Chỉnh sửa ngày khi đăng

Các góc trong lớp học Montessori của trẻ mầm non từ 0 – 6 tuổi

Date:

Khác với các phương pháp giáo dục thông thường không yêu cầu quá cao về giáo cụ cũng như trang trí lớp học. Phương pháp giáo dục Montessori yêu cầu lớp học phải được trang trí theo tiêu chuẩn với các góc học tập riêng theo từng lĩnh vực. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Tạp Chí Giáo Dục tham khảo các góc trong lớp học Montessori của trẻ mầm non từ 0 – 6 tuổi có gì nhé!

Ba mẹ có thắc mắc các góc trong lớp học Montessori của trẻ mầm non có gì hay không? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Lớp học Montessori của trẻ mầm non từ 0 - 6 tuổi

Đặc điểm của lớp học montessori cho trẻ mầm non

Lớp học của Montessori khác biệt với lớp học thông thường ở chỗ. Đây là lớp học trộn độ tuổi. Mục đích của việc sắp xếp các lứa tuổi khác nhau vào chung một lớp học được xem là có ảnh hưởng đến sự phát triển của một đứa trẻ rất nhiều. Bé sẽ học được từ chính những mối quan hệ với bạn bè- với những người bạn hơn hoặc kém tuổi ở lớp.

Đầu tiên, các bạn nhỏ sẽ quan sát các anh chị lớn hơn trong cách hàng động và lời nói. Từ đó, các bé sẽ thực hành theo rất tốt và hiệu quả. Ngược lại đối với các bé lớn hơn, con cũng sẽ học được cách nhường nhịn, sự sẻ chia, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Thực tế, trẻ em rất thích được làm người lớn, được thử chăm sóc các em. Điều này sẽ hình thành nên rất nhiều tính cách tích cực trong xã hội và trong chính gia đình mình.

Trong lớp học montessori, trẻ sẽ được tự do lựa chọn hoạt động của mình theo từng góc học tập. Trẻ được chủ động tự đưa ra quyết định xem mình sẽ khám phá những bài học nào theo cách riêng của mình. Trẻ cũng được phép tự chọn hoạt động mình yêu thích, ưu tiên phát triển tính tập trung và cá nhân.

Trẻ sẽ học được cách tôn trọng môi trường xung quanh, sự trật tự và hài hoà.Trẻ được tự do thoải mái phát huy khả năng sáng tạo. Một điều đặc biệt nữa là các bé luôn thấy mình là một phần trong xã hội lớp học trộn độ tuổi:

  • Trong quá trình học trẻ sẽ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình làm việc với giáo cụ.
  • Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. Các bé mới chính là người quyết định hoạt động của mình.

Xem ngay: Phương pháp giáo dục Montessori

Cách thiết lập một lớp học Montessori tiêu chuẩn

Trong phương pháp Montessori, một lớp học không chỉ là một căn phòng. Mà nơi đó là điểm tựa đầu tiên để bé bắt đầu cuộc hành trình suốt đời để giúp học sinh có được các kỹ năng và phát triển tính độc lập cần thiết để thành công. Lớp học cần phải được thiết kế để mang lại cảm giác thư giãn đồng thời kích thích sự tò mò của mỗi đứa trẻ. Từ đó khơi dậy niềm yêu thích học tập suốt đời cho trẻ.

Một lớp học Montessori tiêu chuẩn sẽ được trang trí với 5 góc học tập bao gồm năm lĩnh vực cụ thể là:

  • Thực hành cuộc sống thực tế
  • Phát triển giác quan
  • Toán học
  • Ngôn ngữ
  • Văn hóa

Khi thiết kế không gian lớp học theo cách này sẽ khiến cho việc học trở nên trực quan và phù hợp với nhu cầu của trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau. Lớp học này sẽ cho phép các bé học tập và phát triển theo tốc độ của riêng mình. Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế lớp học montessori:

Trang trí các khu vực học tập được chỉ định

Trong lớp học Montessori sẽ được chia thành nhiều khu vực học tập riêng cho từng lĩnh vực như: trải nghiệm cuộc sống, giác quan, toán học, ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa. Căn phòng sẽ được chia nhỏ thành các khu vực học tập được chỉ định, trẻ em có thể trải nghiệm các lĩnh vực thực tế

Trang trí  lớp học Montessori với tường tối giản hơn

Không giống như lớp học mầm non truyền thống có nhiều đồ trang trí. Trong lớp học Montessori mọi đồ trang trí được giữ ở mức tối thiểu để duy trì một môi trường thoải mái và êm dịu. Bất kỳ món đồ trang trí nào được sử dụng trong lớp học Montessori đều mang tính thiết thực và được thiết kế đơn giản nhất có thể.

Nội thất được làm từ tự nhiên

Một trong những điểm đặc biệt nhất của lớp học Montessori đó chính là sử dụng đồ nội thất có nguồn tự nhiên. Thay vì sử dụng những chiếc bàn và ghế nhựa có màu sắc sặc sỡ như trong lớp học truyền thống. Các lớp học Montessori lại hướng đến vẻ thanh lịch với đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên.

Ánh sáng ấm áp dịu nhẹ

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng của lớp học montessori. Ánh sáng nên để mức dịu nhẹ giúp tạo cho bé một môi trường học tập thoải mái. Đồng thời, khiến cho trẻ em cảm nhận sự ấm áp như ở nhà.

Cơ cấu tổ chức của lớp học montessori

Trong lớp học Montessori mọi thứ đều được sắp xếp một cách gọn gàng. Đồ dùng được bài trí mang tính thiết thực nhằm khuyến khích việc học tập tự định hướng. Mặc dù không thể có hai lớp học Montessori nào giống nhau. Nhưng  các bạn cũng cần lưu ý nên sử dụng chung các tính năng trên để tối ưu hóa cách trẻ em tương tác với môi trường và với nhau.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Các góc trong lớp học montessori được thiết kế như thế nào?

Trong các lớp học Montessori, việc trang trí và chuẩn bị giáo cụ là phần quan trọng nhất. Các góc học tập trong lớp sẽ được chia thành nhiều mảng khác nhau giúp hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện bản thân. Dưới đây là các góc cơ bản cho các bạn tham khảo:

Góc thực hành cuộc sống trong montessori:

Thực hành cuộc sống có lẽ là lĩnh vực học tập quan trọng nhất trong phương pháp Montessori. Khu vực này không cần đầu tư nhiều vì hầu hết mọi giáo cụ cần thiết đã có sẵn rồi. Thực hành cuộc sống sẽ giúp dạy con tương tác với môi trường xung quanh và thường được chia thành 4 mục cơ bản là:

  • Học cách chăm sóc bản thân – Trẻ sẽ tự thực hiện các việc như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chuẩn bị thức ăn, và mặc quần áo…
  • Học cách chăm sóc môi trường xung quanh như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối, chăm sóc thú cưng…
  • Học cách giao tiếp xã hội là học cách cư xử và các tương tác xã hội như: văn hóa xếp hàng, tham gia giao thông công cộng, văn hóa bàn ăn…
  • Học cách chuyển động bao gồm cách đi đứng nhẹ nhàng hay di chuyển có chủ đích, cẩn thận kèm với chú ý tới môi trường xung quanh

Những bài học thực hành cuộc sống ý nghĩa này sẽ giúp dạy cho con sự độc lập, khả năng tự chủ, tự nhận thức bản thân, kỹ năng phối hợp, sự tập trung… Những kỹ năng cuộc sống này sẽ là mục tiêu học tập tuyệt vời trong Montessori tại nhà.

Góc thực hành cuộc sống trong montessori

Góc giác quan trong montessori

Góc khám phá giác quan được thiết kế rất đặc biệt giúp có thể khám phá được các giác quan của mình một cách đơn giản nhất. Những giáo cụ này sẽ giúp trẻ em phát triển khả năng thị giác, chi giác, thính giác và vị giác. Trẻ sẽ hiểu và thích nghi với môi trường bằng cách tinh chỉnh từng giác quan của bé như: nhìn (thị giác), nghe (thính giác), nếm (vị giác), chạm (xúc giác), ngửi (khứu giác), và cảm quan về không gian (vận động). Một vài giáo cụ gợi ý: các viên sỏi, tháp hồng, bộ bảng màu sắc, thang nâu và bộ hình trụ có núm…

Góc toán trong montessori:

Góc toán học trong lớp học Montessori được xem là khu vực trung tâm nhất. Bởi khu vực này mang tính học thuật cao hơn so với những góc khác. Ở góc toán mọi thứ được trang trí rất hệ thống, logic và có sự kế thừa với các bậc học tiếp theo của trẻ. Mọi giáo cụ trong khu vực này đều được thiết kế, sắp xếp theo nguyên lí đi dần từ cơ bản và cuối cùng là đạt tới chiều sâu của học thuật.

Ngay từ đầu, trẻ đã không học số một cách trực tiếp truyền thống. Trẻ sẽ cảm nhận các con “số” bằng giác quan. Chẳng hạn, trẻ sẽ được cảm nhận “số” thông qua gậy số. Các số nhỏ thì gậy ngắn còn các số lớn thì gậy dài. Trẻ sẽ không chỉ nhận biết chữ số bằng mắt. Mà thông qua giáo cụ chữ số cát, trẻ còn được cảm nhận chữ số bằng cảm giác của đầu các ngón tay.

Trong quá trình học tập và làm việc với giáo cụ sẽ giúp trẻ hiểu cách làm thế nào để tạo số lớn từ những số nhỏ, hiểu được các số liên tiếp trong phạm vi 1~10, 10 ~100, 100~1000… Và trọng tâm của góc học toán chính là các giáo cụ giúp trẻ có thể hiểu lớp số tự nhiên. Đây sẽ là nền tảng để trẻ có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia khó một cách dễ dàng. Ngoài ra, khi làm việc với các giáo cụ trong góc toán, trẻ còn có thể phát triển khả năng tư duy và phản biện. Trẻ sẽ hiểu rõ một quá trình thông qua việc lặp đi lặp lại một công việc mà trẻ thấy hứng thú, muốn tìm tòi.

Góc ngôn ngữ trong montessori

Ngôn ngữ được xem là hiện diện ở tất cả các góc của lớp học Montessori. Ví dụ như trong sinh hoạt thông qua việc yêu cầu cầm muỗng,  cầm bút chì hay những công việc như sắp xếp đồ chơi, đổ nước… Khi vừa làm các cô vừa hướng dẫn sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ.

Hay ở góc khám phá giác quan, trên mỗi giáo cụ đều có các thẻ tên tương ứng giúp trẻ biết tên gọi từng giáo cụ từ đó giúp trẻ phát triển vốn từ. Cũng trong góc này trẻ còn được tiếp xúc với các từ ngữ về so sánh hơn kém, so sánh nhất như to, nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất… Những từ vựng chỉ vị giác như ngọt, đắng, chua…cũng được trẻ lĩnh hội và củng cố  rất hiệu quả. Chỉ trong một góc khám phá giác quan mà trẻ đã có rất nhiều cơ hội được sử dụng ngôn ngữ rất nhiều.

Trong góc ngôn ngữ, trẻ học sẽ có cơ hội tiếp thu vốn từ vựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàng ngày, các bé sẽ được nghe, đọc sách , nghe truyện và hoc hát. Học cách đọc âm vị của chữ cái thông qua phương pháp ngữ âm một cách tự nhiên. Các bé sẽ học ngôn ngữ bắt đầu đánh vần được những từ cơ bản. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp.

Góc phát triển văn hóa

Góc phát triển văn hóa giúp cho các em tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Trong góc học tập này được trang trí bao gồm các giáo cụ liên quan đến các lĩnh vực như: vật lý, địa lý, hóa học, thực vật học, động vật học, lịch sử, nghệ thuật, và âm nhạc..Mỗi một lĩnh vực trẻ sẽ được làm quen với những giáo cụ/ đồ chơi có núm hình động vật, thực vật hoặc bản đồ.

Tạm kết:

Như vậy trong lớp học Montessori có nhiều giáo cụ khác nhau như: bàn, ghế, thìa, đũa,…Những đồ vật này là đồ vật thật và được thiết kế phù hợp với kích thước trẻ em. Thông qua các góc trong lớp học Montessori, trẻ sẽ được học và  trải nghiệm thực tế hiệu quả. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng tự lập và biết bảo vệ bản thân.

Bài viết liên quan:

Bộ thẻ Glenn Doman chuẩn

Các phương pháp giáo dục mầm non tốt nhất hiện nay

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here