$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Các chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay

More articles

Ngành giáo dục Việt Nam vừa trải qua 2 năm khó khăn do đại dịch. Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Bộ GD&ĐT đã linh hoạt và chủ động đưa ra nhiều chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế. Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi cập nhật các chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay nhé!

Chủ động và linh hoạt trong hoạt động dạy – học chính là những điểm sáng nhất đối với giáo dục Việt Nam sau 2 năm đại dịch. Hãy cùng Tạp Chí Giáo Dục điểm lại những chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay nhé!

Các chính sách giáo dục của việt nam hiện nay

Các chính sách giáo dục của việt nam hiện nay

Tinh giản chương trình dạy và học trực tuyến

Trong các chính sách giáo dục và đào tạo hiện nay của Việt Nam, tinh giản chương trình dạy và học trực tuyến được xem là rất nổi bật. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn  số 3280/BGDĐT-GDTH ngày 27/8/2020. Công văn có nội dung tinh giảm tải chương trình học kỳ II năm 2019 – 2020 và tiếp sau đó là tinh giản chương trình năm học 2020 – 2021. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc giảm nội dung chương trình là rất cần thiết. Những nội dung không thật sự cần thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Việc tinh giản chương trình học sẽ giúp giảm tải áp lực về kiến thức nặng nề lên giáo viên và học sinh cũng như hạn chế được tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Luật giáo dục Việt Nam được thông qua

Luật Giáo dục Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ 01/7/2020. Theo Luật sửa đổi đã có một nội dung quan trọng đó là quy định về tiêu chuẩn trình độ giáo viên. Theo Điều 72 trong Luật Giáo dục 2019 thì trình độ chuẩn giáo viên được quy định như sau:

  • Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
  • Giáo viên phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trong các trường hợp môn học chưa đủ với bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Để tạo điều kiện cho các giáo viên chưa có trình độ đạt chuẩn theo quy định nhà nước đã đề ra lộ trình giúp nâng chuẩn trình độ giáo viên từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 (căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP). Theo đó có quy định 4 trường hợp giáo viên không cần nâng chuẩn trình độ:

  • Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng nhưng còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020;
  • Giáo viên tiểu học đã có bằng cao đẳng và còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020;
  • Giáo viên tiểu học đã có bằng trình độ trung cấp nhưng còn ít hơn 08 năm công tác tính từ 01/7/2020;
  • Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân nhưng còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020.

Cùng với việc nâng cao trình độ thì các giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông nếu có cùng chuẩn trình độ đào tạo sẽ được hưởng cùng mức lương khởi điểm, đây là điều đáng hoan nghênh. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng  không còn duy trì chính sách “biên chế” khi tuyển dụng mới. Tất cả các giáo viên khi ký hợp đồng làm việc  mới sẽ được ký hợp đồng có thời hạn hay hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn cũng giống như “biên chế”.

Ban hành Điều lệ trường THCS và THPT

Bộ GD&ĐT đã ban hành thêm Điều lệ trường THCS và THPT tại Thông tư 32 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/11/2020. Trong Thông tư này cũng cập nhật nhiều nội dung mới đáng chú ý liên quan đến học sinh, giáo viên. Cụ thể như:

Không cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ.

Không cấm giáo viên dùng điện thoại trong giờ.

Học sinh không được phép lưu ban quá 3 lần trong một cấp học. …

Học sinh cũng không còn bị cảnh cáo ghi học bạ.

Và bắt đầu từ ngày 20/10/2020, Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT cũng đã ban hành Điều lệ trường Tiểu học đã chính thức có hiệu lực: Việc phê bình học sinh trước lớp là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu như điều lệ của trường tiểu học trước đây chỉ quy định sơ sài về hình thức kỷ luật nếu học sinh khi vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện. Các hình thức kỷ luật đã được quy định cụ thể hơn tại khoản 3 Điều 38 trong Điều lệ mới:

“Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Tại điểm kỷ luật mới, tuy rất nhân văn, tiến bộ tuy nhiên các trường đang khá lúng túng trong việc dùng các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, mong Bộ có hướng dẫn cụ thể hơn.”

Lớp 1 sẽ dạy và học theo chương trình giáo dục mới

Bộ GD&ĐT đã tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Việc đổi mới này được thực hiện theo hướng học sinh làm chủ kiến thức, tăng thực hành, trải nghiệm, hạn chế kiến thức hàn lâm, tránh dạy thêm học thêm quá tải…

Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021, Bộ GD&ĐT đã cho lớp 1 học  theo chương trình mới. Và việc đổi mới sẽ được triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở các năm tiếp theo. Điều này đã thể hiện sự cố gắng, quyết tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình trên.

Ban hành quy định mới về tuyển dụng giáo viên

Quy định mới về tuyển dụng giáo viên đã được ban hành theo Nghị định 115/2020/NĐCP. Trong Nghị định về việc sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực từ ngày 29/9/2020. Nội dung chính có rất nhiều điểm mới về quy trình tuyển dụng, hợp đồng làm việc hay trình tự thủ tục miễn nhiệm,…

Một trong những điểm mới đáng chú ý là nhân viên tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp nghĩa là tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2020. Nhân viên trong các trường hợp sau sẽ được hưởng chính sách này: Người làm việc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn…

Sinh viên Sư phạm sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng

Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Theo đó, mức hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho  sinh viên sư phạm được quy định như sau:

Sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi sinh viên theo học.

Sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường.

Thời gian hỗ trợ và số tiền đóng học phí cũng như chi phí sinh hoạt sẽ được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định. Lưu ý: Không quá 10 tháng/năm học.

Trong trường hợp, cơ sở đào tạo tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ thì có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng số kinh phí được hỗ trợ của cả khóa học theo hình thức tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Nghị định 116/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 và bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.

Thực hiện khám sức khỏe cho sinh viên ít nhất 1 năm/1 lần

Theo Thông tư số 33/2021/TT-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới nhất đã quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có hiệu lực từ ngày 15/2/2022.

Thông tư này quy định việc tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên  khi mới nhập học và định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần trong mỗi năm học. Khi thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học. Nếu phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để cần phải dự phòng điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

Ngoài khám sức khỏe định kỳ, các cơ sở giáo dục còn phải triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. Hỗ trợ tư vấn cho sinh viên về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, phát triển cả thể chất và tinh thần với các hoạt động thể lực. Hướng dẫn sinh viên các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn và thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

Tăng mức hỗ trợ vay vốn cho học sinh, sinh viên từ 19/5/2022

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 05/2022/QĐ-TT sửa đổi và bổ sung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, hỗ trợ tăng mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng từ ngày 19/5/2022.Hiện nay, mức vay vốn tối đa đối với học sinh, sinh viên đang là 2,5 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Quyết định 05/2022/QĐ-TTg còn sửa đổi thêm mục đối tượng cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên phải là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng sau đây: Hộ nghèo,  Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; (Quy định mới); Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật. (Quy định mới). Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực từ ngày 19/5/2022.

Tạm kết:

Trên đây là Tạp Chí Giáo Dục đã gửi đến bạn các chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay. Qua những thông tin trên nếu bạn có thắc mắc gì hay  vấn đề gì  không hiểu khi đọc bài viết này, thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất.

Bài viết liên quan:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest