$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Biện pháp tu từ nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

More articles

Trong cuộc sống khi chúng ta muốn nhấn mạnh một sự vật, sự việc nào đó trở nên nghiêm trọng hơn thì người ta sẽ nghĩ ngay đến biện pháp tu từ nói quá. Vậy bạn đã biết nói quá là gì chưa? Tác dụng của biện pháp này như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Những câu chuyện sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn với phép tu từ nói quá. Vậy biện pháp tu từ nói quá là gì? Việc sử dụng biện pháp này ảnh hưởng thế nào đến quá trình giao tiếp của chúng ta? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết:

Biện pháp tu từ nói quá là gì?

Biện pháp tu từ nói quá là gì?Biện pháp tu từ nói quá là gì?

Theo SGK Ngữ Văn lớp 8, nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô và tính chất của sự vật, hiện thường. Nói quá còn được gọi với các tên gọi khác như: khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại và cường điệu…

Để nhận ra một người có sử dụng biện pháp nói quá hay không cần đối chiếu vào nội dung lời nói với thực tế. Các bạn phải nắm được cái ý nghĩa hàm chứa bên trong của lời nói. Nên hiểu theo nghĩa bóng chứ không nên hiểu theo nghĩa đen.

Nói quá sẽ thường được sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày. Ví dụ như: Tôi cảm thấy giận sôi máu – ở đây biện pháp nói quá được sử dụng để miêu tả mức độ giận giữ của người đó.

Trong văn chương, nói quá thường được sử dụng trong các văn bản như: truyện cười, trữ tình hay anh hùng ca…Ví dụ trong đoạn văn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn)

Chúng ta thấy trong đoạn văn, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng những từ nói quá như: “ruột đau như cắt” để lột tả được nỗi đau đớn khi đất nước bị xâm lược. Và ngài chỉ hận là chưa xả thịt, lột da, uống máu quân thù mới có thể cảm thấy thoải mái.

Xem thêm: Biện pháp tu từ cú pháp là gì?

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

Phép tu từ nói quá có chức năng nhận thức rất sâu sắc. Nó giúp miêu tả sâu hơn bản chất của đối tượng. Nói quá không giống như nói sai sự thật, nói dối. Nó chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung mà người nói, người viết muốn truyền tải cho người nghe và người đọc.

Biện pháp này còn giúp gia tăng sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta có thể kết hợp nói quá với các biện pháp tu từ khác để cho câu nói thêm sinh động.

Phân biệt sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác

biện pháp tu từ nói quá

Trên thực tế, nói quá và nói khoác khác nhau hoàn toàn. Nên các bạn cần phân biệt để tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong cuộc sống cũng như trong các bài tập làm văn. Theo đó:

  • Nói quá chính là nói đúng sự thật nhưng dùng biện pháp cường điệu để tạo ấn tượng và tăng tính biểu cảm.
  • Nói khoác chính là nói sai sự thật. Mục đích chỉ dùng khoe khoang và che dấu những việc làm sai trái. Nó không có giá trị về mặt biểu cảm mà còn khiến cho người khác hiểu lầm, hiểu sai ý nghĩa.

Tham khảo thêm: Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê

Một số cách sử dụng biện pháp tu từ nói quá phổ biến

Một số cách sử dụng biện pháp tu từ nói quá phổ biến

Phép tu từ nói quá hiện nay được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật. Dưới đây là một số cách sử dụng biện pháp này mời các bạn tham khảo:

Nói quá kết hợp với so sánh

Cả hai phép tu từ nói quá và so sánh đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể và sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu khi bạn kết hợp cả hai phép tu từ này sẽ giúp đem đến hiệu quả cao hơn.

Ví dụ như:

Trên trời mây trắng như bông.

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

Như vậy trong 2 câu thơ này tác giả đã sử dụng 2 biện pháp tu từ đó là nói quá và so sánh. Tác giả đã so sánh mây trắng như bông. Và nói quá là bông dưới cánh đồng trắng như mây. Điều này sẽ giúp cho người đọc hình dung ra hình ảnh một cánh đồng bạt ngàn bông trắng che phủ.

Nói quá bằng cách sử dụng các từ ngữ phóng đại

Nói quá bằng cách sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa phóng đại như: cực kỳ, vô hạn, vô kể, vô vàn, tuyệt diệu… Những từ ngữ này bản chất nó đã mang hàm ý nói quá và phóng đại sự vật lên.

Người ta còn sử dụng một số từ ngữ có nghĩa bóng thể hiện được phương thức nói quá. Các từ ngữ phóng đại như: ruột nóng như lửa đốt, nhanh như điện, cười vỡ bụng…

Một số trường hợp còn sử dụng từ ngữ phóng đại thông qua các tục ngữ, thành ngữ mang hàm ý nói quá như:

“Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo”

“Khỏe như voi”

“Đẹp như tiên nữ giáng trần”

Bài tập để luyện tập về biện pháp tu từ nói quá:

Bài tập để luyện tập về biện pháp tu từ nói quá

Để luyện tập thêm về biện pháp tu từ nói quá, các bạn có thể tham khảo các bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Tìm hiểu và nêu được ý nghĩa của biện pháp nói quá trong các câu sau:

Câu a: Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Câu b: Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

Bài làm:

Câu a: Nói quá ở đây là “sỏi đá cũng thành cơm”. Nghĩa là với bàn tay của người lao động cộng với lòng quyết tâm và cần cù sẽ giúp cho họ có thể tạo được cơm gạo từ sỏi đá.

Câu b: Hình ảnh nói quá ở đây là “thét ra lửa”. Ý nghĩa của cụm từ nói quá này đó chính là những người nắm nhiều quyền lực trong tay. Họ có thể sai khiến, điều khiển bất kỳ ai.

Bài tập 2: Phân tích phép tu từ nói quá trong các câu dưới đây:

  1. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
  2. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.
  3. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.
  4. Tôi chạy vắt chân lên cổ.

Bài làm:

Câu a: Nói quá ở đây là “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Nghĩa của từ nói quá ở đây chính là đất đai ở đây bạc màu, hoang hóa đến mức chó và gà cũng chỉ có “ăn đá, ăn sỏi”. Cỏ còn không thể mọc nổi trên đất này chứ không nói đến trồng rau, trồng cà.

Câu b: “Bầm gan tím ruột” đây chính là cụm từ nói quá để thể hiện việc ai cũng rất giận khi nhìn thấy tội ác của giặc.

Câu c: Biện pháp nói quá ở đây là “ruột để ngoài da”. Câu nói này mang tính chất gợi hình ảnh rất cao. Một con người tính tình xởi lởi và dễ đến mức mà không để bụng một thứ gì cả.

Câu d: “Vắt chân lên cổ” chính là biện pháp nói quá được sử dụng. Khi bạn chạy “vắt chân lên cổ” là chạy rất nhanh.

Bài viết liên quan: Biện pháp tu từ điệp ngữ

Bài tập 3: Tìm những thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

Bài làm:

Dưới đây là một số các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá cho các bạn tham khảo:

  • Đen như cột nhà cháy.
  • Khỏe như voi.
  • Nhanh như chớp.
  • Chậm như rùa.
  • Gầy như que củi.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ nói quá cho các bạn tham khảo. Bên cạnh đó, Tạp Chí Giáo Dục còn giới thiệu cho các bạn cách phân tích biện pháp này. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thể vận dụng biện pháp tu từ này một cách hiệu quả nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest