Biện pháp tu từ hoán dụ là gì? Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

Date:

Ngay từ năm lớp 6, các bạn học sinh đã được tiếp xúc với biện pháp tu từ hoán dụ. Tuy nhiên, để hiểu sâu về phép hoán dụ và phân biệt với ẩn dụ thì không phải học sinh nào cũng nắm được rõ. Bài viết dưới đây của Tạp chí giáo dục sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất nhé!

Bài viết sau đây Tạp Chí Giáo Dục sẽ cung cấp cho các bạn học sinh khái niệm về biện pháp tu từ hoán dụ và cách phân biệt giữa hoán dụ và ẩn dụ một cách chi tiết.

Biện pháp tu từ hoán dụ là gì?

Biện pháp tu từ hoán dụ là gì?

Hoán dụ thực chất là biện pháp tu từ gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương quan và gần gũi giữa chúng. Nó giúp cho đoạn văn, đoạn thơ của bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Tác dụng của hoán dụ trong các tác phẩm văn học và giao tiếp hàng ngày:

  • Hoán dụ co tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và câu thơ. Nó giúp cho việc diễn giải và biểu đạt ý kiến có hiệu quả cao hơn.
  • Hoán dụ được sử dụng để biểu thị những mối quan hệ gần gũi có tính chất tương đồng. Nên nó giúp gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác. Điều này giúp phát triển khả năng liên tưởng và tiếp cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

Ví dụ:

“Đầu xanh có tội tình gì?

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.

Trong 2 câu thơ này chúng ta thấy: “đầu xanh” là từ chỉ bộ phận cơ thể người. Từ này được dùng làm hoán dụ chỉ những người còn trẻ. Người ta phân biệt “đầu xanh” chỉ người trẻ với “đầu bạc” là chỉ người già. “Má hồng” trong câu thơ dùng để chỉ người con gái đẹp.

Hiệu quả của biện pháp hoán dụ trong 2 câu thơ này đó chính là được dùng để lột tả tình cảnh của nhân vật Thúy Kiều. Nàng vẫn còn trẻ mà đã phải chịu nhiều nỗi oan trái trong cuộc đời.

Có những hình thức hoán dụ nào được sử dụng?

Có những hình thức hoán dụ nào được sử dụng?

Hiện nay, người ta sử dụng 4 hình thức hoán dụ cơ bản trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Cụ thể như sau:

Biện pháp tu từ hoán dụ: Lấy cái bộ phận để chỉ toàn bộ

Ví dụ:

Bàn tay ta làm lên tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Ở đây, biện pháp hoán dụ được sử dụng là dùng từ “bàn tay” để chỉ toàn bộ sức lực của con người. Nghĩa là chỉ cần có sức lao động của con người thì có thể khiến “sỏi đá” cũng có thể thành cơm. Hai câu thơ đã nhấn mạnh vai trò của người nông dân trong quá trình khai khẩn đất hoang, cầy cấy tạo ra lương thực, thực phẩm.

Biện pháp hoán dụ: Lấy vật chứa đựng vật bị chứa đựng

Ví dụ:

Minh không những học giỏi mà còn được cả lớp quý mến vì sự thân thiện.

Trong câu văn này, chúng ta thấy hoán dụ ở đây chính là từ “cả lớp”. Từ này được sử dụng để đại diện cho những người trong lớp học đã rất quý mến Minh. Biện pháp hoán dụ trong ví dụ trên giúp nhấn mạnh Minh là người không chỉ học giỏi mà còn rất thân thiện.

Biện pháp tu từ hoán dụ: Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ:

“Áo chàm đưa buổi phân ly.

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

Chúng ta thấy trong 2 câu thơ này, hình ảnh hoán dụ được gọi lên đó chính là “áo chàm”. Thực chất áo chàm là áo truyền thống của người dân tộc Tây Bắc. Màu áo đơn sơ, bình dị này mang đã được sử dụng để gọi tên cho những người dân Tây Bắc. Câu thơ đã ca ngợi sự thủy chung, son sắc và nặng tình của người dân tộc thiểu số Tây Bắc khi tiễn cán bộ về xuôi.

Xem thêm: Biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ hoán dụ: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ:

“Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.”

Người ta dùng hình ảnh hoán dụ “một cây” để nói đến toàn thể người dân. Ý nghĩa của phép hoán dụ này đó chính là nói lên sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc. Khuyên chúng ta phải cùng nhau đoàn kết lại mới có thể đưa đất nước phát triển được.

So sánh sự khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

So sánh sự khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Trên thực tế, ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Dưới đây chúng tôi sẽ so sánh hai biện pháp này cho các bạn tham khảo:

Điểm giống nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ

Các bạn học sinh thường rất dễ nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ vì chúng là biện pháp tu từ có tác dụng giúp cho việc diễn đạt trở nên sinh động và tăng tính gợi hình gợi tả.

Cả biện pháp tu từ ẩn dụ và biện pháp hoán dụ đều được tạo ra bằng cách lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Sự vật được gọi tên là A sẽ bị ẩn đi và thay thế thành tên khác là B ở trong văn bản qua thao tác liên tưởng và so sánh. Nên nếu bạn muốn xác định đâu là A, đâu là B thì học sinh cần phải căn cứ vào ngữ cảnh. Tức là dựa vào ý nghĩa của câu văn, câu thơ mà hình ảnh đó xuất hiện để phân tích cho phù hợp.

Điểm khác nhau giữa hai biện pháp ẩn dụ và hoán dụ

Mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng ẩn dụ và hoán dụ cũng có nhiều điểm khác nhau bao gồm:

  • Giữa 2 sự vật và hiện tượng trong phép ẩn dụ cần có quan hệ tương đồng. Ví dụ như sự tương đồng về hình thức, cách thức, phẩm chất hay sự chuyển đổi cảm giác.
  • Còn giữa 2 sự vật và hiện tượng trong phép hoán dụ lại có quan hệ gần gũi giúp liên tưởng đến nhau. Ví dụ nhưu cách lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật đấy, lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng.

Tạm kết:

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp các bạn biết biện pháp tu từ hoán dụ là gì? Việc nắm vững và phân biệt biện pháp tu từ hoán dụ với ẩn dụ sẽ giúp các bạn phân tích các tác phẩm thơ văn được chính xác nhất.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here