Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến – Tạp Chí Giáo Dục

Date:

Mùa thu luôn là niềm cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Có rất nhiều tác giả đã viết về mùa thu thành công trong đó phải kể đến Nguyễn Khuyến với chùm thơ Thu rất nổi bật. Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tham khảo mẫu phân tích chum thơ thu của Nguyễn Khuyến nhé!

Chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến được sáng tác khi tác giả sống ẩn dật tại quê nhà. Cùng nói về mùa thu nhưng mỗi bài thơ lại mang một nét đặc trưng riêng. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số mẫu phân tích chum thơ thu của Nguyễn Khuyến: 

Lập dàn ý phân tích chùm thơ Thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến 

Khi phân tích chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, các bạn nên tách ra từng bài để làm dàn ý tránh trùng lặp: 

Dàn ý phân tích bài thơ Thu Vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

a, Miêu tả cảnh mùa thu điển hình của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ

– Chúng ta thấy hình ảnh bầu trời thu xanh cao đến vô cùng. Ở đó có hình ảnh cần trúc đã tạo nên một nét chấm phá mềm mại giữa cái nền không gian rộng lớn, bao la.

– Làn gió heo may của mùa thu chỉ khẽ luồn qua khẽ lay động những chiếc lá trúc “lơ phơ”.

– Nước ao của mùa thu trong vắt phản chiếu sắc trời. Và mờ ảo trong đó một làn khói nhẹ, cảnh vật như nửa như thực, nửa như mơ.

– Ánh trăng của mùa thu trong trẻo ùa vào tràn ngập phòng thơ.

– Trên hàng giậu trước nhà với mấy chùm hoa thu đã khoe sắc.

– Ta thấy tiếng ngỗng lạc đàn đang văng vẳng từ trên xa xuống giữa đêm thanh.

Ta thấy cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ không hề mang một sắc thái ước lệ nào. Toàn bộ cảnh được miêu tả là những cảm nhận đến từ những giác quan tinh nhạy của thi nhân. Mọi thứ đã hợp lại thành một bức tranh thu rất đẹp, nhưng lại gợi một cảm giác buồn xa vắng, cô đơn.Trong làn khói hư ảo đó những bông hoa đã làm nhạt nhòa cảm giác thời gian, một tiếng ngỗng lạc đàn…

b, Nỗi lòng nhà thơ được gửi gắm trong bài

– Bài thơ thể hiện mối giao cảm đối với tự nhiên, đó là sự đắm say trong cảnh vật, để có thể phát hiện được vẻ đẹp chân thực hài hòa của cảnh vật mùa thu. 

– Trong cảnh vật mùa thu đó thể hiện lên một nỗi niềm u sầu, hoài cổ thầm kín khiến cho thi nhân có cảm giác năm tháng dường như ngưng đọng lại trên những nhành hoa. Nhìn hoa nở của năm nay mà lại cứ ngỡ hoa của năm ngoái. 

– Nhưng khi vừa định cất bút viết dăm ba câu thơ, tác giả đã dường như phải ngập ngừng vì nghĩ “thẹn với ông Đào”. Tác giả thẹn vì tài thơ của mình không thể sánh với một thi nhân tài năng, hay thẹn vì khí phách mình đã không được cứng cỏi với bậc danh sĩ đời Tấn kia? 

Nguyễn Khuyến rất ngưỡng mộ Đào Uyên Minh. Một con người đã “không thể vì năm đấu gạo mà khom lưng uốn gối, khúm núm hầu hạ kẻ tiểu nhân”. Ông đã lập tức từ quan trở về vui với ba luống cúc. Nỗi sầu của tác giả đã nhuốm màu sắc thời thế vào bức tranh thu quê hương làm xao xuyến lòng người.

Xem thêm: Tóm tắt truyện Vợ Nhặt của Kim Lân

Dàn ý phân tích bài thơ Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

a, Cảnh mùa thu trong tầm nhìn của ông lão ngồi câu cá trên thuyền 

Ngay đoạn thơ đầu chúng ta đã bắt gặp một cái ao bèo cũng không lớn lắm. Cảnh sắc thiên nhiên mùa thu không chỉ được tác giả nhìn bằng mắt thường mà còn được cảm nhận bằng tất cả tâm hồn. Cảnh thu đã được vẽ bằng những nét vẽ tài hoa và tinh tế đến từng đường nét.

– Tựa đề Thu Điếu được dịch là “mùa thu, câu cá”, nên cảnh được chú ý trước hết là cái ao. Và trong làn nước ao đó phản chiếu sắc trời xanh biếc. Nhưng cái “lạnh lẽo” của mùa thu dường như đang toát ra từ cái màu nước “trong veo” kia. Sóng nước chỉ “hơi gợn tí” do làn gió thu se sắt kia thổi qua. Trong cái lạnh đặc trưng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ trên một chiếc áo nhỏ chiếc thuyền câu cũng chỉ “bé tẻo teo”. 

– Trong cảnh thu đó tác giả miêu tả một chiếc lá vàng bị đứt lìa cành, rơi nghiêng theo gió, như tạo nên một nét chấm phá đầy ấn tượng cho bức tranh. 

– Ở phía trên là một bầu trời xanh trong và cao thẳm với “tầng mây lơ lửng”, tạo một phối cảnh đẹp cho không gian bên trên.

– Không gian được mở rộng ra hai bên là những cái ngõ nhỏ “quanh co” rợp bóng tre mở ra một màu xanh bất tận. Nhưng trong không gian ấy lại vô cùng tĩnh lặng không một bóng người, không một tiếng chó sủa, gà kêu.

– Hình ảnh ông lão ngồi câu cá đã tạo nên đường nét chấm phá sinh động cho bức tranh. Dáng ngồi “tựa gối ôm cần” dường như cố tình thu mình cho nhỏ lại, lặng lẽ và đăm chiêu đến độ có thế nghe được cả những thanh âm chỉ thoảng qua như thế.

b, Khung cảnh thiên nhiên thân thuộc mang đậm hồn quê đất Việt

Ngay giữa xóm làng cô liêu và “vắng teo” đó mỗi âm thanh dường như chỉ nhỏ nhẹ vừa để tôn thêm vẻ đẹp tĩnh lặng của không gian. Trong không gian đó, gió nhẹ thổi với những đợt sóng “hơi gợn”, lá cây “khẽ đưa”, mây lơ lửng và trong ngõ vắng quanh co đó ông lão chỉ cần buông nhẹ cần câu trong nước là thấy con cá động dưới chân bèo…Tác giả đã dùng động để tả tĩnh. Cái tài tình của thi nhân lúc này đó là tạo được sự hài hòa tuyệt đối giữa cảnh vật và con người. 

Trong khung cảnh đó có một lão ngư trong dáng ngồi trầm mặc, đơn côi. Thuyền đã “bé tẻo teo” nhưng người dường như càng cố thu mình lại cho bé hơn, đắm chìm trong suy tư mà không để ý đến chuyện câu cá.

Dàn ý phân tích bài thơ Thu Ẩm 

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.

Cảnh thu được vẽ qua vẻ đìu hiu của làng quê 

– Mở đầu bài thơ là một cảnh thu quen thuộc ở nơi xóm vắng tịch mịch. Nơi đó có “Năm gian nhà cỏ thấp le te”. Một ông lão đã ngất ngưởng say bên vò rượu và thu cả đất trời vào hồn thơ. Nhân vật trữ tình đã chuếnh choáng hơi men nhưng vẫn không kém tinh nhạy sắc sảo.

–Trong cái ngõ nhỏ điển hình của làng quê nghèo vùng đồng bằng Bắc Bộ đó có cảnh: con đường quanh co, sâu hun hút, cây lá xanh rì. Nên không gian đã tối càng tối hơn vì chỉ thỉnh thoảng lại lập lòe đôi ánh lửa đom đóm.

– Hàng giậu trước nhờ như được phủ một “màu khói nhạt”. Đó chính là khói bếp lẫn sương thu tạo nên một buổi chiều muộn lung linh, huyền ảo.

– Lúc này, trên ao có những con sóng chắc cũng chỉ lăn tăn “hơi gợn tí” nhưng được phản chiếu ánh trăng, lấp lánh. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài được vẽ dưới bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa. 

– Da trời được nhuộm một màu xanh muôn thuở nhưng vẫn chứa đầy tâm trạng trong ánh nhìn liên tưởng của cặp mắt “không vầy cũng đỏ hoe” của thi nhân.

-Trong hai câu thơ trên thi thoảng còn vang vang đôi chút âm thanh một tiếng ngỗng lạc đàn, tiếng lá rơi “khẽ đưa vèo”, tiếng con cá “đớp động dưới chân bèo…” Đến bài thơ này thì tịnh không có một tiếng động nào. Nhưng dù chỉ là tả thoáng qua nhưng cảnh vẫn rất đẹp, đủ sức lay động hồn thơ của thi nhân đang uống rượu thưởng trăng để hiện lên trang thơ bao hình ảnh kỳ thú. 

Nhưng trong cảnh thu ấy gần như thiếu vắng sự sống của con người bởi vì lúc này nhà thơ vẫn còn đơn côi bên chén rượu. Việc uống rượu lúc này chỉ để giải sầu, nhưng khi đã uống đến “say nhè” rồi mà nỗi sầu muộn đâu có vơi. Ngược lại, nhờ thơ lại càng chìm trong nỗi buồn. Men rượu đã khiến cho nỗi buồn càng trở nên quặn thắt. Việc tự nhận mình là “ông say” (Túy ông), nhưng trong thâm tâm Nguyễn Khuyến đâu có say vì rượu”:

“Túy ông ý chẳng say vỉ rượu

Say vì đâu, nước thẳm với non cao”

(Uống rượu ở vườn Bùi)

Câu thơ “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” đã ẩn chứa bao điều thầm kín mà nhà thơ không thể nói thành lời. Nhưng sức truyền cảm của nó lại mạnh hơn mọi lời bộc bạch.

Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài viết gợi ý

– Giới thiệu Nguyễn Khuyến và hoàn cảnh sáng tác ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

– Phân tích ba bài thơ thu để chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam theo những hướng dẫn sau:

1. Riêng nét của mỗi bài

một. Thu vịnh: Hồn thu Việt Nam.

b. Thu điếu: Làng cảnh Việt Nam.

c. Thu ẩm: Khí thu Việt Nam.

Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến

2. Chung đặc sắc của ba bài

một. Đặc trưng của trời thu Việt Nam, làng cảnh Việt Nam: bầu trời xanh ngắt, cần kiến ​​trúc, làn áo dài, ánh trăng.

b. Phần bỏ quy ước công thức để mô tả trực tiếp vùng đồng bộ Bắc Bộ.

c. Tinh tế tự nhiên nhận dạng dưới nhiều góc độ.

d. Thống nhất các yếu tố cấu thành theo nguyên tắc thi pháp của thơ Đường cổ điển: giữa động và tĩnh, không gian và thời gian để đưa lên tâm hồn sâu lắng, giàu chất suy tưởng.

e. Làm thơ mùa thu mà không muốn làm, Câu cá mùa thu mà lại hững hờ không câu được, Uống rượu mùa thu nhưng vừa rồi …

Đọc thêm: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Mẫu bài phân tích chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến 

Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng. Ông được biết đến là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Trung Đại. Có rất nhiều giai thoại thú vị kể về sự gắn bó của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông không chỉ là một vị quan chính trực, thanh liêm hết lòng vì nhân dân mà còn là một người có tâm hồn giàu xúc cảm luôn muốn mở rộng và gắn bó với thiên nhiên, làng quê và quê hương đất nước. Ba bài thơ trong chùm thơ thu của ông đã đặc tả một bức tranh thu đặc sắc. Với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

Trước hết, chúng ta sẽ đi vào phân tích và tìm hiểu về bài thơ Thu điếu. 

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Mở đầu của bài thơ này, tác giả đã miêu tả một chiếc ao thu. Tả mặt ao thôi nhưng nhà thơ đã sử dụng rất nhiều từ ngữ để vẽ lên như các tính từ: “lạnh lẽo”, “trong veo”, “sóng biếc” và “gợn tí”. Chúng ta thấy những từ này đều có điểm chung là sự mang đến cảm giác của sự vắng lặng, cô độc và lạnh lẽo. Khi mùa thu tới thường mang theo không khí lạnh và dường như cái lạnh của thiên nhiên cũng khiến cho lòng người cảm thấy “lạnh lẽo” và hiu quạnh. 

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Ở đây, ao thu đã không còn mang đến sự lãng mạn, dịu dàng nữa mà đã bị choáng ngợp bởi nỗi cô đơn trong lòng người. Cũng chính vì thế mà tác giả đã gieo vần “eo” ở một loạt các câu như “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo”, “khẽ đưa vèo”. Để miêu tả bức tranh thu cô quạnh này, nhà thơ Nguyễn Khuyến còn sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh. Tác giả đã vẽ lên hình ảnh một chiếc thuyền trôi lững lờ chậm chạm mà như không trôi. Kết hợp với đó là hình ảnh chiếc lá lại rơi xuống khẽ đưa vèo đã tạo nên sự cao trào về vẻ tĩnh lặng.

Đến đoạn thơ thứ hai, tác giả đã di chuyển điểm nhìn của mình lên không gian bầu trời và mặt đất. Và ở đó cũng chỉ thấy một màu cô độc, hoang vắng:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Tác giả đã nhìn lên bầu trời thu xanh ngắt và thấy chỉ có những tầng mây lửng lơ, nhẹ nhàng trôi. Điều này tạo giác lạc lõng, vô định, không biết trôi về đâu, với mục đích gì. Tầng mây lúc này giống như một con người cô độc đang cảm thấy cô đơn và không thể tìm ra lối thoát. Đến cả hình ảnh ngõ trúc thông thường sẽ đông người qua lại nhưng hôm nay cũng vắng teo không có một ai. Vì quá chán chường với những khung cảnh hiện tại, tác giả đã lại quay về với thú vui câu cá của mình:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Chiếc ao vắng lặng với nước trong veo khiến cho người câu cá không dễ. Chính vì thế mà tác giả mới thốt lên rằng câu lâu rồi mà không được cá. Ở đây ta thấy nhà thơ đã sử dụng hình ảnh đặc biệt “tựa gối ôm cần”. Nhà thơ mặc dù ung dung ngồi câu cá mà trong lòng vẫn chứa đựng nhiều điều trắc ẩn. Ông đã về quê ở ẩn nhưng trong lòng thi nhân vẫn cảm thấy bế tắc, buồn bã trước thời thế.

Tiếp đến, chúng ta hãy phân tích bài thơ Thu Ẩm: 

“Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè”.

Trong bài Thu ẩm này, chúng ta đi cảm nhận hồn thu, dáng thu dựa theo tâm tư của nhà thơ. Ngay khi mở đầu, bài thơ đã giới thiệu cảnh ngôi nhà, vườn cây cho tới cánh đồng, rặng tre, ngõ xóm… Đọc những câu thơ trên, chúng ta dường như cảm nhận được cảnh vật có sự biến đổi đầy thú vị và bất ngờ:

“Ba gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu, đóm lập loè.

Bức tranh thu đã được hiện lên với hình ảnh ngôi nhà cỏ thấp le te. Từ “le te” có nghĩa chỉ ngôi nhà đó rất đơn sơ và lụp xụp. Đã thế, không gian xung quanh lại điểm thêm những đốm sáng lập lòe của đom đóm. Và đứng trong ngõi tối đêm sâu đó nhìn ra không gian lại càng cô quạnh, heo hút.

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Tiếp theo ta thấy bức tranh thu tiếp tục hiện lên sau lớp sương thu mỏng phất phơ như làn khói. Điều này đã khiến cho khung cảnh trở nên mờ nhạt trong màu đêm tối chập choạng. Hình ảnh ao thu được nhắc đến không lạnh lẽo trong veo nữa mà đã chuyển đổi cảm giác lóng lánh bóng trăng. Lúc này, bóng trăng đã tỏa sáng rát bạc lên mặt nước long lánh, trông thật thú vị nhưng cũng đong đầy cảm xúc:

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,

Mắt lão không vẩy cũng đỏ hoe”.

Thời gian tác giả tả bức tranh thu đấy là vào chập tối. Thế mà bầu trời lại như được ai nhuộm màu xanh ngắt. Và khi ông lão nhìn lên bầu trời thì thật kỳ lạ! “Mắt lão” – Mắt của nhân vật trữ tình lúc này không vầy đã đỏ hoe. Những hình ảnh này đã diễn tả tâm trạng buồn bã chán chường, tìm đến rượu để giải sầu. Nhà thơ không say mềm mà chỉ say nhè nhẹ với tâm trạng buồn bã. Chúng ta có thể thấy mùa thu thật hợp để có thể nhâm nhi đôi ba chén rượu.

Đến bài Thu vịnh chúng ta bắt gặp một tâm hồn thi sĩ miêu tả mùa thu với những nét vẽ cực kỳ ấn tượng:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.

Mở đầu bức tranh thu, chúng ta thấy hình ảnh bầu trời bát ngát bao la:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”

Nếu như trong bài thơ Thu Điếu, chúng ta thấy tác giả mieu tả bầu trời có từng lớp mây lửng lỡ trôi. Thì trong bài, Thu vịnh, tác giả đã miêu tả bầu trời thu đó với màu xanh thăm thẳm. Ta có thể cảm nhận bầu trời tưởng chừng như rất cao, với nhiều tầng nhiều lớp. Giữa bầu trời khung cảnh bầu trời bao la ấy, nổi bật lên hình ảnh một chiếc cần trúc cong cong đang rung rinh, lơ phơ trước gió. Đây là một cảnh tượng vừa động vừa tĩnh đầy cuốn rũ và hấp dẫn của mùa thu.

“Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

Sau khi khi vẽ bức tranh thu qua cảnh bầu trời, nhà thơ tiếp tục di chuyển điểm nhìn vẽ tranh qua những nét dưới mặt đất. Mùa thu được hiện lên qua nước biếc của mặt ao, qua tầng khói bao phủ lờ mờ. Nước biếc lúc này không còn có màu xanh thông thường nữa là lẫn vào màu khói trở nên huyền ảo và mông lung. Tiếp đến là hình ảnh song thưa hay cái cửa sổ của căn nhà được ánh trăng chiếu lọt vào. Có thể thấy, cảnh vật ở bốn câu thơ này đã được tác giả miêu tả ở các thời điểm khác nhau.

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?”

Nếu như trong những câu thơ trên, nhà thơ đi miêu tả cảnh vật với cái nhìn khách quan thì ở đây, tác giả đã bộc cảm xúc của bản thân. Tác giả nhìn chùm hoa đang nở trước mắt mà lại nghĩ đó là hoa năm ngoái. Lúc này, tâm trạng của tác giả đang lùi về quá khứ. Và để rồi khi bất chợt nghe tiếng ngỗng nước nào, tác giả mới giật mình quay về thực tại không biết âm thanh đó từ đâu và đã trở nên rất quen thuộc mỗi độ thu về.

 “Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Trong khung cảnh thu đó, tác giả bỗng trở nên có hứng để làm thơ, nhưng rồi chợt nhận ra tài thơ còn thua kém. Nên ông tự nghĩ rằng mình chưa đủ nhân cách và khí phách như ông Đào Tiềm nên cảm thấy thẹn. Câu thơ kết đầy lấp lửng nhưng kín đáo, đã khiến cho bài thơ thêm chất suy tư, chiêm nghiệm.

Thông qua việc phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của mùa thu. Mỗi một bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thu riêng lẻ với vẻ khác nhau nhưng chúng đều chất chứa một nỗi buồn mênh mang. Chúng ta thấy nỗi buồn đã nhuốm trong cảnh vật cho đến tâm trạng con người.

Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến – Tạp Chí Giáo Dục

Tham khảo thêm:

Phân tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Phân tích tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here