$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Tổng hợp những bài ca dao cho trẻ mầm non hay nhất

More articles

Dạy trẻ mầm non học ca dao, tục ngữ sẽ giúp cho bé phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú. Những bài ca dao với vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc sẽ giúp con tiếp thu nhanh mà còn nhớ rất lâu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những bài ca dao cho trẻ mầm non hay nhất dưới đây nhé!

Ca dao, tục ngữ có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Những bài ca dao cho trẻ mầm non hay mang đến cho các bé thế giới quan vô cùng phong phú. Chính vì thế, ba mẹ đừng nên bỏ qua việc dạy bé các bài ca dao tục ngữ ngay từ khi còn nhỏ nhé!

Tại sao nên dạy ca dao cho trẻ mầm non?

Tại sao nên dạy ca dao tục ngữ cho bé?

Ca dao thực chất là những bài thơ ca được lưu truyền trong dân gian bằng cách truyền miệng. Thể thơ phổ biến của ca dao là thơ lục bát nên rất dễ thuộc và dễ nhớ.

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, đúc kết một cách súc tích. Những câu nói này thường có có nhịp điệu nên rất dễ nhớ nhằm diễn đạt trọn vẹn kinh nghiệm và tri thức của dân gian.
Việc dạy ca dao tục ngữ cho trẻ mầm non sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển của bé. Cụ thể như sau:

  • Học ca dao, tục ngữ sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhờ những vần điệu nhịp nhàng, dễ nhớ sẽ giúp cho trẻ mầm non học phát âm và phát triển từ vựng dễ dàng.
  • Các bài ca dao, tục ngữ cũng góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ em rất hiệu quả. Ông cha ta đã biết lồng ghép các thông điệp có ý nghĩa giáo dục và giá trị nhân văn rất cao vào trong các bài ca dao như: dạy trẻ biết vâng lời ba mẹ, yêu thương anh em trong nhà, biết quan tâm và chia sẻ với người xung quanh…
  • Thông qua các bài ca dao thế giới quan của trẻ sẽ được phát triển một cách phong phú hơn. Bé sẽ có nhu cầu quan sát, tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình.

Tham khảo thêm: Ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo

Tổng hợp những bài ca dao cho trẻ mầm non hay

Tổng hợp những bài ca dao cho trẻ mầm non hay

Như vậy việc dạy ca dao tục ngữ cho trẻ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Nên ba mẹ có thể tham khảo và dạy những bài ca dao cho bé sau đây:

Bài ca dao giáo dục về tình cảm anh em trong gia đình

Bài 1:

Anh em như thể tay chân.

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài ca dao này đã so sánh tình cảm anh em trong gia đình có quan hệ mật thiết như các bộ phận trong cơ thể. Cả “tay” và “chân” đều là những bộ phận quan trọng trong cơ thể mà con người không thể thiếu được. Trong cuộc sống cần phải biết hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Bài 2:

Anh em nào phải người xa.

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân.

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Bài ca dao này có mục đích giáo dục chị em trong nhà là những người cùng chung huyết thống. Anh em phải yêu thương và giúp đỡ nhau như vậy mới gia đình mới có thể hòa thuận vui vầy được.

Bài ca dao giáo dục tình cảm của con cái với cha mẹ

Bài ca dao giáo dục tình cảm của con cái với cha mẹ

Bài 1:

Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha.

Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con.

Bài ca dao này giúp giáo dục cho chúng ta biết rằng công lao của cha mẹ là rất lớn. Công cha được ví cao như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn mãi dạt dào. Vì tình cảm và ơn nghĩa sâu nặng của cha mẹ nên con cái cần phải biết hiếu kính với cha mẹ mới trọn đạo làm con.

Bài 2:

Đố ai đếm được vì sao.

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Đói lòng ăn hột chà là.

Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng.

Bài ca dao này nói lên lòng hiếu thuận của người con đối với mẹ già. Vì công lao to lớn của người mẹ dành cho con mà người con đã nhường mẹ ăn cơm. Đây là việc làm tốt mà mỗi người con nên học theo.

Ca dao cho trẻ mầm non

Xem thêm: Các bài ca dao tục ngữ về thầy cô

Bài ca dao về chủ đề học tập

Bài 1:

Muốn sang thì bắc cầu kiều.

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Bài ca dao này muốn dạy các chúng ta muốn sang sông phải bắc cầu để đi. Muốn con nên người cần phải “yêu quý, kính trọng thầy”.

Bài 2:

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài.

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

Bài ca dao này muốn nhắc nhở chúng ta muốn học hành thành tài cần sự chăm chỉ cần cụ và mài giũa. Nếu không chịu rèn luyện tu dưỡng thì cũng không thể trở thành người giỏi được.

Bài ca dao về chủ đề các con vật xung quanh

Bài 1:

Rì rà rì rà

Đội nhà đi chơi.

Gặp khi tối trời.

Úp nhà lên ngủ.

Khi mặt trời lú.

Lại thò đầu ra.

Rì rà rì rà.

Bài ca dao này mô tả về hình dáng và tập tính sinh học của loài rùa. Với những hình ảnh trực quan sinh động, bài ca cao đã miêu tả chi tiết hình dáng chú rùa cho các bé hình dung. Chú rùa có chiếc mai trên lưng trông như một ngôi nhà di động.

Bài 2:

Con gà cục tác cục te.

Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông.

Má gà thì đỏ hồng hồng.

Cái mỏ thì nhọn cái mồng thì tươi.

Cái chân hay đạp, hay bươi.

Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay.

Bài ca dao này miêu tả chi tiết hình ảnh con gà cho các bé. Con gà có tiếng kêu cục tác cục te. Gà hay đỗ ở đầu hè và chạy rông rông xung quanh vườn. Gà có mỏ nhọn màu vàng và phần mào gà màu đỏ rực. Các chú gà hay dùng chân để bới đất kiếm ăn. Cánh gà khi vỗ sẽ tạo ra những luồng gió mạnh.

Bài ca dao về các địa danh nổi tiếng trong nước ta

Bài 1:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ.

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa sờn.

Hỏi ai gây dựng lên non nước này.

Bài ca dao này giới thiệu về các di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Nơi đó có cây cầu Thê Húc màu đỏ bắc ngang qua chùa Ngọc Sơn cổ kính. Trên bờ hồ còn có Đài Nghiên và Tháp Bút chính là biểu tượng của mảnh đất kinh kỳ hiếu học.

Bài 2:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa.

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên xứ Lạng cùng anh.

Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Tay cầm bầu rượu nắm nem.

Mải vui quên hết lời em dặn dò.

Bài ca dao này đã giới thiệu các địa danh nổi tiếng của xứ Lạng – Lạng Sơn. Đó là tượng đá nàng Tô Thị. Quần thể kiến trúc chùa Tam Thanh cổ kính. Ở Lạng Sơn cũng có đặc sản nổi tiếng là rượu Mẫu Sơn hương vị đậm đà.

Ca dao tục ngữ về tâm lý trẻ mầm non:

Ca dao tục ngữ về tâm lý trẻ mầm non

Tục ngữ:

  1. Trẻ lên ba cả nhà học nói
  2. Yêu trẻ, trẻ đến nhà. Kính già, già để tuổi cho. 
  3. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò chạy đi. 

Ca dao: 

1. Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi.
Học hành cách vật chí tri,
Văn chương, chữ nghĩa nghĩ gì cũng thông.

2. Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. 

3. Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha áo mẹ chữ thầy,
Lo sao cho bõ những ngày ước ao.

Ca dao tục ngữ về chủ đề thế giới xung quanh

Ca dao tục ngữ về chủ đề thế giới xung quanh

1. Con bò ngủ gốc cây đa
Trời mưa mát mẻ bò ta ca cười
Con chim bay ở trên trời
Trời mưa ướt cánh chim rơi xuống hồ
Cái bánh nằm ở trong lò
Trời mưa tắt lửa vừa lo vừa buồn

2. Con gà cục tác cục te
Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông
Má gà thì đỏ hồng hồng
Cái mỏ thì nhọn cái mồng thì tươi
Cái chân hay đạp, hay bươi
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay

3. Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Gặp đi tối trời
Úp nhà lên ngủ
Khi mặt trời lú
Lại thò đầu ra
Rì rà rì rà

4. Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu “Ộp ộp”
Ếch kêu “Ặp ặp”
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu “Ộp ộp”
Ếch kêu “Ặp ặp”.

5. Trồng đậu, trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt.

6. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

7. Trời đã sẩm tối rồi, gà còn đi bới điểm trời sắp mưa.

8. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

9. Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa.

10. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

Ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình:

Ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

1. Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

2. Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng.

3. Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.

4. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con.

5. Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

6. Con người có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.

7. Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu.

8. Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.

9. Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

10. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Ca dao tục ngữ về chủ đề học tập:

Ca dao tục ngữ về chủ đề học tập

1. Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.

2. Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.

3. Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.

4. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. 

5. Làm người mà được khôn ngoan

Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay

Nghề gì đã có trong tay

Mai sau rồi cũng có ngày ích to.

6. Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

7.Có công mài sắc, có ngày nên kim. 

8. Ầu ơ Bồng bống bông bông
Lớn lên con phải cố học hành
Học là học đạo làm người,
Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê.

9. Học trò đèn sách hôm mai
Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào
Làm nên quan thấp, quan cao
Làm nên vọng tía võng đào nghênh ngang.

10. Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.
Làm trai cố chí học hành
Lập nên công nghiệp để dành mai sau.

11. Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.

12. Khuyên ai đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là mát mặt sau là vinh thân.

13. Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho “cách vật trí tri”
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

14. Rừng thư biển thánh khôn dò
Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra
Sẵn sàng áo mẹ cơm cha
Có văn, có sách mới ra con người.

15. Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.

Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã liệt kê và giới thiệu cho các bạn một số bài ca dao cho trẻ mầm non hay nhất được lưu truyền đến ngày nay. Việc dạy cho các bé mầm non ca dao tục ngữ không chỉ giúp các bé làm quen với kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ của ông cha. Mà còn giúp các con nhận thức được các sự vật xung quanh đời sống, học được cách ứng xử giữa các mối quan hệ trong cuộc sống tốt hơn. Hy vọng thông qua những câu ca dao, tục ngữ trên đây sẽ cho ba mẹ có thêm cái nhìn tổng quan để giáo dục con trẻ tốt hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest