$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chơi chữ

More articles

Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng hết sức phổ biến trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, Tạp chí giáo dục sẽ chia sẻ với các bạn biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chơi chữ như thế nào nhé!

Biện pháp tu từ chơi chữ là gì?

Chơi chữ chính là biện pháp tu từ lợi dụng các đặc sắc về âm và nghĩa của từ ngữ để tạo nên sắc thái dí dỏm và hài hước trong câu văn, câu thơ thêm phần hấp dẫn, thú vị hơn.

Trước đây, biện pháp chơi chữ thường được sử dụng phổ biến trong các loại thơ ca chính thống hay ca dao, tục ngữ gắn liền với cuộc sống đời thường. Hiện nay, biện pháp tu từ này được sử dụng trong các tác phẩm văn học mang tính giáo dục cao.

Phân loại các biện pháp chơi chữ

Hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ chơi chữ khác nhau như: sử dụng từ đồng âm, từ khác nghĩa, nói lái, dùng từ trái nghĩa…Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách phân loại các biện pháp chơi chữ phổ biến như sau:

Phân loại các biện pháp chơi chữ

Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

Nói lái hay còn được gọi là là biện pháp nói ngược từ ngữ. Nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa…Loại chơi chữ này không phải ai cũng hiểu được hàm ý sâu sa của tác giả. Và nếu như không suy luận hay phân tích từng từ ngữ một thì rất khó có thể hiểu được hết ý nghĩa.

Chơi chữ bằng biện pháp nói lái rất dễ gặp trong ca dao, tục ngữ hay câu đố nhằm mục đích mua vui tạo nên tiếng cười và tạo nên màu sắc cho cuộc sống.

Ví dụ 1:

“Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn”. Câu đố này là nói về “Con ngựa”.

“Một con cá đối nằm trên cối đá. Hai con cá đối nằm trên cối đá”. Ở đây dùng biện pháp tu từ chơi chữ là cá đối – cối đá.

Ví dụ 2:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương)

Đoạn thơ này biện pháp chơi chữ được sử dụng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan về cuộc sống của nhà sư trong xã hội phong kiến cũ.

Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

Với biện pháp này, người ta sử dụng các từ có phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau. Đó thường là những từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Cách chơi chữ này mang hàm ý châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ:

a) “Ruồi đậu mang xôi đậu”.

Trong đó, từ “đậu” được sử dụng trong từ “ruồi đậu” là động từ, chỉ hoạt động của con ruồi dừng ở vị trí đó. Còn từ “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ, chỉ hạt đỗ xanh hoặc đỗ đen.

b) “Kiến bò đĩa thịt bò”

Trong đó, từ “bò” đầu tiên trong “kiến bò” sẽ động từ chỉ hoạt động di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Còn từ “bò” trong “đĩa thịt bò” là danh từ chỉ thịt của con bò.

c) “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”

Ở trong câu này thì từ đồng âm chơi chữ “chín”.

Trong đó, từ “chín” đầu tiên trong “một nghề cho chín” là tính từ chỉ sự thuần thục, giỏi giang và điêu luyện. Còn từ “chín” trong “chín nghề” là danh từ chỉ số chín.

Chơi chữ dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa

Chơi chữ dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa đó chính là lợi dụng các từ ngữ có ý nghĩa tương tự nhau để biểu thị mong muốn, suy nghĩ và tình cảm trong lời nói, câu văn, câu thơ…

Ví dụ:

Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Ở trong câu thơ này, chúng ta thấy có chơi chữ là nem – chả. Trong tiếng Việt, người ngoài Bắc gọi là nem. Còn miền Nam gọi là chả giò. Nên chơi chữ Nem – Chả để giúp cho câu thơ, câu văn trở nên dí dỏm vui tươi hơn.

Lối chơi chữ sử dụng điệp âm

Là lối chơi chữ dân gian được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, trong ca giao tục ngữ, trong các bài thơ, bài văn để tạo tính hài hước.

Ví dụ:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

Trong đoạn thơ này, chúng ta thấy biện pháp chơi chữ ở đây là các từ giống nhau phụ âm đầu. Điều này đã giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.

Lối chơi chữ dùng từ trái nghĩa

Lối chơi chữ này dùng các từ có nghĩa trái ngược với nhau để thể hiện được điều mà tác giả muốn nói.

Ví dụ:

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già.

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

Cắp từ trái nghĩa được sử dụng trong 2 câu thơ này là “già – non”. Nó nhằm mục đích nói nên sự so sánh của tác giả với hai sự vật là “trăng” và “núi”.

Lối chơi chữ bằng chiết tự

Kiểu chơi chữ này sử dụng các từ Hán Việt để chơi chữ. Lối chơi chữ này thường được sử dụng trong thơ ca thời xưa. Không phải ai cũng có thể nhận biết được lối chơi chữ chiết tự. Vì nó tương đối khó nếu bạn không có nhiều kiến thức về từ điển Hán Nôm.

Ví dụ:

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

Tác dụng của chơi chữ:

Tác dụng của chơi chữ

Chơi chữ đã được sử dụng từ lâu trong văn học dân gian của Việt Nam. Biện pháp tu từ chơi chữ này bắt nguồn từ đời sống xã hội nên rất gần gũi đối với ngôn ngữ đời thường của người dân Việt Nam. Dưới đây là tác dụng của biện pháp chơi chữ:

  • Biện pháp chơi chữ được sử dụng để giúp cho câu văn thể hiện sự hài hước dí dỏm nên gây nhiều hứng thú ấn tượng với người đọc, người nghe hơn. Nó cũng tạo điểm nhấn giúp câu văn và lời nói chứa chơi chữ được ghi nhớ lâu dài.
  • Biện pháp tu từ chơi chữ còn thể hiện sự khéo léo của tác giả biết lồng ghép câu từ với ý nghĩa, khiến câu văn mang đậm sự trào phúng, ý nghĩa sâu sắc nhưng tinh tế không lộ liễu.

Chơi chữ được cho là quan trọng và xuất hiện nhiều trong ca dao, câu đối xưa vì sự vui vẻ nó đem đến cho người nói, người nghe cũng như những thông điệp thâm sâu đầy tính giáo dục.

Trước khi đi vào văn chương ca dao, tục ngữ thì nghệ thuật chơi chữ thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nó cũng được sử dụng thể hiện được tính hài hước, thông minh mà sâu sắc của người Việt. Ngoài ra, nó còn tạo được thêm chất liệu ngôn từ phong phú nên thói quen chơi chữ cũng được hình thành và phổ biến rộng rãi.

Đọc thêm: Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ

Bài tập minh họa biện pháp tu từ chơi chữ:

Bài tập minh họa biện pháp tu từ chơi chữ

Bài tập 1: Xác định điện pháp chơi chữ trong các câu văn, câu thơ sau:

a.

Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt.

Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương.

b.

Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng Tri huyện.

Bài làm:

  • Trong câu a biện pháp tu từ chơi chữ được sử đụng đó chính là biện pháp điệp âm. Ở đây ta thấy điệp âm “th” và “l”. Lối chơi chữ tế nhị nhưng đã lột tả được mặt trái của cuộc sống khi những người “thật thà” sẽ thường thua thiệt hơn so với những người chỉ biết “lọc lừa”.
  • Trong câu b chúng ta thấy biến pháp chơi chữ ở đây cũng là điệp từ “học trò” và “tri huyện”. Thông qua hai câu văn này, chúng ta nhận thấy ý nghĩa phê phán của người nói đối với quan huyện khi so sánh con học trò với thằng tri huyện.

Bài tập 2: Phân tích biện pháp chơi chữ trong bài ca dao sau:

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

  1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này?
  2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
  3.  Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?

Trả lời:
1. Trong đoạn ca dao này có cách chơi chữ là sử dụng từ đồng nghĩa:

  • Từ “lợi” mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.
  • Từ “lợi” trong câu nói của thầy bói chính là một cơ quan trong cơ thể. Đó là phần thịt bao quanh chân răng.

2. Việc sử dụng từ lợi ở trong câu cuối của bài ca dao đã dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.
3. Tác dụng chính: Thầy bói nhắc khéo “bà già”: bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa => sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ điệp ngữ

Tạm kết:

Trên đây Tạp Chí Giáo Dục chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chơi chữ là gì?”. Qua những thông tin trên nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này. Thì hãy bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest