Biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Tác dụng của phép nhân hóa

Date:

Trong quá trình phân tích các tác phẩm văn học, chúng ta sẽ gặp rất nhiều các biện pháp tu từ. Nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ phổ biến hay gặp nhất. Vậy bạn đã biết biện pháp nhân hóa là gì? Tác dụng của phép nhân hóa là gì? Các hình thức của nhân hóa trong văn học thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Tạp chí giáo dục để được giải thích chi tiết nhất nhé!

Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp nhiều chi tiết nhất về nhân hóa để hỗ trợ các bạn học sinh có thêm các kiến thức hữu ích. Mời các bạn theo dõi chi tiết dưới đây:

Biện pháp nhân hóa là gì?

Biện pháp tu từ nhân hóa là gì?Biện pháp nhân hóa là gì

Nhân hóa chính là biện pháp tu từ mà ở đó người ta gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được sử dụng để gọi và tả người. Dấu hiệu để nhận biết biện pháp nhân hóa đó chính là các từ chỉ hoạt động, đại tự nhân xưng gọi người như: anh, chị, em, ông, chạy, lấy, ngửi, cười…

Biện pháp nhân hóa không chỉ được dùng trong các tác phẩm văn học mà còn ứng dụng trong giao tiếp đời sống rất nhiều. Tác dụng của biện pháp nhân hóa đó là làm cho thế giới các loài vật, cây cối…trở nên gần gũi hơn với con người. Ngoài ra, nhân hóa còn giúp cho các loài vật, cây cối, con vật có thể biểu thị được suy nghĩ và tình cảm như con người. 

Ví dụ:

Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Ở câu này ta thấy sự vật là bầu trời đã được gọi là ông trời. Cách gọi rất thân thương và gần gũi. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận được dùng để mô tả màu sắc của bầu trời khi cơn mưa đến. Lúc này, bầu trời cũng giống như con người biết khoác lên mình một chiếc áo màu đen để chuẩn bị sung trận. Như vậy, ta thấy biện pháp nhân hóa ở đây là nhân hóa bầu trời thành con người với hành động như con người. 

Các hình thức và tác dụng của phép nhân hóa:

Các kiểu nhân hóa - Các hình thức nhân hóa

Tác dụng của phép nhân hóa

Hiện nay, người ta sử dụng 3 hình thức của biện pháp nhân hóa đó là:

Nhân hóa bằng cách dùng đại từ chỉ người để gọi tên sự vật, hiện tượng

Hình thức nhân hóa này rất phổ biến theo đó các sự vật và hiện tượng sẽ được gọi bằng các đại từ nhân xưng như: cô, chú, anh, chị, ông, bà, cô, cháu….Cách gọi này sẽ giúp cho các sự vật, hiện tượng trở nên thật thuộc và gần gũi hơn. 

Ví dụ: 

Cô gà mái đang bới rơm sau vườn nhà. 

Ở đây biện pháp nhân hóa chính là gọi gà mái một con vật với đại từ nhân xưng là cô để thể hiện sự gần gũi và thân thuộc. 

Nhân hóa bằng cách sử dụng từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ vật

Các từ chỉ tính chất và hoạt động của người có thể nói đến như: chạy, nhảy, đi, múa, hát, hiền lành, hung dữ, vui vẻ, buồn bã…Những từ này khi được áp dụng vào để miêu tả sự vật, hiện tượng sẽ khiến chúng trở nên sinh động hơn. 

Ví dụ: 

Con mèo nhảy múa chạy quanh góc bàn. 

Ở đây là thấy con mèo là một con vật nhưng đã được nhân hóa lên giống như người vì biết “nhảy múa chạy quanh góc bàn”. Như vậy câu này đã cho chúng ta thấy được nét tính cách của con mèo khá hoạt bát và vui vẻ. 

Nhân hóa bằng cách xưng hô với con vật như với người

Đây chính là hình thức nhân hóa khi con người nói chuyện và xưng hô với đồ vật, con vật như đang nói chuyện với con người. Đôi khi nó còn được áp dụng thông qua hình thức độc thoại nội tâm. 

Ví dụ: 

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta. 

Ta thấy ở đây con trâu đã được nhân hóa giống như một người bạn của người nông dân. Vì coi trâu là bạn nên người nông dân mới tâm sự nhỏ to với con trâu rằng trâu ơi ta bảo trâu này. Người nông dân đối xử với con trâu rất thân tình cho con trâu ăn no rồi dẫn con trâu đi cày cùng. 

Xem thêm: Biện pháp tu từ so sánh

Hướng dẫn cách nhận biết phép tu từ nhân hóa trong văn bản

Hướng dẫn cách nhận biết phép tu từ nhân hóa trong văn bản

Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa trong các văn bản, học sinh cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

Bước 2: Bạn phải nêu được tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó trong câu như thế nào:

Đối với việc miêu tả sự vật: Nó có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Nó có tác dụng thể hiện được tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

Đọc thêm: Biện pháp tu từ ẩn dụ

Luyện tập phân tích biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản:

Luyện tập phân tích biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản

Bài tập 1: Bạn hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo thành bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

a ) Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

b ) Dọc sông, những chòm cổ thụ mạnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Nước bị cản văng bột tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

Trả lời:

Với câu a, ta thấy biện pháp nhân hóa được sử dụng thông qua từ “ơi” có tác dụng trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Làm cho sự vật gần gũi với con người, đồng thời bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của con người.

Với câu b là cụm “ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn, vùng vằng”

Chính là biện pháp nhân hóa được sử dụng. Ở đây tác giả đã dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Nó có tác dụng làm cho sự vật thêm sinh động.

Lưu ý cụm từ” quay đầu chạy” không phải là phép nhân hóa mà là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ điệp ngữ

Tạm kết:

Hy vọng thông qua bài viết trên đây đã giúp cho các bạn học sinh hiểu được biện pháp nhân hóa là gì? Cách sử dụng biện pháp nhân hóa trong giao tiếp đời sống hàng ngày và phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong tác phẩm văn học.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here