúng chuẩn để thể hiện sự sáng tạo của mình.
- Chơi mê hồn trận (Từ 3 tuổi): Bài tập này giúp trẻ có được khả năng xử lý thông tin hiệu quả.
- Tập giới thiệu bản thân, tập diễn kịch (Từ 3 tuổi): Bài tập sẽ giúp trẻ có được khả năng diễn thuyết tốt và có thể đánh giá, định giá bản thân.
- Dạy trẻ ca hát, đọc thơ (Từ 2 tuổi): Với bài tập này trẻ sẽ được trau dồi năng lực xử lý vấn đề, biểu hiện và ghi nhớ.
- Dạy trẻ biết làm thơ (Từ 4 tuổi): Bài tập làm thơ bé sẽ được phát triển năng lực văn chương và biết sáng tạo với ngôn ngữ.
- Dạy trẻ học tính toán (Từ 1 tuổi): Với bài tập này trẻ sẽ được rèn luyện khả năng tập trung tốt, xử lý thông tin hiệu quả.
- Dạy trẻ đếm giờ (Từ 2 tuổi): Bài tập này giúp trẻ có được các khái niệm về thời gian.
- Dạy trẻ quan sát và so sánh (Từ 2 tuổi): Bài tập sẽ giúp trẻ có được nhận thức về thế giới và biết so sánh.
- Dạy trẻ thứ tự (Từ 2 tuổi): Bài tập về thứ tự sẽ giúp cho trẻ nhận thức được khái niệm về tọa độ, vị trí, các nhận thức về không gian.
- Dạy trẻ làm quen với đi chợ, mua hàng (Từ 2 tuổi): Trẻ sẽ được làm quen với tiền bạc, biết cầm tiền thừa khi đi mua hàng về.
- Dạy trẻ phát hiện được điểm không giống nhau (2 – 5 tuổi): Bài tập này sẽ giúp trẻ sẽ biết quan sát và nhận biết được điểm không giống nhau của nhiều sự vật, đồ vật.
- Dạy trẻ biết đọc, viết đúng chính tả (2 – 5 tuổi): Bài tập này sẽ giúp phát triển năng lực văn chương, trí tưởng tượng sẽ được trau dồi hiệu quả.
- Rèn luyện năng lực xử lý (Từ 3 tuổi): Bài tập rèn luyện năng lực xử lý sẽ giúp trẻ biết cách tự xử lý một số vấn đề cơ bản.
- Rèn luyện những hình ảnh còn lưu lại trong trí óc (Từ 4 tuổi): Bài tập này sẽ giúp trẻ được rèn luyện năng lực tập trung hiệu quả.
33 bài thực hành này rất dễ hiểu, dễ thực hiện và sẽ giúp cha mẹ có thể áp dụng phương pháp giáo dục sớm Shichida một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó trẻ sẽ phát triển toàn diện nhất. Những bài tập này cũng giúp tăng cường sợi dây gắn kết giữa ba mẹ và con cái. Từ đó, ba mẹ cũng có thể hiểu con cái của mình hơn và gia đình sẽ có thêm thời gian để gắn kết bên nhau.
Đọc thêm: 6 Cách dạy con ngoan nghe lời bố mẹ
Cuốn sách 33 bài thực hành theo phương pháp Shichida phù hợp với những ba mẹ nào?
Cuốn sách đã mang đến những phương pháp giáo dục sớm Shichida cho trẻ từ 0 – 6.5 tuổi. Vì vậy mà các cha mẹ đang có con trong khoảng độ tuổi này thì hoàn toàn có thể tìm hiểu. Nhất là đối với những cha mẹ có con lần đầu tiên lại càng cần tham khảo các phương pháp giáo dục sớm để có kế hoạch dạy trẻ hiệu quả nhất.
Ba mẹ có thể kiếm tìm được những phương pháp giáo dục hiệu quả cho trẻ trong cuốn Shichida. Nội dung của cuốn sách bao quát sẽ giúp mọi cha mẹ tìm thấy mình trong đó, tìm được những vấn đề mà mình đang vướng mắc trong quá trình dạy trẻ. Từ đó sẽ giúp tìm kiếm và lựa chọn được cách giáo dục trẻ phù hợp và mang đến những lợi ích tuyệt vời nhất.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ra đời nhưng Shichida vẫn là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Ngoài việc tìm chọn mua sách bản cứng, cha mẹ có thể tìm đọc 33 bài thực hành shichida pdf tại nhiều website uy tín khác nhau. Tạp Chí Giáo Dục hy vọng sẽ giúp cho ba mẹ có thể tham khảo được những nội dung phù hợp nhất và giúp trẻ có cơ hội để phát triển toàn diện.