Định nghĩa và tác dụng của biện pháp tu từ so sánh

Date:

So sánh là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật và giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Tạp chí giáo dục tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh là gì? Và tác dụng của biện pháp tu từ so sánh như thế nào? 

Ngay từ chương trình Tiếng Việt lớp 3, học sinh đã có cơ hội làm quen với biện pháp tu từ so sánh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết về biện pháp tu từ này nhé!

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

So sánh chính là biện pháp tu từ đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng. Biện pháp so sánh có tác dụng gia tăng sức gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt.

Mục đích của việc sử dụng biện pháp so sánh trong một câu văn, câu thơ hay câu nói hàng ngày là giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. Qua đó cũng gửi gắm được ý tưởng và mục đích của người nói, người viết đến người nghe, người đọc.

Cấu trúc của phép so sánh trong văn bản

Cấu trúc của một phép so sánh cụ thể bao gồm những thành phần sau đây:

Vế 1 Phương diện so sánh là những nét tương đồng giống nhau Từ ngữ so sánh bao gồm các từ: như, hơn, là… Vế 2
Vế được đem ra so sánh Vế dùng để so sánh

Ví dụ:

Một giọt máu đào hơn ao nước lã

  • Ở đây người ta đã so sánh tình cảm anh em ruột thịt với tình cảm của người dưng xung quanh. Dù người dưng có tốt với mình thế nào cũng không thể bằng anh em ruột thịt cùng chung “máu đào”.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp so sánh

Dấu hiệu nhận biết biện pháp so sánh

Từ khái niệm của biện pháp tu từ so sánh, chúng ta sẽ tiến hành nhận biết các dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp này trong văn bản. Thông qua cấu trúc của phép so sánh chúng ta thấy, một câu có dùng biện pháp so sánh sẽ bao gồm 2 vế chính là: vế được so sánh và vế dùng để so sánh. Giữa hai vế so sánh sẽ thường có dấu câu hoặc từ so sánh bao gồm: như, gần như, giống như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ nhận biết:

Đôi mắt em mênh mông như hồ nước.

Da trắng như trứng gà bóc.

Thân cây to hơn cái cột đình.

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gì?

Tác dụng của biện pháp so sánh

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng rất nhiều trong cả văn nói và văn viết. Trong các tác phẩm văn học, so sánh sẽ mang lại những tác dụng sau đây:

  • Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc thì dùng so sánh sẽ giúp tạo ra những hình ảnh sinh động, cụ thể giúp cho người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
  • So sánh sẽ giúp thể hiện được tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc cho người đọc, người nghe có thể nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của người viết tốt hơn.
  • So sánh còn làm cho các câu văn, câu thơ trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà các nhà văn, nhà thơ thường xuyên sử dụng so sánh trong các tác phẩm của mình.

Xem thêm: Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê

Các kiểu so sánh thường gặp trong tiếng Việt:

Các kiểu so sánh thường gặp trong tiếng Việt:

Trên thực tế, biện pháp tu từ so sánh được chia ra làm 2 loại chính đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Đặc điểm cụ thể của hai loại này như sau:

So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng chính là biện pháp so sánh sử dụng các từ ngữ như: là, như, giống như, y như, tựa như, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ:

Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng.

Biện pháp so sánh này làm nổi bật lên sự quý giá của đất đai. Nếu con người biết khai thác đất đai sẽ làm sinh sôi nảy nở của cải. Chính vì thế mà người ta thường ví tấc đất là tấc vàng.

Anh em như thể tay chân.

Câu nói này đã đề cập đến việc anh em trong nhà cần phải gắn kết với nhau như tay với chân không thể tách rời.

So sánh không ngang bằng

So sánh không ngang bằng chính là dạng so sánh dùng các từ ngữ như: hơn, kém, hơn là, chẳng bằng, chưa bằng…

Ví dụ:

“Những ngôi sao thức ngoài kia.

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.”

Ở đây tác giả đã lấy đặc điểm của những ngôi sao thắp sáng trên bầu trời để so sánh với những đêm mẹ đã thức vì con. Mặc dù cùng chung đặc điểm đó là thức suốt đêm dài hết ngày này qua tháng khác. Nhưng với những ngôi sao còn có ngày nghỉ ngơi còn đối với mẹ thì không có ngày nào nghỉ.

Hướng dẫn cách phân biệt các phép so sánh thường dùng trong văn bản:

Ngay từ khi còn học tiểu học, các em học sinh đã được làm quen với các biện pháp so sánh. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn xác định lại các phép so sánh thường dùng trong văn bản:

So sánh sự vật với sự vật:

Phép so sánh này các đối tượng được sử dụng so sánh đều là sự vật. Các từ ngữ so sánh được sử dụng thường là: như, tựa như, giống như…

Ví dụ:

Ngôi nhà sừng sững như một tòa lâu đài.

Mái tóc sơ rối như chổi lông gà.

Cảnh hoàng hôn đẹp tựa như bức tranh sơn dầu.

So sánh sự vật với con người:

Việc so sánh sự vật với con người là để nhấn mạnh đặc điểm của con người đó. Đối tượng được so sánh là con người, vật được dùng để so sánh sẽ mang đặc điểm nổi bật nào đó.

Ví dụ:

Anh công nhân làm việc nhanh như cái máy.

Thân em như dải lụa đào.

Trẻ em như búp trên cành.

So sánh âm thanh với âm thanh:

Với kiểu so sánh này, người ta sẽ dựa trên sự giống nhau của âm thanh này và so với âm thanh kia. Nó có tác dụng làm nổi bật được đặc điểm của sự vật cần so sánh.

Ví dụ:

Tiếng chim hót như tiếng sáo du dương.

Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long chằng chịt như mạng nhện.

So sánh hoạt động này với các hoạt động khác:

Đây cũng là cách so sánh thường được sử dụng mới mục đích cường điệu hóa sự vật và hiện tượng. Cách so sánh này thường được sử dụng trong ca dao, tục ngữ.

Ví dụ:

Con trâu đi lại rầm rập như tiếng đập đất.

Cày đồng đang buổi ban trưa.

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Tham khảo thêm: Cách nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp so sánh

Khi sử dụng biện pháp so sánh, các em cần lưu ý rằng giữa việc so sánh tu từ và so sánh thông thường hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không thể tạo ra được giá trị biểu cảm.

Ví dụ:

Bông hoa hồng thơm hơn hoa cúc.

So sánh được sử dụng trong các câu văn, câu thơ sẽ giúp cho đối tượng được miêu tả trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm hơn.

Ví dụ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Ở trong đoạn thơ này, chúng ta đã thấy tác giả ví tiếng suối chảy róc rách, trong veo như tiếng hát. Giữa khung cảnh núi rừng thiên nhiên được nghe tiếng suối như vậy tác giả đã không còn cảm thấy cô đơn. Nhìn ngắm ánh trăng phản chiếu trên cây cổ thụ như những bông hoa thực sự là cảnh đẹp hiếm có khó tìm.

Tham khảo thêm: Các biện pháp tu từ và tác dụng

Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã chia sẻ cho các bạn biết biện pháp tu từ so sánh là gì. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản ra sao? Ngoài ra, chúng tôi còn phân tích chi tiết cho các bạn một số ví dụ để nhận dạng biện pháp tu từ này tốt hơn. Hy vọng sẽ giúp các bạn vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào trong các văn bản một cách hiệu quả nhất.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here