Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ

Date:

Trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT, học sinh sẽ phải làm quen với rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau. Vậy biện pháp tu từ là gì? Và tác dụng chính của các phép tu từ như thế nào? Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé!

Phép tu từ được sử dụng rất nhiều trong cả văn nói và văn viết. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc không biết chính xác biện pháp tu từ là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này nhé!

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ thực chất là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt trong các đơn vị ngôn ngữ như từ, câu văn hay đoạn văn bản nhất định. Nó được sử dụng trong ngữ cảnh đặc biệt giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho người đọc và người nghe ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc hay một câu chuyện.

Mục đích của việc sử dụng các phép tu từ

Mục đích của việc sử dụng các biện pháp tu từ

Trên thực tế trong một văn bản nghệ thuật, các tác giả có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau. Các biện pháp tu từ sẽ được sử dụng một cách linh hoạt nhằm mục đích sau đây:

  • Tăng sức gợi hình và gợi cảm cho con người, đồ vật, khung cảnh thiên nhiên.
  • Thu hút người đọc và người nghe chú ý đến tác phẩm.
  • Thể hiện được sự độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt.
  • Thể hiện được tâm tư, tình cảm và cảm xúc của tác giả muốn gửi gắm vào trong tác phẩm.

Tác dụng và phân loại các biện pháp tu từ trong tiếng Việt:

Trong tiếng Việt hiện nay có 8 biện pháp tu từ chính được sử dụng. Dưới đây là khái niệm và tác dụng của 4 loại cơ bản thường gặp:

Phép tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh

So sánh là Phép tu từ khi chúng ta đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc để tìm ra những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, đoạn văn.

Dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ so sánh đó chính là khi câu văn xuất hiện các từ ngữ sau đây: “như”, “là”, “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”…Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các từ ngữ so sánh cũng được ẩn đi.

Ví dụ: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng rất linh hoạt trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày và trong các tác phẩm nghệ thuật. Cụ thể như sau:

Chân voi to như cái cột đình – Ở đây người ta so sánh chân con voi to như cột đình để thấy được sự to lớn của chân con voi.

Trẻ em như búp trên cành – Ở đây người ta so sánh trẻ em như những búp non trên cành. Vì mới mọc nên chúng cần được nâng niu, chăm sóc để cho nhanh lớn.

Phép tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa là việc sử dụng các từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ hay tên gọi…vốn chỉ dùng cho người để miêu tả đồ vật, con vật, cây cối. Khi sử dụng biện pháp này, các đối tượng được nhân hóa trở nên gần gũi, sinh động và có hồn hơn.

Dưới đây là 2 cách nhân hóa thường được sử dụng trong các văn bản:

  • Nhân hóa bằng cách dùng các từ ngữ vốn để gọi con người dành cho sự vật, sự việc, cây cối…Các từ ngữ thường thấy đó là: Chị ong nâu, chị gió, ông mặt trời, bác gấu…
  • Nhân hóa bằng cách sử dụng các từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của con người để dùng cho sự vật, đồ vật, cây cối. Ví dụ các từ ngữ như: thức dậy, ngủ, đi, chạy, đưa tay…

Ví dụ: Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật như:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

(Bài thơ Bên kia sông Đuống – Hoàng Nhuận Cầm)

Ở đây, con sông Đuống đã được tác giả Hoàng Nhuận Cầm nhân hóa có thể nằm nghiêng như con người. Ý nghĩa của đoạn thơ cho thấy con sông như một chứng nhân lịch sử chứng kiến cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Trâu ơi ta bảo trâu này!

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

(Ca dao)

Con trâu trong bài ca dao đã được ví như con người biết nghe, hiểu những lời người nông dân nói. Con người đã coi con trâu giống như một người bạn để chia sẻ tâm tình, cùng nhau làm việc cùng nhau hưởng thụ.

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ chính là biện pháp tu từ mà ở đó các tác giả sẽ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ đó là giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự miêu tả cũng như diễn đạt ý của tác giả.

Hiện nay, người ta sử dụng 4 biện pháp ẩn dụ cơ bản trong các văn bản đó chính là:

Biện pháp tu từ ẩn dụ với hình thức tương đồng

Ví dụ:

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Trong câu thơ này, hình ảnh ẩn dụ bông hoa lựu đã được so sánh như các đốm lửa. Cả hai sự vật này có điểm tương đồng chính là màu đỏ.

Biện pháp tu từ ẩn dụ với cách thức  tương đồng

Ví dụ: 

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Trong câu tục ngữ này hình ảnh ẩn dụ “ăn quả” và “trồng cây” được sử dụng nhằm biểu thị ý nghĩa: khi chúng ta được hưởng thụ bất kỳ điều gì phải nhớ đến những người đã giúp ta có được thành tựu đó. Cũng giống như việc ăn quả thì phải nhớ đến những người đã gieo trồng lên cái cây đấy.

Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hình thức ẩn dụ này là việc chuyển từ cách thức chuyển từ cảm nhận bằng giác quan này sang cảm nhận bằng giác quan khác.

Ví dụ: 

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.”

Trong câu thơ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chuyển từ việc cảm nhận tiếng lá đa rơi bằng thính giác để chuyển qua cảm nhận chiếc lá đa rơi bằng thị giác.

Xem ngay: Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ đó chính là việc dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để thay cho tên gọi của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau. Hoán dụ sẽ giúp gia tăng sức gợi hình và gợi cảm cho đối tượng cần diễn đạt trong câu văn.

Phân loại hình thức hoán dụ:

  • Hoán dụ bằng cách lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể.
  • Hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi tên cho vật bị chứa đựng,
  • Hoán dụ bằng cách sử dụng dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để gọi tên cho sự vật, hiện tượng đó.
  • Hoán dụ bằng cách lấy cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng.

Ví dụ:

“Bàn tay ta làm lên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

Trong hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp hoán dụ lấy hình ảnh “đôi bàn tay” để thể hiện thay cho sức mạnh của toàn bộ con người.

Biện pháp tu từ nói quá

Biện pháp tu từ nói quá

Biện pháp tu từ nói quá chính là việc sử dụng những từ ngữ mang tính chất phóng đại về tính chất, mức độ của sự vật hoặc hiện tượng đang được miêu tả. Người ta còn gọi nói quá còn được gọi là ngoa ngữ, phóng đại, khoa trương, cường điệu,…Hình thức này thường được sử dụng phổ biến trong văn chương.

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá là dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc và tăng sức gợi cảm khi diễn đạt.

Ví dụ:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

Trong đoạn thơ này, Nguyễn Trãi đã nói quá tội ác của kẻ thù đến mức “Trúc Nam Sơn” không thể ghi được hết tội. Việc làm của chúng dơ bẩn đến mức nước của biển Đông cũng không rửa sạch mùi.

Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

Nói giảm, nói tránh chính là phép tu từ người ta dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để giảm bớt cảm giác như đau buồn, ghê sợ, thô tục hay thiếu lịch sự trong câu văn, câu thơ.

Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh đó là thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói đối với người nghe. Thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

Ví dụ:

Bác đã đi rồi sao bác ơi – Câu này cùng thông báo về việc một người đã mất thay vì sử dụng từ “chết” người ta đã dùng từ “đi” để giảm bớt tính chất đau buồn của sự việc.

Điệp từ, điệp ngữ

Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Điệp từ và điệp ngữ là cách nhắc đi, nhắc lại nhiều lần một từ hoặc một cụm từ để nhằm nhấn mạnh hoặc gợi sự liên tưởng, tạo ra nhịp điệu trong cách diễn đạt. Tác dụng của biện pháp điệp từ đó chính là tạo sự nhấn mạnh, liệt kê và khẳng định điều gì đó trong sự vật, sự việc.

Hiện nay có 3 dạng điệp ngữ thường gặp là:

  • Điệp ngắt quãng là cách lặp đi lặp lại các từ, cụm từ ngắt quãng với nhau, không có sự liên tiếp.
  • Điệp chuyển tiếp còn được gọi là điệp vòng, cách này các từ ngữ sẽ được điệp lại vòng tròn với nhau.
  • Điệp nối tiếp là cách lặp đi lặp lại các từ, cụm từ nối tiếp với nhau.

Ví dụ:

“Nó chỉ đơn giản là thông báo của chúng tôi sau đó

Có thể hoặc

Có thể hoặc

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Xem ngay: Biện pháp tu từ điệp ngữ

Biện pháp tu từ chơi chữ

Chơi chữ chính là biện pháp lợi dụng sự đặc sắc về ngữ âm và ngữ nghĩa của từ ngữ để tạo nên sắc thái hài hước, dí dỏm cho câu văn, câu thơ. Phép tu từ chơi chữ được sử dụng rất nhiều trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố…Không chỉ giới hạn trong văn chương mà còn sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

Các lối chơi chữ phổ biến thường gặp bao gồm:

– Chơi chữ dùng từ ngữ đồng âm.

– Chơi chữ dùng từ ngữ nói trại âm (gần âm)

– Chơi chữ dùng từ ngữ nói lái

–  Chơi chữ dùng cách điệp âm

Ví dụ:

“Bà già đi chợ cầu đông

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

Ở đây người ta đã chơi chữ “lợi” với 2 ý nghĩa là lợi ích và lợi là một bộ phận trên cơ thể để răng có thể bám vào. Đặt trong toàn cảnh của bài thơ, bà già muốn đi xem bói lấy chồng có tốt không. Nhưng thầy bói đã nói với ý rất trào phúng là bà già tuổi đã cao muốn đi lấy chồng thì chỉ còn có lợi chứ không còn răng nữa.

Biện pháp tu từ liệt kê

Liệt kê chính là biện pháp tu từ người ta sắp xếp và nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại vào với nhau để diễn đạt đầy đủ và sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của tư tưởng hay tình cảm của tác giả.

Ví dụ:

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!”

(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)

Trong đoạn thơ này, tác giả đã dùng biện pháp tu từ liệt kê để liệt kê ra những hình phạt tra tấn dã man mà nữ anh hùng Trần Thị Lý đã gặp phải. Việc sử dụng biện pháp liệt kê các hình phạt này càng nhấn mạnh sự kiên cường bất khuất của người chiến sĩ. Biểu dương cho tinh thần thép vì độc lập tự do của dân tộc mà vượt qua cả nỗi đau đớn của bản thân.

Biện pháp tương phản

Biện pháp tu từ tương phản

Tương phản đó chính là hình thức sử dụng các từ ngữ đối lập có sự trái ngược nhau về mặt ngữ nghĩa để gia tăng hiệu quả diễn đạt. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tương phản là các cặp từ đối lập như: cao – thấp, to – nhỏ, đen – trắng…

Ví dụ:

O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Trong đoạn thơ này, chúng ta thấy sự đối lập giữa du kích bé nhỏ và thằng giặc Mỹ cao lênh khênh. O du kích tuy nhỏ bé nhưng không hề khiếp sợ tên Mỹ cao to. Với khẩu súng cầm chắc trong tay, o du kích đã làm cho tên giặc phải khiếp sợ và khúm lúm đi theo.

Biện pháp câu hỏi tu từ

Biện pháp câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là biện pháp tu từ sử dụng các câu hỏi không nhằm mục đích trả lời. Mà câu hỏi đó được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho người đọc, người nghe.

Phân loại các hình thức câu hỏi tu từ thường gặp là:

– Câu hỏi tu từ bộc lộ tình cảm của người viết.

– Câu hỏi tu từ bộc lộ sự suy tư, băn khoăn và trăn trở.

– Câu hỏi tu từ khẳng định hoặc phủ định những điều mà mình muốn nói.

Ví dụ:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)

Ở đây Hàn Mạc Tử đặt câu hỏi không nhằm mục đích hỏi ai cả. Mà đặt câu hỏi tu từ ở đây nhằm mục đích nhấn mạnh không gian tươi xanh của khu vườn nơi thôn Vĩ Dạ. Nơi đó có những hàng cây xanh mướt như ngọc mang đến cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.

Tham khảo thêm: Phép liên kết là gì?

Biện pháp tu từ dấu chấm lửng (dấu ba chấm)

Dấu chấm lửng hay dấu ba chấm được sử dụng có ý nghĩa biểu thị rằng người viết đã không thể diễn đạt được hết ý. Nó có tác dụng tạo điểm nhấn và gợi được sự lắng đọng trong cảm xúc của người nghe và người đọc.

Ví dụ:

Cuộc sống có bao nhiêu thứ cơm áo, gạo tiền…làm cho con người không còn thời gian nghỉ ngơi nữa.

Dấu chấm lửng ở đây biểu thị có quá nhiều thứ trong cuộc sống tạo thành gánh nặng cho con người. Khiến cho nhiều người không còn thời gian để có thể nghỉ ngơi.

Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã giới thiệu 12 biện pháp tu từ và các ví dụ phân tích cụ thể cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp các bạn biết cách nhận biết các phép tu từ trong câu văn, câu thơ tốt hơn.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here