Khi con rời mái trường mầm non sắp bước chân vào lớp 1, ba mẹ nào cũng luôn trăn trở không biết dạy trẻ tập viết chữ như thế nào? Thấu hiểu được nỗi băn khoăn và lo lắng của các bậc phụ huynh, bài viết hôm nay Tạp chí giáo dục sẽ chia sẻ với các bạn cách dạy bé viết chữ đẹp
Bao nhiêu tuổi nên bắt đầu dạy bé tập viết chữ?

Dạy bé tập viết chữ đẹp là câu chuyện muôn thuở của các phụ huynh có con vào lớp 1. Thông thường, các bà mẹ sẽ giao phó trọng trách này cho cô giáo hoặc gửi con vào các “lò luyện chữ” để được thầy cô uốn nắn, kèm cặp. Nhưng ít ai biết được rằng chính ba mẹ có thể dạy bé tập viết chữ đẹp được ngay từ thủa lên 2 lên 3 nếu biết sử dụng đúng phương pháp.
Dưới đây là khả năng tập viết chữ của bé theo từng giai đoạn cho các bạn tham khảo:
- Giai đoạn 12 – 13 tháng tuổi: Bé đã có thể cầm bút sáp màu và tô vẽ trên tờ giấy.
- Giai đoạn từ 16 – 20 tháng tuổi: Bé đã biết vẽ nguệch ngoạc trên giấy và trên bất cứ nơi nào trong nhà.
- Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi: Bé đã có thể vẽ khắp nơi trên nhiều chất liệu như giấy, bao bì, sân gạch, nền đất…
- Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi: Bé đã có thể tô theo các chữ cái được in sẵn ở trên giấy. Tự viết được các nét thẳng, nét xiên, nét ngang.
- Giai đoạn từ 4 – 5 tuổi: Bé đã có thể tự viết được các nét cơ bản như: nét thẳng, nét móc, nét ngang, nét xiên, nét cong…
- Giai đoạn từ 5 – 6 tuổi: Bé đã có thể bắt đầu tập viết chữ cái in hoa và in thường theo mẫu.
Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán
Phải làm sao nếu như dạy bé tập viết chữ nhưng bé không thích?

Trên thực tế có rất nhiều bà mẹ chia sẻ rằng con mình không thích tập viết. Mỗi lần học viết chữ với bé như một cực hình. Vì trẻ nhỏ thường không thích học viết xuất phát từ nhiều lý do như: Hiếu động, không cầm được bút, thiếu tập trung.Nếu bắt con phải ngồi im một chỗ để nắn nót tập viết chữ thực sự rất khó. Chính vì vậy, ba mẹ muốn con thích tập viết hãy áp dụng các mẹo sau đây:
Phát triển kỹ năng kết hợp giữa tay và mắt
Để có thể giúp bé tập viết tốt hơn, ba mẹ nên cho bé chơi với gậy, quả bóng hoặc các hạt nhiều màu sắc..Các hoạt động này sẽ giúp cải thiện khả năng phản xạ của bé. Hoặc đơn giản hơn mẹ hãy dạy bé vẽ vòng tròn và yêu cầu bé đặt ngón tay vào bên trong. Sau đó, mẹ tiếp tục yêu cầu bé vẽ và bắt bé di chuyển ngón tay theo đường vẽ vòng tròn. Bài tập đơn giản này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
Luyện tập ngón tay
Phản xạ của các ngón tay rất quan trọng khi dạy con tập viết. Để rèn phản xạ này mẹ nên đưa cho bé một quả bóng mềm và bắt bé nhấn xuống. Ban đầu có thể bé chưa quen, khuyến khích mẹ nên bắt tay hướng dẫn cho con. Việc bắt tay hướng dẫn này sẽ giúp con làm quen với các cử động của tay khi viết chữ.
Sau đó để luyện tập các ngón tay, mẹ có thể cho bé làm thêm những công việc hàng ngày như phơi đồ hoặc gấp quần áo. Trong quá trình thực hiện các hoạt động này sẽ giúp cho bé xoay cổ tay nhiều lần, thậm chí là cả cánh tay. Từ đó giúp cho bàn tay, ngón tay, cổ tay của bé trở nên linh hoạt hơn.
Cho bé học viết và vẽ song song nhau
Tay của bé còn quá non nớt sẽ rất khó có thể điều chỉnh được cây viết làm sao đi đúng hướng. Điều này giải thích vì sao trong thời gian đầu học chữ bé nào cũng viết chữ nguệch ngoạc. Để giúp bé có thể viết chữ đẹp hơn, ba mẹ cần có phương án để giúp bé rèn luyện được sức mạnh và sự khéo léo của đôi tay.
Trong quá trình dạy bé tập viết, ba mẹ hãy kiên trì dạy con tập vẽ song song. Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ vẽ tất cả những thứ mà bé nhìn thấy xung quanh. Sau đó, ba mẹ có thể yêu cầu con vẽ các những hình dạng cơ bản. Việc học vẽ và học viết song song với nhau sẽ giúp con rèn luyện được cử động của tay hiệu quả hơn.
Mang lại không gian học tập hứng thú cho bé
Không gian học tập có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý ban đầu của trẻ. Nó có thể quyết định việc bé có hứng thú khi ngồi vào bàn học hay không. Chính vì thế, ba mẹ hãy chuẩn bị từ chi tiết nhỏ này thôi cũng khiến cho việc học và rèn chữ khi dạy con viết chữ vào lớp 1 trở nên dễ dàng hơn.
Bước đầu tiên, ba mẹ nên chuẩn bị setup cho bé một không gian học tập phù hợp với sở thích của con. Tốt nhất ba mẹ nên chọn đặt góc học tập ở gần cửa sổ, không gian thoáng mát và có đầy đủ ánh sáng chiếu vào. Muốn cho bé tập trung khi học thì ba mẹ cần đảm bảo khu vực đó không có tiếng ồn, tiếng người đi qua lại để tránh bị mất tập trung. Để tạo được sự hứng thú của con trong quá trình học tập, ba mẹ cũng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như bàn ghế, đèn học, sách vở, bút, tẩy…
Luôn kiên nhẫn và không nên nổi nóng với con
Đối với nhiều bố mẹ, việc dạy con viết chữ vào lớp 1 thực sự là một cực hình. Nhiều người cảm thấy rất áp lực và stress trong quá trình tập cho bé viết chữ. Nhưng ba mẹ nên nhớ con vừa mới tiếp xúc với chữ cái nên khi tập viết còn hay quên. Và bàn tay của bé còn non nên chưa thể cầm chắc và đúng cách cầm bút.
Trong khi đó, một số trẻ còn thiếu tập trung khi viết bài, mải chơi. Thậm chí nhiều bé có biểu hiện chống đối, chán học và khóc lóc khi ngồi vào bàn học. Khi gặp những vấn đề này, ba mẹ cần hết sức bình tĩnh. Vì bé còn khá nhỏ đang trong độ tuổi ăn và chơi. Nên khi ép bé phải ngồi tập viết trong nhiều giờ liền thì không bé nào thích cả.
Ba mẹ cần kiên nhẫn với con giúp con tập viết. Khi bé thấy chán không muốn viết nữa, mẹ có thể động viên và khen ngợi để bé viết tiếp. Còn nếu trẻ đã quyết định không muốn viết nữa thì ba mẹ cũng nên tôn trọng quyết định của trẻ. Cho bé dừng học viết và nghỉ ngơi.
Muốn học viết hiệu quả, ba mẹ cần giữ được thái độ bình tĩnh không quát tháo, mắng mỏ. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn trong quá trình tập viết. Từ đó giúp quá trình tập viết đạt kết quả cao hơn.
Ba mẹ hãy cùng tập viết với con
Trẻ nhỏ thường không có khả năng tập trung được tốt. Các bé thường chỉ tập trung được khoảng vài phút là chán. Do đó, khi tập viết cho trẻ. Ba mẹ cần ngồi cùng với con để đồng hành cùng bé. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy an tâm hơn. Chưa kể việc được cha mẹ đồng hành trong quá trình học còn khiến cho trẻ cảm thấy hạnh phúc và khả năng tập trung cũng cao hơn.
Hãy dành tặng phần thưởng nho nhỏ khi bé viết đẹp
Ba mẹ biết đấy trẻ em luôn thích được tặng quà. Và đặc biệt là thích được tặng thưởng hay tuyên dương những khi bé làm tốt một việc gì đó. Vì thế, ba mẹ đừng quên khen thưởng cho con kịp thời. Điều này có thể khiến cho bé cảm thấy việc học không hề nặng nề, mà chỉ như một cuộc thi. Nếu bé vượt qua các chướng ngại vật thì sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
Ba mẹ hãy nói cho bé biết nếu như con viết đẹp, viết chính xác các chữ cái thì sẽ được nhận thưởng gì. Điều này sẽ kích thích việc bé chịu khó ngồi nắn nót tập viết từng nét chữ. Mặc dù thời gian đầu có thể nét chữ của bé vẫn còn chưa đẹp. Nhưng ba mẹ cũng nên khen ngợi và dành ra phần thưởng nho nhỏ khích lệ cho con khi đạt được mục tiêu.
Phần thưởng đó đôi khi không quá lớn, nhưng cũng sẽ tạo ra động lực tinh thần to lớn cho để giúp bé cố gắng hơn trong học tập. Ba mẹ có thể lựa chọn quà là đồ dùng học tập, đồ chơi, hộp bút, túi xách, bánh kẹo, sticker,… Những thứ này phải là bé thích. Và sau mỗi lần được nhận quà như vậy, chắc chắn bé sẽ càng hăng hái và nỗ lực hơn nữa để viết chữ đúng và đẹp.
Tham khảo thêm: Phương pháp dạy con shichida
Một số cách dạy bé viết chữ đẹp chuẩn bị vào lớp 1 hiệu quả
Muốn dạy bé tập viết chữ đẹp hiệu quả thì ba mẹ phải uốn nắn con ngay từ đầu. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách dạy bé viết chữ đạt hiệu quả hơn:
Tạo sự thoải mái và thích thú cho con trong lúc học

Điều đầu tiên ba mẹ cần làm khi dạy con viết chữ đẹp đó là cần tạo cho bé sự thích thú và thoải mái trong lúc học. Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn. Khi con đã bước vào lớp 1, ba mẹ có thể sắp xếp cho con một phòng học riêng. Phòng học này nên được trang trí theo ý của con sẽ khiến bé thích thú và ham học hơn. Bạn có thể trang trí phòng học cho bé theo các chủ đề như màu xanh của biển cả, màu hồng công chúa…Không gian học của bé cũng cần đảm bảo về ánh sáng và độ thông thoáng. Phòng học không nên quá nóng hoặc quá lạnh khiến con mất tập trung vì môi trường xung quanh.
3 Nội dung quan trọng cần truyền đạt với bé khi tập viết
Khi bắt đầu tập viết ba mẹ cần truyền đạt được cho con 3 nội dung quan trọng để giúp bé tập viết hiệu quả hơn.
- Thứ nhất đó là ngồi đúng tư thế khi tập viết. Bé cần ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng cách từ mắt tới vở từ 25 đến 30cm. Ngồi thoải mái, hai chân buông nhẹ chạm đất.Hai tay thì đặt đúng điểm tựa theo quy định.
- Thứ hai là cách cầm bút. Tay phải cần chắc chắn cầm bút bằng ba ngón: ngón cái – ngón trỏ – ngón đeo nhẫn. Đầu ngón tay cần phải cách đầu bút khoảng 2,5 cm. Khi viết cần điều khiển cây bút bằng các cơ của cổ tay và ngón tay. Hạn chế quả ngửa, quá úp bàn tay sẽ viết chữ khó hơn.
- Thứ ba cách đưa bút khi viết chữ. Bạn nên dạy bé đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới thật nhẹ nhàng. Và đặc biệt nên dạy bé tránh tì đè lên bút sẽ làm cho nét chữ xấu và gây rách giấy.
Cách dạy bé tập viết chữ đẹp từ các nét cơ bản
Muốn dạy bé tập viết bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả thì điều đầu tiên cần làm đó là tập viết các nét cơ bản bao gồm: nét thẳng, nét móc, nét xiên, nét ngang…Việc nắm được các nét cơ bản khi tập viết sẽ giúp cho bé có thể viết chữ chính xác và đẹp hơn. Cha mẹ nên dạy con tập viết từng nét một. Sau đó ba mẹ cần cho con ôn luyện lại viết thuần thục các nét chữ rồi mới chuyển qua viết chữ cái.
Ba mẹ nên dạy bé tập viết bảng chữ cái tiếng việt
Trước khi dạy bé tập viết chữ thì ba mẹ nên dạy con học thuộc bảng chữ cái. Sau khi bé đã học thuộc bảng chữ cái, ba mẹ hãy dạy bé tập viết bảng chữ cái tiếng việt bằng cách kết hợp liên tưởng và phát huy trí tưởng tượng. Theo đó, ba mẹ nên dạy con vận dụng các trò chơi khác nhau như:
- Ba mẹ hãy dùng cách vật dụng trong nhà để ghép chữ lại. Mẹ hãy gợi ý cho bé dùng cá đồ vật như ống hút, tăm hay đũa để ghép thành các chữ cái mà mình nhìn thấy.
- Ba mẹ có thể dùng đất sét để nặn chữ cái theo yêu cầu.
- Ba mẹ cũng nên dạy con liên tưởng chữ cái với các vật dụng xung quanh như: chữ O tròn như quả trứng gà, chữ Ô thì có thêm chiếc mũ trên đầu, chữ Ơ có thêm râu…
Xem ngay: Cách dạy con học giỏi
Duy trì thái độ tích cực khi dạy bé tập viết chữ cái
Phụ huynh nên duy trì thái độ tích cực và kiên trì khi dạy trẻ tập viết. Việc nhẫn lại không la mắng hay trách phạt bé sẽ giúp bé tự tin hơn trong quá trình tập viết. Vì việc tập viết chữ là quá trình lâu dài, không thể ngày 1 ngày 2 mà các bé tiến bộ được. Hãy tạo tâm lý thoải mái cho trẻ bằng cách tích cực đưa ra những lời khen và động viên trẻ khi trẻ viết đúng và viết đẹp.
Ba mẹ chỉ dạy khi con thấy hứng thú
Lời khuyên tốt nhất cho ba mẹ khi dạy trẻ viết chữ đẹp chuẩn bị vào lớp 1 đó là chỉ được dạy khi con cảm thấy hứng thú. Nếu ba mẹ cứ bắt ép con học những thứ mà con không thích thì chắc chắn bạn sẽ không nhận được kết quả mong muốn. Khi bé học với tâm trạng bị ép buộc, bé sẽ không muốn tiếp thu và không ghi nhớ được những gì mà bạn dạy dỗ.
Xây dựng những thói quen tốt trong quá trình học tập

Việc dạy trẻ tập viết chữ cái cũng cần phải theo nề nếp và thói quen. Ví dụ như, ba mẹ sẽ dành giờ nào trong ngày để dạy con tập viết chữ. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng bao nhiêu phút để dạy trẻ tập viết. Nếu bé đã viết sai hay chưa hoàn toán đúng sẽ phải làm gì? Những lưu ý này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng vì nó giúp bé hình thành thói quen tốt trong quá trình tập viết hiệu quả hơn.
Cách dạy bé viết chữ đẹp bằng vở tập tô
Ban đầu khi trẻ chưa quen với việc viết chữ đúng hàng thẳng lối. Thì ba mẹ nên mua vở tập viết có mẫu chữ in sẵn để cho bé tập viết theo. Khi bé đã quen mặt chữ mới bắt đầu để bé tự viết ra vở ô li. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vở tập tô sử dụng cho từng lứa tuổi khác nhau. Các bạn nên lựa chọn cho bé loại phù hợp để có thể tập viết chữ hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: Cách dạy con ngoan nghe lời
Tạm kết:
Hy vọng rằng với những cách dạy bé viết chữ đẹp mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp cho ba mẹ chuẩn bị cho con hành trang vững chắc khi vào lớp 1. Ba mẹ nên lưu ý tập viết chữ đẹp là cả một quá trình không nên nóng vội. Hãy dành thời gian để giúp cho con yêu học viết chữ chuẩn và chính xác hơn.