$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Mách mẹ cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW

More articles

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW được đánh giá là rất khoa học mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Với phương pháp này bé sẽ được tự quyết định mình ăn món gì, ăn bao nhiêu. Bố mẹ chỉ là người hỗ trợ lên thực đơn và cung cấp thức ăn cho bé. Vậy làm thế nào để chế biến thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng lại thơm ngon cho bé? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách hấp rau củ cho bé ăn dặm blw đúng chuẩn nhé!

Trên thực tế việc chế biến rau củ cho các bé ăn dặm thường rất đơn giản và không quá kỳ công. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ được lượng dưỡng chất trong rau củ một cách trọn vẹn nhất lại không hề đơn giản. Vì thế dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW đúng chuẩn.

Những loại rau củ nào có thể hấp món ăn dặm blw

Những loại rau củ nào có thể hấp cho bé được?

Không phải loại rau củ nào cũng có thể hấp để ăn được. Một số loại rau củ mà các bạn có thể tham khảo những loại rau củ ngon cho bé như:

  • Súp lơ xanh, súp lơ trắng.
  • Các loại củ như: khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ cải trắng, củ dền…
  • Các loại quả như: bí đỏ, bí xanh, bí ngòi…
  • Các loại rau ăn lá như: cải bó xôi, mồng tơi, rau ngót, rau muống…
  • Các loại trái cây như: táo, lê.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé

Thời gian hấp các món ăn dặm tự chỉ huy cho bé

Hấp được xem là cách làm chín rau củ tốt nhất dành cho các bé ăn dặm BLW. Với phương pháp này, thức ăn sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng và hương vị. Để hấp rau củ, các mẹ có thể sử dụng nồi hấp chuyên dụng hay hấp kiểu cách thủy đều được.

Tùy theo độ dày mỏng của các loại rau khác nhau mà thời gian hấp cũng dao động từ 5 – 8 phút. Trong khi đó, thời gian hấp các loại củ và quả lâu hơn từ 10 – 15 phút. Các mẹ có thể kiểm tra xem rau chín chưa bằng cách dùng đũa xiên vào củ, quả đang được hấp nếu đã thấy chín mềm là được.

Cách chế biến các món ăn dặm tự chỉ huy cho bé kiểu Nhật:

Cách chế biến cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Rau củ là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mẹ sẽ cần chế biến rau củ theo nhiều cách để đảm bảo bé có thể ăn và hấp thu tốt hơn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tham khảo một số cách chế biến rau củ cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật:

Hấp rau củ cho bé ăn dặm

Hấp là một trong những cách làm chín đồ ăn tốt nhất được các bà mẹ Nhật tin dùng. Bởi vì phương pháp này sẽ giữ được hầu như trọn vẹn dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm. Mẹ nên sử dụng các loại nồi hấp điện chuyên dụng hoặc hấp cách thủy trên bếp để chế biến cho nhanh. Còn nếu không mẹ có thể mua một chiếc xửng hấp sau đó hấp bằng nồi cơm điện cũng rất tiện. 

Khi chế biến bằng cách hấp thì tùy thuộc vào độ dày mỏng của các loại rau, củ mà thời gian làm chín sẽ khác nhau trung bình các loại rau lá cần từ 5 đến 8 phút. Trong khi đó, các loại rau củ lại cần thời gian lâu hơn khoảng 10 đến 15 phút mới có thể chín. 

Nếu các bạn không có nồi hấp chuyên dụng thì hoàn toàn có thể thực hiện hấp cách thủy rất đơn giản. Các bạn cho rau củ vào một chiếc tô lớn rồi đặt vào một chiến xong đã đổ sẵn nước. Sau đó, bạn dùng nắp đậy kín tô rau củ và đun trên lửa vừa. Lúc này, rau củ sẽ được hơi nóng của nước làm chín. 

Một vài loại rau củ có thể chế biến bằng cách hấp cho bé

  • Súp lơ xanh, súp lơ trắng.
  • Cà rốt, củ cải, củ dền
  • Khoai lang, bí đỏ, khoai tây
  • Các loại rau lá xanh như: mồng tơi, cải bó xôi, cải ngọt, rau ngót, rau muống.
  • Các loại trái cây như táo, lê.

Luộc rau củ cho bé ăn dặm

Ngoài cách hấp thì luộc cũng là cách chến biến rau củ cho bé ăn dặm kiểu Nhật được nhiều bà mẹ lựa chọn. Với cách này mẹ cần lưu ý nên nấu trong thời gian thích hợp, thì rau củ mới không bị mất chất vẫn giữ được vị ngọt. Công đoạn luộc rau, củ khá đơn giản và các mẹ không phải mất quá nhiều thời gian. 

Thời gian luộc rau nhanh hay chậm sẽ tùy độ dày mỏng khi chúng ta cắt. Chính vì thế, mẹ cần căn thời gian cho thích hợp. Khi nước bắt đầu sôi, me mới cho rau củ vào. Tùy vào từng loại rau mà thời gian luộc từ 3 đến 5 phút là chín. Với các loại củ to và có độ cứng thì cần thời gian lâu hơn một chút từ 10 đến 15 phút mới chín. 

Mẹ cũng nên lưu ý vì các  loại rau củ có thời gian chín khác nhau. Vì thế, mẹ không nên luộc nhiều loại cùng lúc. Những loại rau, củ nào cần thời gian chín lâu hơn thì mẹ luộc trước. Sau đó, mẹ mới cho loại nhanh chín hơn vào sau. Ví dụ mẹ muốn luộc súp lơ xanh và rau cải thìa chung với nhau. Mẹ hãy cho súp lơ vào trước khi nước sôi, sau đó nấu được khoảng 5 phút thì tiếp tục cho cải thìa vào. Lúc này, mẹ chỉ cần đợi thêm 3 phút sau thì tắt bếp là rau cải đã chín tới.

Các món rau củ luộc cho bé

  • Luộc rau củ cho bé ăn dặm có thể áp dụng với rất nhiều loại rau như: rau muống, mồng tơi, cải ngọt, súp lơ, cải bó xôi, cải thảo, 
  • Các loại củ có thể luộc đó là: khoai tây, khoai lang, cà rốt, su hào, củ cải, đậu hà lan…
  • Các loại quả có thể luộc: su su, bí xanh, bí ngòi, bí ngô, bắp ngô, mướp, lặc lè…

Cho bé ăn trực tiếp không qua chế biến

Ngoài cách chế biến hấp và luộc kể trên thì mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp rau củ không qua chế biến. Mẹ có thể thực hiện nhiều cách như thái miếng nhỏ trực tiếp cho bé ăn. Ép rau củ lấy nước cho bé uống. Say sinh tố ăn kèm với sữa chua, sữa bột, váng sữa…

Một vài thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp không qua chế biến đó là:

  • Xoài, đu đủ, chuối, bơ bỏ phần vỏ, cắt lát, cắt dạng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Dưa chuột dép nước hoặc bỏ ruột, cắt dạng que.
  • Lê, táo xay nhuyễn mịn hoặc cắt khúc nhỏ.
  • Cà rốt xay nhuyễn thành dạng mịn.

Đọc thêm: Phương pháp ăn dặm BLW cho bé

Tham khảo một số cách chế biến, cách hấp rau củ cho bé ăn dặm blw

Tham khảo một số cách chế biến các loại rau, củ quen thuộc cho bé

Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn các mẹ cách chế biến một số loại rau củ phổ biến theo ăn dặm kiểu Nhật: 

Cách chế biến rau ngót theo ăn dặm kiểu Nhật

Với rau ngót chỉ tuốt lấy phần lá, rửa sạch. Nấu sôi một chén nước lọc, cho rau vào luộc khoảng 3 phút. Rau chín để nguội trong vài phút, sau đó cho cả nước và rau vào xay nhuyễn. Bột gạo trộn với 1 chén rưỡi nước, khuấy đều cho tan bột. Bật bếp và nấu trong lửa vừa. Khuấy liên tục cho đến khi bột thành hỗn hợp sệt thì đổ nước rau ngót vào. Đợi bột sôi lại thì tắt bếp.

Cách chế biến bí ngô theo ăn dặm kiểu Nhật

Bí ngô mẹ nên gọt vỏ cứng, loại bỏ hạt sau đó đem luộc hoặc hấp nhừ. Mẹ có thể cho bí ngô đã làm chín vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để làm nguyên liệu nấu bột cho bé. Hoặc mẹ có thể nấu súp bí đó cho con cũng rất hấp dẫn. 

Cách chế biến bông cải xanh theo ăn dặm kiểu Nhật

Với ăn dặm kiểu Nhật rất ưu tiên cách chế biến luộc và hấp để giữ trọn vẹn được hương vị của rau củ. Chính vì thế, bông cải xanh các mẹ nên làm sạch sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín. Nếu như bé còn nhỏ, các bạn nên xay nhuyễn bông cải xanh ra để hòa vào cháo hoặc bột cho con ăn. Còn với những bé lớn hơn đã đủ răng, mẹ có thể cho bé ăn thô bằng cách luộc chín. 

Cách chế biến cà rốt theo ăn dặm kiểu Nhật

Cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được khuyến cáo nên cho bé ăn dặm. Để chế biến cà rốt rất đơn giản, các bạn chỉ cần mang cà rốt đi gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc tầm 1cm sau đó đem hấp chín trong 15-20 phút. Khi cà rốt đã thật nhừ thì bạn nên chờ cho cà rốt nguội bớt mới cho vào máy say nhuyễn. Nên gia giảm thêm với nước để cho hỗn hợp có độ loãng vừa phải sau đó mẹ đổ ra khay chia đều cho bé ăn mỗi ngày. 

Cách chế biến củ rền theo ăn dặm kiểu Nhật

Củ rền khi chế biến cho các bé ăn dặm kiểu Nhật nên lựa chọn cách hấp chín sau đó mới đem nghiền nát. Đối với củ rền, các mẹ đem rửa sạch sau đó gọt vỏ và thái miếng nhỏ đem hấp hoặc luộc chín trong vòng 15 phút. Các bạn sẽ để củ rền nguội sau đó cho thêm nước vào xay nhuyễn. Tiếp theo mẹ đổ hỗn hợp củ rền vào từng khay nhỏ đem cấp đông nấu cho bé trong khoảng 1 tuần.

Hướng dẫn cách hấp rau củ cho bé ăn dặm blw đúng chuẩn:

Hướng dẫn cách hấp rau củ cho bé đúng chuẩn

Cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW không quá khó. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước chi tiết cho các mẹ tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh dụng cụ

Chuẩn bị và vệ sinh dụng cụ

Để hấp rau củ cho bé ăn dặm các bạn cần chuẩn những dụng cụ như: nồi hấp, xửng hấp, bát, đũa, thìa, dao, thớt…Các mẹ lưu ý dụng cụ nên mua loại làm bằng nguyên liệu an toàn với sức khỏe của bé. Sau đó tráng lại dụng cụ bằng nước nóng  để loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt. Đặc biệt, các mẹ lưu ý không nên dùng chung dao, thớt cắt thịt sống để cắt rau củ quả. Làm như vậy sẽ hạn chế sự nhiễm khuẩn chéo giữa các nhóm thực phẩm.

Bước 2: Lựa chọn và sơ chế rau củ

Phương pháp ăn dặm BLW khuyến khích các bé tự khám phá và thưởng thức đồ ăn theo cách của mình. Khi lựa chọn các loại rau củ thì các bạn phải biết cách sơ chế làm sao để con không bị sặc và nghẹn.

Cách chọn phù hợp với phương pháp BLW

Cách chọn phù hợp với phương pháp BLW

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm BLW, không phải loại rau, củ nào cũng thích hợp. Mà các mẹ nên lựa chọn một số loại rau củ có thể hấp mềm và dễ cắt nhỏ cho bé ăn như: khoai tây, bắp cải, cà rốt, bí đỏ, su hào, súp lơ, bầu, củ cải trắng, măng tây, ngô bao tử,…

Hướng dẫn sơ chế rau củ quả

Hướng dẫn sơ chế rau củ quả

Rau củ khi mua về phải chọn loại tươi ngon không dập nát. Sau đó, mẹ nên rửa rau củ bằng nước muối hoặc nước rửa rau quả chuyên dụng. Với thành phần an toàn lành tính, loại nước rửa rau củ này không chỉ diệt sạch vi khuẩn mà còn đảm bảo an toàn nhất cho bé yêu.

Đối với những loại củ quả ăn được vỏ, các mẹ nên ngâm rửa sạch sau đó vớt ra và để ráo là có thể cắt cho bé ăn. Còn những loại củ quả không ăn được vỏ, các mẹ hãy rửa sạch sau đó ngồi gọt sạch vỏ ngoài trước khi cho bé yêu thưởng thức.

Cách cắt rau củ cho bé ăn dặm BLW

Khi cho con ăn dặm theo phương pháp BLW, điều mà nhiều mẹ lo lắng nhất đó chính là chế biến thức ăn như thế nào để không gây nghẹn và hóc. Dưới đây là cách cắt rau củ phù hợp với độ tuổi của bé cho các bạn tham khảo:

  • Bé từ 6 tháng tuổi: 6 tháng tuổi chính là thời điểm bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này, bé sẽ có thói quen  dùng cả bàn tay khi muốn chọn đồ ăn hay cầm nắm đồ vật. Do đó, mẹ muốn hỗ trợ bé yêu, mẹ nên cắt rau củ quả thành những khối hình que dài (dài 5 – 7cm, rộng 3cm) cho bé nhé.
  • Bé trong khoảng 8 – 10 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, các ngón tay của bé đã dần linh hoạt hơn. Do đó, bé có thể cầm thức ăn chỉ bằng 3 ngón tay được rồi. Lúc này, mẹ có thể cắt rau củ thành dạng ngắn và kích thước miếng nhỏ hơn (dài 3cm, rộng 2cm). Khi cắt như thế này cũng giúp rèn luyện kĩ năng cầm nắm cho bé mẹ nhé.
  • Sau 10 tháng tuổi: Khi bé được 10 tháng tuổi trở lên đã thành thạo hầu hết các kỹ năng cầm nắm. Lúc này, các mẹ nên cắt thức ăn dạng khối nhỏ (dài 1cm, rộng 1cm) sẽ giúp bé nâng cao khả năng cầm nắm đó mẹ.

Đọc thêm: Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non

Bước 3: Tiến hành hấp rau củ

Tiến hành hấp rau củ

Hấp rau củ chính là cách để mẹ có thể giữ được hương vị và chất dinh dưỡng tốt nhất. Tuỳ thuộc vào độ dày mỏng của từng loại rau củ mà bạn đã cắt, thời gian hấp sẽ khác nhau trung bình là từ 5 – 15 phút. Dưới đây là cách hấp rau bằng nồi chuyên dụng:

  • Các mẹ chuẩn bị nồi hấp điện hoặc nồi hấp cách thuỷ chuyên dụng.
  • Mẹ cho rau củ đã sơ chế sạch cho vào tô hoặc đĩa lớn rồi đặt trong nồi với lượng nước ngập bằng ⅓ của tô.
  • Các bạn đậy vung lại và đun với lửa nhỏ. Tuỳ vào độ dày mỏng và đặc điểm của từng loại rau củ quả mà thời gian hấp sẽ khác nhau.

Lưu ý: Trong quá trình nấu, các mẹ nên kiểm tra độ chín của rau củ bằng cách xọc đũa hoặc thìa 1 – 2 lần. Hoặc các bạn có thể nhận biết bằng cách: rau củ chín sẽ thường đổi màu, toả ra mùi thơm nhẹ, mẹ dùng đũa ấn nhẹ rau củ sẽ bị lún, ấn mạnh có thể làm gãy đôi miếng rau.

Bước 4: Cách cho bé ăn và xử lý rau củ đã hấp

  1. Cách cho bé ăn:Sau khi hấp rau củ xong, mẹ nên gắp ra bát/đĩa và đợi 5 – 10 phút để rau củ nguội rồi mới cho bé ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn ngay khiến con bị bỏng mẹ nhé!
  2. Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm bé yêu thích:Trong quá trình cho bé ăn dặm, các mẹ theo dõi thái độ của bé để biết loại thực phẩm bé yêu thích. Điều này giúp mẹ điều chỉnh thực đơn ăn dặm mỗi ngày và tạo hứng thú ăn uống hơn. Vì con thích món rau nào nhất, con sẽ: ăn nhanh/tập trung ăn, vừa ăn vừa nhìn rau còn lại trong đĩa đó.
  3. Hãy hỗ trợ và tương tác khi ăn cùng bé: Ba mẹ hãy tương tác với bé sẽ giúp bữa ăn trở nên thú vị hơn. Để giúp bé có thể chú ý đến đồ ăn, thay vì nói các câu yêu cầu như:” Con ăn cà rốt đi, con ăn cam đi,…”. Mẹ có thể làm mẫu cho bé xem bằng cách ăn thử, rồi đưa đồ ăn cho bé. Lúc này, bé sẽ tò mò với đồ ăn hơn.
  4. Xử lý rau củ dư thừa: Đôi khi mẹ hấp đồ ăn mà bé ăn không hết. Nếu bỏ đi thì tiếc mà để lại thì không biết cách bảo quản như thế nào? Các bạn chỉ cần chần qua nước nóng, để nguội rồi cho vào hộp kín, thực phẩm là  có thể giữ 24 – 48 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu mẹ để trên ngăn đông còn có thể giữ được 1 – 2 tháng. Sau này khi ăn chỉ việc đem hấp lại.

Đọc thêm: Phương pháp ăn dặm BLW cho bé

Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã hướng dẫn cho các bạn cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW đúng chuẩn. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn chế biến thức ăn phù hợp với nhu cầu của bé nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest