Hướng dẫn cách cầm bút viết chữ đẹp cho bé học lớp 1

Date:

Đối với các bé lớp 1, việc cầm bút đúng cách rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến nét chữ sau này của trẻ. Tuy nhiên, không phải bé nào khi đi học cũng biết cách cầm bút đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cầm bút viết chữ đẹp cho bé để ba mẹ tham khảo!

Người ta thường nói “nét chữ nét người”. Muốn con viết chữ đẹp thì các bậc phụ huynh cần phải biết dạy bé cầm bút đúng cách.

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ cầm bút đúng cách

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ cầm bút đúng cách

  • Dạy trẻ cầm bút đúng cách sẽ giúp cho bé dễ dàng viết chữ đẹp, đúng ô li và không bị nguệch ngoạc.
  • Nếu trẻ cầm bút không đúng cách không chỉ khiến bé viết chữ xấu. Mà còn ảnh hưởng đến tư thế ngồi, trẻ dễ bị cong vẹo cột sống và ảnh hưởng đến mắt.
  • Việc dạy con cầm bút đúng cách sẽ giúp cho bé rèn luyện được tính kiên trì của bản thân.

Xem thêm: Cách dạy bé viết chữ đẹp để chuẩn bị vào lớp 1

Những yếu tố cần lưu ý khi dạy trẻ cách cầm bút:

Những yếu tố cần lưu ý khi dạy trẻ cách cầm bút

Khi dạy trẻ cách cầm bút, các bạn cần phải chú ý những yếu tố sau đây:

  • Tư thế cầm bút đúng đó là cơ thể ngồi thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở viết phải đạt từ 25 – 30 cm. Cột sống phải luôn giữ ở tư thế thẳng đứng. Hai chân phải thoải mái.
  • Trẻ nên cầm bút bằng ba ngón tay là: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Trong đó hai ngón tay cái và ngón trỏ sẽ làm nhiệm vụ giữ mặt bên của bút. Và ngón tay giữa sẽ đỡ bút.
  • Khi cầm bút cần nghiêng bút khoảng 60 độ so với vai phải.
  • Lòng bàn tay và cánh tay cần tạo thành một đường thẳng.
  • Khoảng cách giữa đầu ngón tay và phần ngòi bút phải đạt 2,5cm như vậy mới có thể đưa bút một cách dễ dàng.
  • Khi viết không nên tì đè sẽ làm xấu chữ cũng như rách giấy.
  • Mép bàn tay sẽ chính là điểm tựa cho cánh tay phải khi viết.

Trong quá trình dạy trẻ cầm bút nếu thấy bé có tư thế ngồi hay cách cầm không đúng. Ba mẹ cần phải sửa đổi cho bé ngay. Tránh để cho con cầm bút sai thành thói quen xấu sẽ rất khó sửa và có thể gây hại đến sự phát triển của bé sau này.

Cần chuẩn bị những dụng cụ gì khi dạy trẻ cách cầm bút

Cần chuẩn bị những dụng cụ gì khi dạy trẻ cách cầm bút

Ngoài chú ý đến việc dạy cách cầm bút viết chữ đẹp cho bé, ba mẹ cũng nên chú ý đến việc chuẩn bị các dụng cụ cho bé cầm bút chính xác hơn:

Lựa chọn bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào Tạo cũng như Bộ Y Tế, Bộ Khoa Học và Công nghệ khuyến cáo chiều cao của bàn phải bằng 41,6% chiều cao cơ thể của trẻ. Chiều cao của ghế nên bằng 24,5% chiều cao của cơ thể. Ba mẹ cần lựa chọn cho con bộ bàn ghế có kích thước phù hợp với độ tuổi. Không nên quá cao rộng và cũng không nên quá chật sẽ khiến cho bé không thấy thoải mái.

Lựa chọn loại vở có dòng kẻ phù hợp

Lựa chọn loại vở có dòng kẻ phù hợp

Khi lựa chọn vở tập viết cho bé, ba mẹ lưu ý chọn loại có dòng kẻ ô ly rõ ràng. Ba mẹ cũng nên chú ý đến những tờ giấy có độ trắng vừa phải không làm bé lóa mắt. Bề mặt giấy phải mịn để con có thể viết chữ một cách trơn tru. Nếu trẻ đang làm quen với chữ và cần sửa chữ nhiều, ba mẹ nên chọn cho bé vở ô ly 5 ô. Còn với trẻ đã quen viết chữ có thể chuyển sang vở 4 ô chọn lọc.

Lựa chọn loại bút

Khi bé mới tập cầm bút, các bạn nên cho bé cầm bút chì 2B. Khi đã quen với việc cầm bút thì mới chuyển qua sử dụng bút máy. Các bạn nên cho bé sử dụng các loại bút có trọng lượng nhẹ để không làm bé mỏi cổ tay. Kích thước ngòi bút phù hợp sẽ là 0,5mm giúp nét viết của bé trơn mượt và đều hơn.

Việc dạy trẻ cầm bút đúng cách sẽ giúp cho bé học viết chữ nhanh hơn. Hy vọng với cách cầm bút viết chữ đẹp cho bé được Tạp Chí Giáo Dục giới thiệu trên đây sẽ hỗ trợ cho phụ huynh hiệu quả hơn.

Cách cầm bút đúng chuẩn để viết chữ đẹp 

Muốn viết được chữ đẹp thì việc đầu tiên các bạn cần dạy cho con cầm bút đúng cách. Việc cầm bút đúng cách sẽ giúp cho bé không bị mỏi tay, viết chữ đều, đẹp và nhanh hơn. Dưới đây là các bước giúp bé cầm bút đúng chuẩn:

Bước 1: Cầm bút đúng cách 

Ba mẹ cần tập cho con cầm bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Trong đó, ngón cái sẽ chịu trách nhiệm giữ bên trái thân bút. Ngón trỏ sẽ đặt ở giữa thân bút cách ngòi bút khoảng 2cm. 

Với cách cầm này, ngón cái và ngón trỏ sẽ có tác dụng điều khiển hướng đi của bút. Ngón giữ sẽ đặt ở vị trí phía bên phải để đỡ bút. Bút sẽ được đặt trong tay bé ở mức độ vừa phải không lỏng quá hay chặt quá. 

Bước 2: Cách để bút đúng hướng 

Sau khi đã cầm bút đúng cách, các bạn nên dạy bé cần giữ cổ tay cho thẳng. Hướng đặt bút sẽ theo hướng ngồi, góc bút sẽ nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy.

Bước 3: Dạy bé để vở ở vị trí phù hợp

Nếu viết chữ đứng, các bé sẽ cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu viết chữ nghiêng thì hãy cho bé đặt hơi nghiêng sang trái so với mặt bàn khoảng 15 độ. 

Bước 4: Điều khiển bút khi viết

Dùng các ngón tay và cơ cổ tay để điều khiển bút khi viết. Hướng đưa bút đúng chuẩn là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Cánh tay và cổ tay cần phối hợp nhịp nhàng với nhau để di chuyển bút theo chiều ngang.

Khi viết, các bạn nên dặn bé tránh tì đầu bút ấn mạnh vào mặt giấy. Vì điều này có thể sẽ làm cho nét bút bị ấn quá sâu gây ra hiện tượng in mực sang trang sau hoặc rách giấy. 

Bước 5: Chú ý chuyển vở theo hướng viết

Nếu bé viết chữ về bên phải, thì cần dịch vở sang bên trái. Điều này sẽ giúp bé có thể nhìn thẳng vào nét chữ và viết chữ đúng, đẹp hơn. Từ đó, bé sẽ viết được chữ đúng quy chuẩn mà không bị ảnh hưởng đến thị lực. Đốt sống cổ và cột sống của bé cũng thẳng mà không bị cong vẹo.

Tư thế ngồi viết của trẻ như thế nào đúng chuẩn?

Tư thế ngồi viết của trẻ như thế nào đúng chuẩn

Để biết được con em của mình đã ngồi đúng tư thế ngồi viết chuẩn hay chưa, bạn có thể dựa vào những thông tin sau đây:

Khoảng cách từ mắt đến vở

Điều cần chú ý đầu tiên là khoảng cách từ mắt đến vở cần phải đảm bảo. Đối với học sinh tiểu học, tư thế ngồi viết chính tả hay đọc sách tối ưu nhất khi khoảng cách này trong khoảng 20 đến 30cm. Khoảng cách này rất lý tưởng để lưng có thể thẳng, không đau mỏi khó chịu và giúp người đọc, viết nhìn rõ chữ.

Tư thế của lưng

Tư thế ngồi viết đúng là lưng luôn phải được giữ thẳng. Lúc này, xương cột sống cần vuông góc với mặt ghế ngồi thì mới có thể ngồi lâu mà không tạo ra cảm giác khó chịu hay đau mỏi. Điều này cũng là rất quan trọng giúp hạn chế được căn bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở học sinh.

Khi ngồi, bé sẽ không được ghì sát ngực vào mép bàn sẽ gây ra những tác động xấu đến cơ, xương, ảnh hưởng đến tư thế. Đầu của bé sẽ chỉ cần hơi cúi để đảm bảo khoảng cách đến vở phù hợp. 

Cách đặt tay và chân như thế nào là đúng?

Khi ngồi học, hai chân cần đặt trong trạng thái thoải mái với tư thế vuông góc với nền đất. Trong khi học không được di chuyển hay rung chân. Nếu thấy mỏi thì bạn có thể hướng dẫn con đứng lên đi lại hay massage nhẹ nhàng.

Cách đặt tay đúng là tay phải cầm bút và tay trái cần đặt trên vở để có điểm tựa chính là tư thế ngồi viết đúng chuẩn cần rèn luyện. Trong quá trình thao tác,  bé cần phải giữ vở cố định, không bị xô lệch.

Đọc thêm: [Bật mí] 4 Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái siêu nhanh

Những lưu ý khi dạy con cách cầm bút viết chữ đẹp:

Những lưu ý khi dạy con cách cầm bút viết chữ đẹp

Trong giai đoạn đầu chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Bé sẽ rất hiếu động khó có thể ngồi im tập viết được. Nên khi dạy bé viết chữ đẹp tốt nhất, bạn cần: 

  • Ba mẹ cần làm mẫu về cách cầm bút cho con: Việc làm mẫu này sẽ giúp cung cấp hình ảnh trực quan sinh động, giúp con dễ hình dung và áp dụng hơn. 
  • Ba mẹ cần bám sát con trong quá trình học cầm bút: Việc theo dõi và quan sát con cầm bút của sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai và điều chỉnh kịp thời. Tránh việc cầm bút sai trở thành thói quen, thì sau này rất khó sửa chữa.
  • Trong quá trình dạy con tập viết trách mắng, dọa hoặc đánh vào tay bé: Nếu như ba mẹ trách mắng sẽ gây áp lực cho bé. Điều này có thể khiến bé mất tập trung, sợ hãi, cảm thấy áp lực và không muốn cầm bút viết. Ba mẹ cần hướng dẫn bé thật nhẹ nhàng, tận tình, kiên nhẫn. Đồng thời, ba mẹ cần biết động viên lúc con cầm bút đúng và dành lời khen ngợi khi bé đã làm tốt. 
  • Nên tập cho bé viết theo mức độ khó tăng dần: Đầu tiên, các bạn phải cho bé tập viết các nét cơ bản. Sau đó mới tập viết các chữ cái thường, chữ in hoa. Cuối cùng, bé sẽ tập viết thành các từ hoàn chỉnh rồi đến các câu đơn giản. Việc tập viết theo cấp độ khó tăng dần sẽ giúp bé dễ thích nghi và tập viết dễ dàng hơn.
  • Nên cho bé nghỉ ngơi giữa các giờ luyện viết nên: Vì bé còn nhỏ tay yếu nên sẽ viết chưa quen nên nhanh mỏi. Hơn nữa, bé còn đang ở độ tuổi hiếu động nên không thể tập trung trong thời gian quá dài. Vì thế, ba mẹ chỉ nên cho bé luyện viết chữ khoảng 1 tiếng/ngày và cứ khoảng 30 phút nên nghỉ giải lao 5 – 10 phút.
  • Nếu thời gian đầu trẻ hay cầm bút sai có thể chọn đệm cầm bút chuyên dụng cho bé: Cha mẹ có thể lồng đệm cầm bút hình cá vào vị trí cầm bút cho bé. Đệm này sẽ giúp việc cầm bút của bé đúng cách, các ngón tay sẽ được đặt chuẩn mà không bị chai tay, mỏi tay. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú với việc cầm bút hơn. 

Bài viết liên quan: [Bật mí] Những tính cách, khả năng trẻ 3 tuổi có

Lưu ý: Việc cầm bút đúng cách chưa chắc đã viết đẹp được, luyện viết chữ đẹp là cả 1 quá trình. Vì thế, cha mẹ cần cho con luyện tập thường xuyên. Lâu dần, bé sẽ quen tay, viết có nhiều tiến bộ và chữ trở nên đẹp hơn.

Tổng kết:

Trên đây, Tạp chí giáo dục chúng tôi đã hướng dẫn cách cầm bút viết chữ đẹp cho bé học lớp 1. Qua những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng dạy cọn cầm bút đúng cách và viết chữ đẹp. Còn nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này; thì hãy bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here