Chậm nói hiện đang là tình trạng hết sức phổ biến trong xã hội ngày nay. Số lượng trẻ em mắc triệu chứng chậm nói ngày một gia tăng khiến cho ba mẹ ngày càng lo lắng. Trẻ chậm nói đã ngày càng phổ biến hiện nay. Khi mà internet ngày càng phát triển, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng nhiều lại càng dễ bị chậm nói. Vậy ba mẹ cần phải làm gì khi con bị chậm nói? Tham khảo bài viết dưới đây của Tạp Chí Giáo Dục để biết thêm cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhé!
Trẻ thế nào được xem là chậm nói?

Chậm nói hay là khi trẻ có tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng tình trạng chậm nói chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Và cha mẹ và gia đình cần động viên để giúp trẻ “nói” được nhanh hơn.
Chậm nói khác so với chậm phát triển ngôn ngữ rất nhiều. Chậm phát triển ngôn ngữ là khi trẻ nhỏ có biểu hiện của việc khó tiếp thu, nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh. Thông thường, chậm tiếp thu chỉ được chẩn đoán khi trẻ đã đi học.
Xem thêm: Cách nuôi dạy con của người Mỹ
Dấu hiệu khiến trẻ nên sử dụng phương pháp dạy trẻ chậm nói

Thông thường, ba mẹ sẽ rất khó có thể nhận biết được là con mình có bị chậm nói hay không. Nên dưới đây là một số dấu hiệu cho các bạn tham khảo:
- Trẻ đã 12 tháng mà chưa biết nói những từ đơn như ba, má, mẹ, bà…Trẻ cũng chưa biết dùng cử chỉ để giao tiếp như vẫy tay hay khoanh tay…
- Trẻ đã 18 tháng mà vẫn gặp khó khăn trong việc bắt chước các âm thanh hoặc tiếng nói.
- Trẻ đã 2 tuổi mà vẫn chỉ mới có thể lặp đi lặp lại được những từ đơn giản mà không thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước.
- Trẻ đã 3 tuổi mà chưa biết nói các câu phức tạp hay giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ khi nói chuyện với người xung quanh.
Những nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói:
Muốn tìm cách khắc phục tình trạng chậm nói của con, ba mẹ cần phải tìm được nguyên nhân khiến bé chậm nói. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản đã được khoa học chứng minh:
Bé bị khiếm khuyết cơ quan trong vòm miệng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng chậm nói đó chính là do sự khiếm khuyết về cấu tạo cơ quan trong vòm miệng. Lời nói sẽ phát ra từ các bộ phận trong vòm miệng như: dây thanh âm, lưỡi và môi…Nếu trẻ bị khiếm khuyết một trong số các cơ quan trên thì rất có thể sẽ gặp khó khăn khi phát âm. Tuy nhiên, các bạn không cần quá lo lắng vì nếu trẻ bị chậm nói vì nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phục bằng các tiểu phẫu đơn giản, ít âm lấn. Sau khi đã khắc phục được khiếm khuyết, bé sẽ cải thiện được khả năng ngôn ngữ và học nói nhanh hơn sau 3-6 tháng.
Trẻ gặp vấn đề về thính lực
Trên thực tế, nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ thính giác. Nếu bé nghe kém hay mất thính giác sẽ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp. Bé không nghe thấy người khác nói gì, không nghe được âm thanh thì việc học nói cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các bệnh lý như nhiễm trùng tai mãn tính cũng có thể gây ảnh hưởng đến thính giác khiến cho lời nói bị bóp méo, sai lệch. Khi bé nghe được các âm thanh như vậy thì rất khó có thể hình thành được từ ngữ.
Trẻ bị mắc các bệnh lý về não bộ
Nếu trẻ bị mắc các bệnh lý về não bộ như chấn thương sọ não, bại não hay rối loạn dưỡng cơ thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần não đảm nhiệm chức năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ. Do đó, nếu ba mẹ nghi ngờ con có vấn đề về não thì hãy cho bé đi chụp X Quang, CT não bộ để phát hiện ra nguyên nhân bắt đầu từ đâu.
Trẻ phải trải qua một cú sốc tâm lý
Trẻ em có tâm lý hết sức nhạy cảm. Các bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh như tác động từ gia đình, môi trường sống. Nếu như trong gia đình có bố mẹ bất hòa, thường xuyên cãi vã có thể gây ra cú sốc tâm lý đối với trẻ. Lâu dần, trẻ sẽ có xu hướng thu mình lại, ngại giao tiếp và bày tỏ. Từ đó, trẻ sẽ có vốn từ ít, thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh nên cũng bị chậm nói.
Trẻ chậm nói do mắc bệnh tự kỷ
Tự kỷ cũng là bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ. Bệnh lý này thường do nguyên nhân mắc não bộ mắc một số khiếm khuyết hoặc do gen bất thường. Nên hệ thần kinh của trẻ bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và học ngôn ngữ của trẻ. So với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ sẽ biết nói chậm hơn. Khi nói còn bị ngọng hay nói không rõ chữ.
Do trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại quá sớm
Cuộc sống hiện đại ngày nay, ba mẹ bận rộn với công việc nên ít thời gian quan tâm và chăm sóc con cái. Nhiều người khi trẻ quấy khóc, lười ăn thì cho con xem tivi, điện thoại để bé có thể ngoan ngoãn nghe lời. Hay có những gia đình mặc dù không bận rộn nhưng thay vì quây quần trò chuyện với nhau sau một ngày dài. Mỗi thành viên trong gia đình lại ngồi riêng một góc trên tay cầm một chiếc điện thoại.
Tất cả những điều trên đây đã dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm nói. Một số trẻ còn do xem điện thoại quá nhiều mà gia tăng xu hướng bạo lực, ích kỷ… Ngoài ra, nếu như gia đình quá chiều chuộng để bé thích gì có nấy. Thì sau một thời gian bé cũng sinh ra tâm lý ỷ lại, lười biếng, không biết quan tâm, lắng nghe. Bé thích làm theo ý mình nên sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp và biểu đạt với người khác.
Trẻ ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Nhiều ông bố, bà mẹ thường có tâm lý bao bọc con quá mức vì sợ con gặp nguy hiểm. Thế nhưng chính tâm lý này đã vô tình làm hạn chế khả năng phát triển của con. Nếu con không được đi ra ngoài, giao tiếp với mọi người xung quanh thì bé rất khó có thể hình thành phản xạ ngôn ngữ. Từ đó bé bị chậm nói. Chính vì thế, ba mẹ hãy cho trẻ ra ngoài chơi. Đừng ngăn cấm hay quát mắng nếu trẻ đi chân đất, hãy để trẻ có thể tự khám phá thế giới xung quanh mình. Khi bé tự mình tìm tòi và học hỏi bé sẽ có thêm nhiều hiểu biết hơn. Và ngôn ngữ sẽ không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi. Muốn học ngôn ngữ tốt cần có một quá trình trau dồi và phát triển.
Trẻ sinh non
Tính cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào khẳng định việc trẻ sinh non sẽ bị chậm nói nhiều hơn trẻ thường. Nhưng một số nhà khoa học đã cho biết khả năng này hoàn toàn là có cơ sở. Vì những đứa trẻ sinh thiếu tháng nên những trẻ này thường có hệ miễn dịch kém, các cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ. Nên một số bé sẽ gặp vấn đề khiếm khuyết về thính giác, rối loạn hệ thần kinh…mà dẫn đến bị chậm nói.
Xem ngay: Cách nuôi dạy con của người Mỹ
Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả:
Nếu phát hiện ra con bị chậm nói, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dưới đây là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả:
Ba mẹ nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Để cải thiện được tình trạng chậm nói của trẻ, cách tốt nhất là ba mẹ nên dành thật nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ hàng ngày. Với trẻ sơ sinh ngay từ khi bé biết hóng chuyện, ba mẹ đã có thể dùng các thanh âm đơn giản như ba, má để nói với bé. Sau này, bé sẽ dần dần bắt chước và nói lại theo bạn. Bạn hãy luôn khen ngợi con khi con đáp lại câu trả lời. Nếu mà con không nói được từ nào đó, bạn hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó với con nhiều lần để giúp con học nói tốt hơn.
Nói và giải thích với trẻ rõ ràng những việc mình đang làm
Trong cuộc sống, nếu bạn giải thích cho trẻ nghe biết mình đang làm gì thì sẽ giúp cho trẻ có thể vừa mở rộng vốn từ lại giúp phát triển kỹ năng nghe và nói của trẻ tốt hơn. Ví dụ: Bạn muốn cho bé ăn cơm. Bạn có thể nói với con như sau: “Mẹ lấy cơm cho Bơ ăn nhé!”. Như vậy, bé sẽ biết được là mình đang sắp được ăn và ngoan ngoãn dùng bữa…Ba mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói hàng ngày cho bé có thể hiểu và học theo.
Dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất:

Trẻ mới học nói thì chưa có khả năng xử lý và tiếp cận thông tin nhanh chóng. Do đó, khi bạn nói chuyện với con cần nói chậm, nói rõ ràng để bé có thể tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn. Việc nói chậm cũng giúp cho bé có thể học và bắt chước các câu nói của bố mẹ nhanh và chính xác hơn. Đây là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo.
Dành thời gian để chơi với con nhiều hơn
Tham khảo thêm: Phương pháp dạy con học ở nhà
Dù công việc bận rộn nhưng muốn con nhanh biết nói, ba mẹ cũng nên dành thời gian hàng ngày để nói chuyện với con. Ba mẹ đừng để làm bạn với ipad, smartphone, tivi… Những đồ vật này sẽ chỉ đưa ra tương tác 1 chiều cho bé. Nên nó không thể khơi gợi cho bé mong muốn trao đổi và giao tiếp. Chính vì thế mà trẻ em hiện đại ngày nay dễ bị chậm nói nhiều hơn. Cách khắc phục tình trạng này đó là dành thời gian vui chơi, tâm sự với con nhiều hơn.
Đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày

Những cuốn sách với hình ảnh ngộ nghĩnh và màu sắc tươi sáng sẽ là cách trị liệu tốt nhất cho trẻ bị chậm nói. Do đó, ba mẹ hãy dành cho con thời gian để đọc sách mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút. Bạn hãy cùng con đọc các câu truyện ngắn vui vẻ liên quan đến cuộc sống xung quanh. Hay những câu truyện cổ tích để bé có thể vừa phát triển trí thông minh ngôn ngữ và trí tưởng tượng bay xa hơn.
Tạo cho bé môi trường để tự giải quyết vấn đề của mình

Để giúp con học nói nhanh hơn, các bạn nên tạo điều kiện cho con được chơi chung với các bạn cùng lứa tuổi như đi nhà trẻ, đến khu vui chơi, công viên…Khi cùng chơi với các bạn, bé sẽ hình thành nhu cầu muốn trao đổi và giao tiếp với những người xung quanh. Điều này sẽ giúp kích thích bé học nói để có thể cùng chơi với các bạn được thuận lợi hơn. Và ba mẹ hãy nhớ nên tạo cho bé môi trường để có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Khi trẻ va chạm với bạn nếu trẻ tự mình giải quyết vấn đề phát sinh thì sau này con sẽ tự tin và không còn sợ sệt. Từ đó, ngôn ngữ của trẻ cũng được hoàn thiện tốt hơn.
Hát cho bé nghe mỗi ngày

Ba mẹ thường xuyên hát cho bé nghe những bài hát thiếu nhi chính là cách giúp dạy trẻ tập nói tại nhà hiệu quả. Những bài hát thiếu nhi thường có câu từ sinh động dễ nhớ nên giúp trẻ tiếp thu được ngôn ngữ tốt hơn. Với cách này, bạn không cần ép trẻ học nói mà bé sẽ tự nhiên nghe mẹ hát mà học nói học hát theo rất nhanh. Mẹ đừng quên khen ngợi và vỗ tay khi trẻ phát âm được những từ nào đó chính xác. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy vui vẻ và hứng thú hơn mà nói nhiều hơn.
Bài viết liên quan: Cách dạy con học giỏi
Một số lưu ý giúp dạy trẻ biết nói nhanh và hiệu quả

Việc dạy trẻ học nói tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại cần có sự kiên trì và hiểu biết để có thể tìm ra được phương pháp học hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lưu ý dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất:
Ba mẹ đóng vai trò quan trọng nhất
Trong quá trình học nói của con trẻ, ba mẹ đóng vai trò là những thầy cô giáo đầu tiên của con. Thực tế chứng minh rằng những đứa trẻ được ba mẹ quan tâm thường xuyên hỏi han, trò chuyện sẽ học nói và biết nói nhanh hơn. Chưa kể, đối với những em bé bị chậm nói dù cho nguyên nhân là gì. Thì ba mẹ cũng là người gần gũi và tiếp xúc nhiều nhất với bé. Chính vì thế, ba mẹ hãy bớt chút thời gian để nói chuyện và dạy con tập nói mỗi ngày. Ba mẹ cần hết sức kiên nhẫn ở bên con dạy dỗ con học từng câu, từng chữ. Sự quan tâm và chăm sóc của ba mẹ sẽ chính là động lực cho con học nói nhanh hơn.
Không được gượng ép trẻ học nói
Ba mẹ nên biết rằng trẻ em có sự tập trung rất kém. Các bé sẽ rất dễ bị xao nhãng với các yếu tố tác động từ bên ngoài. Chính vì thế khi dạy con học nói, ba mẹ không nên gượng ép trẻ mà hãy cho trẻ học lúc nào trẻ cảm thấy thoải mái nhất.
Mỗi ngày ba mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Có thể ban đầu bé chưa có hứng thú đáp lại bạn. Hay bé học nói còn gặp khó khăn khi phát âm. Lúc này, ba mẹ đừng ép trẻ phải đọc đúng ngay các từ mà mình dạy. Hãy nhẹ nhàng cùng con đọc đi đọc lại các từ cho đến khi bé có thể nói chính xác nhất.
Không nóng vội, không đòn roi và không được gượng ép trẻ khi học nói. Nếu không bé sẽ sinh ra thái độ chống đối và càng không thích học nói. Việc học nói lúc này đã chậm còn không thể có hiệu quả.
Dạy trẻ học nói mọi lúc, mọi nơi
Nhiều phụ huynh quan niệm rằng đã là học nói thì cứ phải ngồi vào bàn học mới hiệu quả. Tuy nhiên, học nói khác với học văn hóa vì hoạt động này hoàn toàn không cần một môi trường riêng biệt. Thậm chí ba mẹ phải cho bé tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Và cần tạo môi trường để phát triển ngôn ngữ bằng cách tận dụng mọi tình huống trong sinh hoạt hàng ngày như đi học, đi chơi hay ăn uống… để giúp bé học nói và giao tiếp tốt hơn.
Tạm kết:
Như vậy, chậm nói ở trẻ không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu phát hiện ra con bị chậm nói, việc ba mẹ cần làm đó là tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp có cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả. Nếu sau khi đã áp dụng mọi cách mà không thấy tình trạng cải thiện thì nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất nhé!