Chỉnh sửa ngày khi đăng

Tham khảo các chủ đề STEM tiểu học hay

Date:

STEM là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại nhất hiện nay được ứng dụng trong chương trình tiểu học. Phương pháp giáo dục này có sự kết hợp giữa thực hành và lý thuyết với mục đích rèn luyện các kỹ năng toàn diện cho học sinh. Vậy các chủ đề STEM tiểu học được vận dụng như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích về chủ đề STEM ở tiểu học hay nhé!

Khác với giáo dục truyền thống nặng về lý thuyết và học thuật, các chủ đề STEM tiểu học gắn liền với đời sống hàng ngày. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, giáo viên cần thiết kế chủ đề STEM phù hợp với nhận thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tham khảo chi tiết về các chủ đề STEM cho học sinh tiểu học:

Chủ đề STEM là gì?

Chủ đề STEM là gì?

Chủ đề STEM hay chủ đề dạy học theo phương pháp STEM. Các chủ đề dạy học này được thiết kế dựa trên các vấn đề thực tiễn và kết hợp với các kiến thức kỹ năng của các môn học trong chương trình phổ thông. Dạy học với chủ đề STEM sẽ được tổ chức học lý thuyết kết hợp với quá trình thực hành bằng những giáo cụ đơn giản, gọn nhẹ.

Mục tiêu của giáo dục STEM chính là hướng tới sự tác động với người học biết vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm đáp ứng được các mục tiêu phát triển nhận thức và kỹ năng. Chính vì thế khi thiết kế chủ đề STEM, các chủ đề trong hoạt động dạy và học cần đảm bảo các tiêu chí như:

  • Giải quyết được vấn đề thực tiễn.
  • Chứa kiến thức trong chủ đề thuộc lĩnh vực STEM.
  • Định hướng được hoạt động – thực hành của người học.
  • Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

Các chủ đề STEM sẽ được tổ chức giảng dạy bằng cách lồng ghép trong một tiết học chính khóa hay có thể lồng ghép khéo léo trong các tiết học ngoại khóa. Chủ đề STEM được hình thành và xây dựng dựa theo chương trình cũng như kế hoạch dạy học của nhà trường.

Xem ngay: Phương pháp giáo dục STEM

Làm thế nào để thiết kế được bài giảng theo hướng STEM phù hợp

Một bài giảng STEM tiêu chuẩn sẽ phải có đủ 3 hoạt động thực tế dưới đây:

Hoạt động tìm hiểu thực tiễn

Trong các bài giảng STEM, học sinh cần phải được đặt trước các nhiệm vụ thực tiễn như: giải quyết tình huống hay cải thiện một ứng dụng kĩ thuật nào đó. Khi các bạn thực hiện nhiệm vụ này thì học sinh phải ứng dụng các kiến thức đã học được trong bài giảng và xác định được vnas đề cần giải quyết.

Hoạt động nghiên cứu các kiến thức nền

Hoạt động nghiên cứu các kiến thức nền

Từ những câu hỏi được đặt ra trong bài giảng, học sinh sẽ được yêu cầu và hướng dẫn học hỏi tìm ra những kỹ năng để có thể trả lời hay giải quyết vấn đề được đặt ra. Hoạt động này sẽ bao gồm việc: nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tiễn các thí nghiệm, thực hành giải quyết tình huống có liên quan…

Hoạt động giải quyết vấn đề

Về bản chất hoạt động giải quyết vấn đề trong STEM bao gồm: hoạt động sáng tạo khoa học và hoạt động sáng tạo kỹ thuật. Cụ thể như sau:

  • Đối với hoạt động sáng tạo khoa học: Các kết quả nghiên cứu sẽ là những đề xuất mang tính lý thuyết được rút ra từ các số liệu đã thu được trong thí nghiệm kiểm chứng các giả thuyết khoa học.
  • Đối với hoạt động sáng tạo kỹ thuật: Kết quả của việc nghiên cứu đó chính là tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng để có thể tạo ra các dụng cụ, thiết bị mới hay một giải pháp kỹ thuật mới…

Các chủ đề STEM tiểu học hay nhất:

Trên thực tế, các giáo viên có thể sử dụng rất nhiều chủ đề khác nhau để dạy cho học sinh tiểu học. Dưới đây là một số chuyên đề stem ở tiểu học hay cho các bạn tham khảo:

Chủ đề STEM về thực vật (Plant)

Thực vật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ sinh thái của Trái Đất. Việc lựa chọn chủ đề thực vật là các giáo viên đã giúp truyền cho các em học sinh lòng yêu thiên nhiên, cây cỏ từ nhỏ. Một số hoạt động thú vị trong chủ đề STEM Plant cho các bạn tham khảo:

  • Tiến hành thí nghiệm hoa đổi màu
  • Quan sát sự phát triển của thực vật qua hoạt động trồng hoa.
  • Thí nghiệm xem sự nảy mầm của hạt giống.
  • Thí nghiệm xem cây thở như thế nào.

Chủ đề STEM lực đòn bẩy:

Chủ đề STEM lực đòn bẩy

Các chủ đề STEM tiểu học

Lực đòn bẩy là một trong những kiến thức quan trọng trong vật lý. Nhưng nếu giáo viên chỉ giảng giải lý thuyết và yêu cầu học sinh chép bài thì bài học này quá khô khan. Nên giáo viên có thể dạy học sinh tìm hiểu về lực đòn bẩy thông qua các ví dụ trực quan như:

Các bạn có thể cho các bé làm một phiên bản bập bênh thu bằng cách sử dụng bút chì và thước kẻ: Đầu tiên bạn hãy đặt một chiếc bút chì trên bàn và đặt một cây thước lên trên. Sau đó, bạn đặt một vật nặng giống như hộp bút chì hoặc quyển sách, hộp màu,… lên một đầu của thước và cho các bé quan sát.

Chủ đề STEM âm thanh và sóng âm:

Âm thanh cũng là một trong những dạng năng lượng tích cực trong đời sống con người. Nhưng để học sinh hiểu và hình dung được tác dụng của âm thanh. Các bạn hãy cho bé cảm nhận về sự rung chuyển của âm thanh bằng các trò chơi đơn giản như: Chuẩn bị 2 chiếc cốc hoặc bát nhựa, 1 sợi cao su vừa vặn quấn quanh cốc hoặc bát, màng nhựa, bột màu hoặc muối, đĩa hoặc khay lớn.

Cách thực hiện:

  • Các bạn căng một miếng màng bọc thực phẩm qua miệng bát hay cốc nhựa đã chuẩn bị và dùng dây thun cố định vào.
  •  Điều chỉnh sao cho màng bọc thật chặt và phẳng nhất có thể.
  • Rải muối hoặc bột màu lên trên màng bọc.

Yêu cầu bé đặt môi vào gần miệng bát và hát ngâm nga thật to rồi quán sát các hiện tượng xảy ra. Hạt muối trên màng bọc sẽ chuyển động theo nhịp của bài hát.

Chủ đề STEM máy phát điện gió:

Chủ đề STEM máy phát điện gió

Với chủ đề này, học sinh sẽ được tìm hiểu cách gió tạo ra điện như thế nào. Và điều khiển điện áp đầu ra của máy điện gió sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tham khảo thêm: Giáo dục STEM ở tiểu học và những điều cần biết

Chủ đề STEM làm nguội:

Học sinh sẽ được khám phá các phương pháp làm nguội một tách trà thông thường qua đồ thị giảm nhiệt của máy từ cảm biến nhiệt độ. Từ đó, học sinh có thể tìm ra được cách làm nguội nhanh nhất. Thông qua thí nghiệm nhỏ này, học sinh sẽ học được cách làm nguội nhanh.

Chủ đề STEM ngôi nhà điện mặt trời:

Học sinh sẽ được khảo sát mối liên hệ giữa cường độ ánh sáng chiếu tới tấm pin mặt trời và hiệu điện thế được sinh ra qua tấm pin này như thế nào? Từ đó, học sinh sẽ được đề xuất giải pháp sử dụng điện năng tiết kiệm và an toàn.

Chủ đề STEM độ sáng:

Trong bài thí nghiệm này, các bạn học sinh sẽ được khám phá xem ánh sáng bao gồm các nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo. Từ đó biết độ độ sáng mạnh hay yếu của các nguồn sáng khác nhau khi cảm nhận bằng mắt thường. Các bạn có thể cho học sinh kiểm chứng cảm biến ánh sáng như thế nào?

Chủ đề STEM phản ứng hóa học:

Các bạn có thể khám phá xem sự kỳ diệu của các phản ứng hóa học bằng thí nghiệm như: Nhiệt có thể sinh ra từ các phản ứng hóa học. Học sinh có thể theo dõi sự thay đổi từ nhiệt độ trong các quá trình phản ứng hóa học của các chất như giấm hay muối mở. Quan sát phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt để rút ra kết luận.

Tạm kết:

Trên đây là một số chủ đề STEM ở tiểu học hay cho các bạn tham khảo. Các chủ đề STEM tiểu học này có thể được thay đổi cho phù hợp với từng lớp học. Hy vọng những thông tin trên đây của Tạp Chí Giáo Dục sẽ giúp cho các bạn có thêm những ý tưởng hữu ích cho những buổi học STEM hiệu quả hơn.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here