Biện pháp tu từ ẩn dụ sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ biện pháp tu từ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ này như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, Tạp chí giáo dục sẽ hướng dẫn các bạn phân loại và phân tích biện pháp tu từ qua các ví dụ chi tiết nhé!
Ẩn dụ là một trong những biện pháp ẩn dụ được sử dụng nhiều nhất trong các tác phẩm văn học. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết: Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Phân loại biện pháp tu từ cho các bạn tham khảo nhé!
Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì?
Để hiểu được biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Thì các bạn phải hiểu được khái niệm ẩn dụ là gì trước. Theo đó, ẩn dụ chính là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác với những nét tương đồng giống nhau.
Biện pháp ẩn dụ cũng gần giống như biện pháp so sánh và nó dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất và chức năng của các đối tượng tương đồng nhau. Biện pháp này giúp gia tăng sự gợi hình, gợi cảm trong các câu văn, câu thơ khi diễn đạt.
Xem thêm: Biện pháp tu từ điệp ngữ là gì?
Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ
Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ
Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật như: thơ, ca dao, văn xuôi. Biện pháp tu từ này có tác dụng giúp gia tăng sức biểu cảm cho câu văn, câu thơ. Ẩn dụ sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sinh động và có tính hàm súc cao tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe.
Dưới đây là tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ cho các bạn tham khảo:
- Ẩn dụ sẽ giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
- Ẩn dụ sẽ giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh sinh động hơn.
- Ẩn dụ sẽ khiến cho cách diễn đạt của câu văn, câu thơ trở nên lôi cuốn người đọc/người nghe hơn.
Ví dụ: Bác Hồ thường được gọi bằng hình ảnh: Người Cha mái tóc bạc
=> Người cha già mái tóc bạc – chính là hình ảnh ẩn dụ lột tả chân thực nhất về ngoại hình của bác Hồ. Nếu chúng ta gọi theo cách thông thường là “Bác Hồ mái tóc bạc” thì sẽ rất bình thường và mất đi tính biểu cảm vốn có. Nhưng khi gọi là “Người cha già mái tóc bạc” sẽ khiến cho hình ảnh của bác trở nên gần gũi hơn.
Cách nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ đó chính là so sánh ngầm định các sự vật, sự việc, hiện tượng. Nên chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ đoạn văn, đoạn thơ mới có thể phát hiện ra biện pháp ẩn dụ. Dưới đây là cách thức để phân biệt ẩn dụ:
- Ẩn dụ chính là biện pháp so sánh ngầm giữa các sự vật, hiện tượng giống nhau về hình dáng, kích thước, tính chất và chức năng…
- Ẩn dụng còn là cách so sánh ngầm giữa các sự vật, sự việc có điểm tương đồng hay giống nhau.
- Ẩn dụ cũng là biện pháp được sử dụng để nêu những ẩn ý bên trong che lấp đi. Nó chỉ có tính chất phiếm chỉ hay ám chỉ bằng cách sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa bóng.
- Ẩn dụ chính là sử dụng cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng.
Ví dụ:
Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Câu nói này khuyên con người biết lựa chọn cái gì trong cuộc sống nên lựa chọn những cái đã quen thuộc với mình. Vì những cái quá mới mẻ tuy bề ngoài có đẹp hơn hay hấp dẫn hơn cũng chưa chắc đã tốt. Cũng giống như việc đi tắm chọn tắm ao nhà sẽ an toàn hơn tắm ao lạ rất nhiều cạm bẫy.
Tham khảo thêm: Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê
Phân biệt các loại ẩn dụ thường gặp trong tác phẩm văn học
Trên thực tế trong các tác phẩm văn học, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều loại ẩn dụ khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 4 loại ẩn dụ cơ bản:
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ hình thức chính là biện pháp sử dụng hai loại sự vật có hình thức giống nhau để gọi tên cho nhau.
Ví dụ:
Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
Trong câu này chúng ta thấy hoa râm bụt và lửa hồng có màu sắc giống nhau đều màu đỏ. Nên người ta có thể gọi tên hai sự vật này cho nhau để miêu tả được màu sắc của hoa dâm bụt.
Ẩn dụ về mặt cách thức
Ẩn dụ về mặt cách thức chính là đưa các sự vật giống nhau về mặt cách thức thực hiện giữa hai sự vật, sự việc, hiện tượng.
Ví dụ:
Ngày xuân con én đưa thoi.
Phép ẩn dụ ở đây người ta đã lấy hình ảnh “én đưa thoi” để miêu tả cho không khí nhộn nhịp của “Ngày xuân”. Én đưa thoi thể hiện sự náo nhiệt của không khí ngày xuân.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chính là phép ẩn dụ chuyển đổi tính chất của sự vật này sang sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ:
Giấy đỏ buồn không thắm.
Mực đọng trong nghiêng sầu.
Cả giấy và mực đều là sự vật không thể biết buồn. Nhưng khi sử dụng cảm giác của con người vào đã khiến cho giấy và mực cũng biết buồn theo con người.
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ phẩm chất chính là việc dựa vào phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Ở đây, người ta đã mượn hình ảnh “thuyền và bến” để nói đến tình cảm nam nữ. Hình ảnh bến được ví như người phụ nữ với phẩm chất chung thủy luôn một lòng một dạ chờ chồng.
Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Ẩn dụ và hoán dụ đều là 2 biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học ngày nay. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách phân biệt hai biện pháp tu từ này:
Giống nhau:
Cả ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng với mục đích làm gia tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều là lấy sự vật, hiện tượng này để miêu tả sự vật, hiện tượng khác. Cả hai biện pháp đều tạo được sự liên tưởng.
Khác nhau:
Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ được thể hiện cụ thể như sau:
- Ẩn dụ chính là người ta dựa vào mối quan hệ tương đồng về mặt hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác…để có thể miêu tả được các sự vật khác.
- Hoán dụ lại dựa vào các quan hệ tương đương như: lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể, lấy vật chứa đựng và gọi tên vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
Bài viết liên quan: Ý nghĩa biện pháp tu từ so sánh
Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:
Trên thực tế, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa biện pháp ẩn dụ và so sánh. Nên dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách phân biệt:
Điểm giống nhau:
Điểm giống nhau giữa các biện pháp ẩn dụ và so sánh đó chính là lựa chọn điểm các điểm giống nhau, gần nhau giữa các sự vật, hiện tượng để miêu tả sự vật, hiện tượng muốn nói đến.
Điểm khác nhau:
Biện pháp so sánh là việc so sánh trực tiếp các đặc điểm, thuộc tính, tính chất cả đối tượng này với đối tượng kia.
Biện pháp ẩn dụ chính là biện pháp so sánh ngầm định, không nói trực tiếp đến sự vật và hiện tượng đó. Ẩn dụ mang tính tinh tế hơn với quan hệ về mặt ý nghĩa sâu xa hơn so sánh rất nhiều.
Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã giúp các bạn làm rõ được khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Hướng dẫn các bạn cách phân biệt các biện pháp ẩn dụ, so sánh ẩn dụ với hoán dụ, ẩn dụ với so sánh. Hy vọng sẽ giúp các bạn vận dụng biện pháp tu từ này hiệu quả hơn.