Tôn sư trọng đạo là gì? Các câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo

Date:

Tôn sư trọng đạo là gì? Hay thế nào là tôn sư trọng đạo? Sẽ được chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây và Chúng tôi sẽ gửi thêm đến bạn các câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo, mời các bạn tham khảo.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống mang giá trị nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã được ông cha ta xây dựng và bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Hãy cùng Tạp chí giáo dục khám phá thêm về các câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo trong bài viết dưới đây nhé!

Trải qua thời gian dù xã hội có phát triển và thay đổi đến đâu thì truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn là một nét đẹp văn hóa đáng quý của người Việt Nam. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo nhé!

Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn Sư Trọng Đạo là một truyền thống văn hóa mang giá trị nhân văn cao cả của người Việt Nam. Truyền thống này được bắt nguồn từ hệ tư tưởng Nho Giáo của Trung Hoa. Tư tưởng này đề cao sự học và vai trò của người thầy trong xã hội. Người thầy chính là đại diện cho những gì tôn kính nhất. Tình cảm giữa thầy và trò là tình cảm rất thiêng liêng. Người thầy có thể được ví như người cha, người mẹ thứ hai. Tuy không sinh ra ta nhưng lại là người dạy dỗ ta lên người. Trong xã hội, vị trí của người thầy rất được trân trọng.

Biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo không có gì quá “đao to búa lớn” mà nó thể hiện ở những điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể:

Xem thêm: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất vềý nghĩa của tôn sư trọng đạo đó chính là sự kính mến của học trò đối với những người thầy, người cô của mình. Học sinh ở trên lớp cần luôn lễ phép, vâng lời thầy cô.

Cả xã hội tôn quý và kính trọng thầy cô

Tôn sư trọng đạo trong Nho giáo xưa bị chi phối bởi những khuôn phép. Và cần phải đảm bảo việc phân định thầy ra thầy và trò ra trò. Người thầy sẽ được coi như một tấm gương sáng để cho các em học sinh tuân theo. Người thầy chính là “khuôn vàng thước ngọc”. Trong xã hội vị trí của người thầy rất cao, người ta thường nói: “Vua – Sư – Phụ”. Như vậy, vị trí của thầy giáo chỉ xếp sau Vua.

Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy dỗ mình chính là cách chúng ta răn dạy thế hệ tương lai tôn trọng tri thức. Coi sự học chính là cánh cửa mở đến tương lai tốt đẹp sau này. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển như nước ta. Sự học chính là con đường ngắn nhất để đưa nước ta sánh ngang được với các cường quốc trên năm châu.

Giải thích câu tục ngữ tôn sư trọng đạo:

Giải thích câu tục ngữ tôn sư trọng đạo
Giải thích câu tục ngữ tôn sư trọng đạo

Để giải thích câu tục ngữ tôn sư trọng đạo, chúng ta phân tích ra làm 2 nội dung chính bao gồm:

Tôn sư chính là đề cao vị trí của người thầy. Trong quan niệm truyền thống của người xưa, nó thể hiện sự tôn kính trước học vấn và sự đức độ của người thầy. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay “Tôn sư” không có nghĩa là thầy luôn đúng. Điều này còn phụ thuộc vào đạo đức và tính cách của người thầy.

Trọng đạo đó chính là việc đề cao việc học, xem việc học là rất quan trọng, coi trọng kiến thức. Trọng đạo còn có nghĩa khác đó là trọng chân lý. Xét trong tình huống giáo dục thì chân lý ở đây chính là những kiến thức mà thầy đưa ra. Tuy nhiên, không phải lời thầy nói lúc nào cũng là chân lý. Mà chân lý có thể do học trò đúc kết và tích lũy được. Học trò có quyền phản biện lại thầy giáo, tranh luận với thầy về các kiến thức mà không làm mất đi sự tôn trọng.

Như vậy, ta thấy “tôn sư” và “trọng đạo” không hề tách rời nhau mà luôn ở trong cùng một phạm trù. Và cho đến hiện nay dù xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, vai trò của người thầy vẫn là không thể thay thế được.

Tham khảo thêm: Những lời tri ân thầy cô hay nhất

Các câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo:

Các câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo 

Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam đã có từ bao đời nay. Để răn dạy con cháu luôn nhớ đến truyền thống này. Ông cha ta đã truyền lại rất nhiều câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo. Dưới đây là một bài ca dao tiêu biểu cho các bạn tham khảo:

Bài 1:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Bài 2:

Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai.

Bài 3:

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.

Bài 4:

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

Bài 5:

Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

Bài 6:

Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

Bài 7:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Bài 8:

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

Bài 9:

Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.

Bài 8:

Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.

Bài 9:

Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy.

Bài 10:

Con cóc là cậu ông trời, hễ ai đánh nó là trời đánh cho
Con cóc là cậu thầy nho, hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền.

Một số câu tục ngữ về tôn sư trọng đạo hay

  1. Tiên học lễ, hậu học văn.
  2. Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.
  3. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  4. Không thầy đố mày làm nên.
  5. Học thầy không tày học bạn.
  6. Một kho vàng không bằng một nang chữ.
  7. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
  8. Người không học như ngọc không mài.
  9. Một gánh sách không bằng một thầy giỏi.
  10. Trọng thầy mới được làm thầy.

Bài viết liên quan: Các câu ca dao tục ngữ về thầy cô

Tạm kết:

Hy vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về truyền thống Tôn sư trọng đạo là gì? Và biết thêm các câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo hay trong kho tàng của Văn học Việt Nam.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here