Các phương pháp giáo dục mầm non tốt nhất hiện nay gồm các phương pháp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây đây nhé. Mời các bạn tham khảo!
Từ 0 – 6 tuổi được xem là “thời điểm vàng” trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở độ tuổi này trẻ em như một tờ giấy trắng đang tập làm quen với thế giới xung quanh. Nên các bé rất yêu thích khám phá và tiếp thu học hỏi rất nhanh. Chính vì vậy, nếu tìm được phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Tạp Chí Giáo Dục tham khảo các phương pháp giáo dục mầm non cho trẻ tốt nhất hiện nay đang được áp dụng nhé!
Hiện nay, các phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non rất đa dạng. Mỗi một phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng. Vậy làm thế nào để ba mẹ có thể lựa chọn con một phương pháp giáo dục phù hợp? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé:
Các phương pháp giáo dục mầm non
Phương pháp giáo dục Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục được phát triển bởi Tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dụ nổi tiếng người Ý Maria Montessori (1870-1952). Montessori chính là tâm huyết cả đời nghiên cứu của bà. Phương pháp giáo dục này lấy trẻ làm trung tâm của việc học. Trẻ sẽ được học những gì mình thích và mình muốn, học theo năng lực không bị gò ép theo một khuôn mẫu nào cả. Trẻ sẽ được khuyến khích chủ động học và khám phá môi trường xung quanh. Nó mang đến cho trẻ em cơ hội để thể hiện năng lực, trí tuệ và óc sáng tạo của bản thân.
Trong phương pháp giáo dục Montessori, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều môn học như: Toán học, Ngôn ngữ, Khoa học, Lịch sử, Địa lý…Mỗi một môn học đều được thiết kế để mang đến cho trẻ những trải nghiệm học tập thú vị và hữu ích. Mục tiêu của phương pháp giáo dục này đó chính là giúp trẻ phát triển toàn diện về các giác quan, tư duy tự chủ cũng như tăng cường sự phát triển kỹ năng tự lập và sáng tạo.
Xem ngay: Các góc trong lớp học Montessori
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non được phát triển bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi của Ý. Phương pháp này đã được phát triển từ Thế chiến thứ 2 tại thành phố Reggio Emilia. Cũng giống như Montessori, phương pháp Reggio Emilia đã trao quyền tự chủ cho trẻ. Các bé được khuyến khích tự giác tham gia vào các hoạt động học tập hay khám phá thế giới xung quanh. Giáo viên lúc này chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn và làm việc cùng trẻ. Mỗi một bài học, bài giảng đều được chuẩn bị kỹ lượng và lặp đi lặp lại nhiều lần để các bé chủ động ghi nhớ.
Phương pháp giáo dục Steiner
Steiner là phương pháp giáo dục mầm non do Waldorf Do Rudolph Steiner – nhà giáo dục, triết gia lỗi lạc người Áo phát triển. Khác với các phương pháo giáo dục truyền thống trước đây chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức. Phương pháp giáo dục Steiner đã nhấn mạnh và đặt mục tiêu quan trọng vào 3 yếu tố cơ bản của con người là: ý chí, suy nghĩ và cảm xúc.
Phương pháp giáo dục này được đánh giá là khá hiện đại giúp thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của trẻ thông qua các hoạt động: đọc, hát và vận động. Trẻ sẽ được bắt tay trực tiếp tham gia các hoạt động vui chơi, sáng tạo phù hợp với cá tính riêng của bản thân.
Phương pháp giáo dục Glenn Doman
Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non được sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman. Phương pháp giáo dục này có đặc điểm nổi bật là ba mẹ có thể dạy con ngay trực tiếp tại nhà mà không nhất thiết phải đến trường học. Theo giáo sư Glenn Doman trong khoảng thời gian từ 0 đến 6 tuổi rất quan trọng trong quá trình học tập của trẻ. Ba mẹ có thể dạy con học bằng cách sử dụng các thẻ hình ảnh rất hiệu quả. Bạn có thể dạy con học theo phương pháp Glenn Doman ngay từ khi con được 3 tháng tuổi. Qua mỗi giờ học trí não của bé sẽ được kích thích một cách hiệu quả.
Xem chi tiết về: Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Phương pháp giáo dục STEM
STEM là từ viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Art – Nghệ thuật và Math – Toán học. Phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non này đã hết sức quen thuộc với nhiều trường mầm non tại Việt Nam. Theo chia sẻ của các chuyên gia khi học STEM, trẻ sẽ có cơ hội học tập chủ yếu dựa vào các hoạt động thực hành và trải nghiệm thực hàng sáng tạo. Do đó, trẻ em sẽ không bị giới hạn bởi khả năng tư duy logic, luôn chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu suất học tập hiệu quả.
Phương pháp giáo dục HighScope
HighScope là phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non chủ động tham gia vào các chương trình học tập. Trẻ sẽ thu được các kiến thức một cách tự nhiên nhờ vào trải nghiệm của bản thân. Và nhờ có phương pháp này đã giúp trẻ phát triển ở mọi nơi, mọi lúc. Một lớp học được điều hành bằng phương pháp giáo dục HighScope sẽ có những ưu điểm như sau:
- Tăng cường được sự tương tác giữa giáo viên với các bé.
- Các hoạt động trải nghiệm cũng như học văn hóa sẽ được lên kế hoạch chi tiết từng ngày.
- Trường học lúc này có nhiệm vụ trang trí, sắp đặt sao cho mọi chi tiết hợp lý và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng là được.
Phương pháp giáo dục Shichida
Shichida là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non được phát triển từ Nhật Bản. Phương pháp này tập trung vào việc giáo dục cho trẻ trong 6 năm đầu đời cần hết sức cẩn thận. Trẻ sẽ được giáo dục để hướng đến sự phát triển toàn diện từ thể chất đến trí não. Khi trẻ em được hưởng một nền giáo dục tốt sẽ có kiến thức sâu rộng và cách xử lý các vấn đề linh hoạt. Cùng khả năng tiếp thu được lượng thông tin ngày một phức tạp.
Phương pháp giáo dục Forest School
Forest School là phương pháp giáo dục mầm non nổi tiếng đã không còn quá xa lạ tại các nước phát triển như: Mỹ và Phần Lan. Với phương pháp giáo dục này, trẻ sẽ hoàn toàn được vui chơi ngoài trời, tự do khám phá và hòa mình vào cùng thiên nhiên. Tất cả các chương trình học nằm trong phương pháp này chỉ hướng đến sự tham gia thường xuyên và dài hạn của trẻ. Khi học tập, trẻ sẽ dùng chính các nguyên liệu có từ thiên nhiên để học tập và sáng tạo. Có 2 thứ đặc biệt quan trọng mà trẻ sẽ có được sau khi học bằng phương pháp Forest School đó chính là trí tuệ minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh.
Các phương pháp giáo dục mầm non khác cha mẹ cần lưu ý:
Các phương pháp dạy học cho trẻ mầm non
Bên cạnh các phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên đây, cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số phương pháp giáo dục trẻ mầm non khác. Dưới đây là phương pháp giáo dục trẻ mầm non phù hợp với 2 cấp giáo dục nhà trẻ và giáo dục mầm non cho ba mẹ tham khảo.
Đối với giáo dục nhà trẻ
Phương pháp giáo dục bằng tình cảm: Người giáo viên cần phải có những hành động và cử chỉ chứa đựng sự yêu thương đối với trẻ. Việc này sẽ giúp tạo cho trẻ sự yên tâm, tin tưởng mà học tập và vui chơi cùng bạn.
Phương pháp dùng lời nói: Người giáo viên hãy sử dụng lời nói nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ. Đồng thời, bạn đừng quên khuyến khích trẻ mạnh dạn giao tiếp và bộc lộ cảm xúc của bản thân qua lời nói, hành động cụ thể.
Phương pháp giáo dục sử dụng hình ảnh minh họa trực quan: Việc giáo viên sử dụng các hình ảnh minh họa trực quan sẽ giúp cho các bé dễ dàng hình dung và tiếp nhận kiến thức nhanh hơn.
Phương pháp thực hành: Trong quá trình dạy và học, giáo viên đừng quên tạo điều kiện được thực hành với các đồ vật thực tế xung quanh. Việc này sẽ giúp cho bé rèn luyện được khả năng quan sát và sự nhanh nhạy trong cuộc sống.
Phương pháp dùng các trò chơi: Đối với trẻ mầm non cần được học mà chơi, chơi mà học thì bé mới có thể tiếp thu bài một cách dễ dàng. Các bạn có thể lồng các bài học kỹ năng vào các trò chơi hàng ngày và hướng dẫn trẻ làm theo rất hiệu quả.
Phương pháp luyện tập: Học phải đi đôi với thực hành. Nên đối với trẻ mầm non, các bạn cần dành thời gian kiên nhẫn dạy bé thực hành nhiều công việc. Phương pháp đánh giá và nêu gương: Để giúp cho trẻ có thể phân biệt đúng sai trong các hành động và lời nói hàng ngày. Thì các bạn cần phải có quá trình đánh giá và nêu gương. Đánh giá ở đây là đánh giá các bé đã ngoan và thực hiện đúng theo quy định chưa. Nếu bé mắc lỗi thì nghiêm khắc phê bình nhưng tuyệt đối không được nặng lời.
Tham khảo thêm: Toán tư duy cho trẻ mầm non
Đối với giáo dục mẫu giáo
Với các bé ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi, các phương pháp giáo dục cũng tương tự như với đối tượng nhà trẻ nhưng được nâng cao cấp độ hơn. Tham khảo chi tiết dưới đây:
Phương pháp giáo dục tình cảm: Đối với trẻ mẫu giáo, bé đã có nhận thức về yêu – ghét một cách rõ ràng. Nên giáo viên cần phải sử dụng tình cảm và lời nói nhẹ nhàng động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
Phương pháp giáo dục thực hành: Giáo viên sẽ sử dụng chính các học cụ và đồ chơi để hướng dẫn trẻ rèn luyện khả năng tư duy, kích thích sự sáng tạo của trẻ hiệu quả.
Phương pháp nêu tình huống: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đã có thể hiểu và nhận thức được các tình huống xung quanh. Nên các bạn có thể dùng phương pháp nêu tình huống cụ thể và hướng dẫn trẻ tìm cách giải quyết phù hợp.
Phương pháp luyện tập: Ở phương pháp này level cũng cao hơn so với bậc học nhà trẻ. Giáo viên sẽ đưa ra cho các bạn những yêu cầu cao hơn để buộc trẻ phải tham gia xử lý công việc và phát triển kỹ năng phản ứng linh hoạt.
Phương pháp giáo dục trực quan và minh họa: Muốn trẻ có thể hiểu rõ những bài học, giáo viên cần chuẩn bị các hình ảnh sinh động và trực quan để giúp cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Phương pháp dùng lời nói: Giáo viên khi muốn truyền đạt với bé các vấn đề trong bài học. Hãy sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng, khuyến khích bé bộc lộ được khả năng của bản thân thông qua các lời nói và hành động.
Tạm kết:
Các bạn có thể nhận thấy rằng các phương pháp giáo dục mầm non mà chúng tôi giới thiệu trên đây đều có những đặc điểm khác nhau. Nên để lựa chọn được phương pháp phù hợp với con, ba mẹ cần phải tìm hiểu một cách kỹ càng thông qua các trang chính thống. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được phương pháp giáo dục thích hợp nhất.
Những bài viết liên quan:
Chương trình giáo dục mầm non mới nhất