Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không?

Date:

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không? Đội mũ cho trẻ sơ sinh như thế nào đúng cách? Tất cả các thắc mắc này sẽ được Tạp Chí Giáo Dục sẽ giải đáp cho các bậc cha mẹ!

Mũ là một trong những vật dụng giữ ấm thường được ba mẹ sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chiếc mũ không chỉ có tác dụng che chắn mà còn giúp giữ ấm phần đầu của trẻ hiệu quả. Nhất là khi trời lạnh, chiếc mũ trở thành “lá chắn” giúp bảo vệ đầu và trán của trẻ tránh bị lạnh.

Đội mũ thóp cho trẻ có tác dụng gì?

Đội mũ thóp cho trẻ có tác dụng gì?

Từ xưa đến nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau việc phải đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu. Nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của chiếc mũ thóp như thế nào? Và việc đội mũ thóp ra sao thì đảm bảo an toàn cho bé. Để hiểu rõ được vấn đề này, các bạn phải biết thóp là gì? 

Thóp thực chất là phần xương sọ mềm dẻo có thể co bóp trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương của hộp sọ sẽ có tác dụng bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi này bé sẽ bị đau và có nguy cơ xuất huyết trong não, vùng mắt và màng xương rất nguy hiểm.

Trên thực tế, việc đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa khoa học đặc biệt quan trọng. Không chỉ giúp giữ ấm phần đầu cho bé mà còn giúp che chắn và bảo vệ phần đầu trước những tác động của môi trường. Đội mũ thóp cho trẻ rất quan trọng đặc biệt là khi thời tiết lạnh, khi phòng không đủ ấm sẽ giúp bé tránh bị mất nhiệt và cảm lạnh.

Có nên đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh không?

Mặc dù theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì việc đội mũ thóp cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. Nhưng các bác sĩ Nhi Khoa lại có quan điểm khác về việc đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ thì việc đội mũ che thóp là cần thiết nhưng nó chỉ tránh việc trẻ bị va đập mạnh ở phần đầu và giúp giữ ấm cho bé khi lạnh.

Nhưng nếu việc che thóp quá kỹ sẽ khiến cho bé bị chảy mồ hôi đầu. Hiện tượng này rất dễ nhầm lẫn với việc ra mồ hôi trộm nên nhiều người lại nghĩ con bị thiếu canxi. Chưa kể, việc đội mũ thóp trùm đầu cho con còn khiến cho bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn về mặt sức khỏe. 

Theo các bác sĩ, hội chứng SIDS (Đột tử) chính là mối nguy cơ hàng đầu cần quan tâm khi chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến khi chúng được một tuổi. Theo tiến sĩ David Meduna – Uỷ viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (FAAP) đã cho biết trẻ sơ sinh không nên đội mũ thóp quá nhiều khi từ bệnh viện về nhà vì chúng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS ở trẻ.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo ba mẹ chỉ nên đội mũ thóp cho con để giữ ấm trong trường hợp thời tiết lạnh dưới 25 độ C, khi bé vừa tắm xong, lúc bé nằm trong phòng máy lạnh và khi đi ra khu vực có gió. Khi trời nắng và nhiệt độ phòng trên 30 độ, ba mẹ nên bỏ mũ thóp ra để đầu của bé được thông thoáng. Vì với trẻ sơ sinh đầu của bé chính là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt nhưng cũng giúp giải phóng đến 85% nhiệt độ trong cơ thể.

Tham khảo thêm: Phương pháp glenn doman có tốt không?

Những tác hại khi đội mũ cho trẻ sơ sinh không đúng cách?

Những tác hại khi đội mũ cho trẻ sơ sinh không đúng cách?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe của bé. Dưới đây là các tác hại thường gặp: 

Dễ gây ra hiện tượng nóng và ngạt khi ngủ

Ba mẹ có biết đầu của bé sơ sinh chính là nơi giải phóng đến 85% nhiệt lượng trong cơ thể. Nếu bạn cho bé đội mũ thường xuyên sẽ khiến cho phần đầu của bé bị bí, nóng khi ngủ. Trừ những trường hợp bé sơ sinh thiếu tháng hay bị mắc bệnh thì các bạn không cần thiết lúc nào cũng phải đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh. 

Đối với trẻ sơ sinh khi đã được 2-3 tháng, ba mẹ nên bỏ mũ ra cho con để đầu bé được thông thoáng. Đồng thời giúp cho cơ thể bé có thể điều hòa thân nhiệt qua đầu tốt hơn. 

Cản trở đến quá trình da tiếp da giữa mẹ và bé

Thay vì đội mũ thóp để giữ ấm cho con. Các bạn nên sử dụng biện pháp da tiếp da để ủ ấm cho bé nhiều hơn. Với cách này sẽ giúp bé giảm đáng kể tình trạng giảm thân nhiệt cho trẻ trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau sinh. Chính vì thế, ba mẹ đừng quên da tiếp da cho bé ngay từ khi sinh ra nhé. 

Gây ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu ở trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, các bé sẽ tuần hoàn máu não một cách tích cực nhất ở vị trí đầu. Chính vì thế mà đầu của trẻ sơ sinh sẽ thường xuyên nóng hơn đầu người lớn. Mẹ lưu ý nên để đầu bé được thoáng mát sẽ giúp cho việc tuần hoàn máu não được thông suốt từ đó trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. 

Ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc của trẻ

Trên thực tế đã chứng minh, các bé thường xuyên đội mũ thóp sẽ mọc tóc chậm hơn so với các bé ít đội. Nguyên nhân là do đội mũ nhiều khiến cho khả năng tuần hoàn máu não giảm, chân tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ nên chậm mọc. Chưa kể, các bé đội mũ nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh ngoài da như gàu, đóng vảy, nấm…Những bệnh này đều do bé đội mũ nhiều mồ hôi không thoát ra được khiến cho vi khuẩn sinh sôi, tích tụ gây bệnh trên da đầu của bé. 

Ảnh hưởng đến sợi dây liên kết giữa mẹ và bé

Khi bé mới sinh chỉ có thể nhận biết mẹ qua mùi cơ thể và tiếng. Chính vì thế khi đội mũ thóp che kín đầu sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của bé với mùi hương đặc biệt này. Nó sẽ ảnh hưởng đến sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và con. Do đó, các bà mẹ hạn chế đội mũ quá nhiều để hai mẹ con có thể da tiếp da để tăng thêm sự gắn kết nhé.

Có nên đôi mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không?

Có nên đôi mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không?

Có thể nói, chiếc mũ có nhiều tác dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Việc đội mũ cho trẻ sơ sinh là cần thiết, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần đội cho các bé. Và ba mẹ cần biết đội mũ cho bé trong khoảng thời gian hợp lý chứ không cần thường xuyên. Đặc biệt là khi ngủ, bé đã nằm trong phòng ấm áp thì nên bỏ mũ ra để đầu bé được thông thoáng.

Dưới đây là một số lý do vì sao, ba mẹ không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh thường xuyên:

Xem thêm: Cách dạy con kiểu nhật giai đoạn 0 tuổi

Làm ảnh hưởng tới sợi dây kết nối giữa mẹ và bé

có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh

Mỗi một em bé sinh ra đều có một mùi hương đặc trưng để liên kết với mẹ của mình. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, mùi hương này có ý nghĩa đặc biệt quan trong thể hiện được sự gắn kết giữa mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh nở. Do đó, việc đội mũ che kín đầu sẽ là bức tường cản trở người mẹ tiếp xúc trực tiếp mới mùi hương này khiến cho sự liên kết giữa mẹ và bé bị giảm.

Gây nóng bức cho bé

Theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phần đầu của bé chính là nơi giải phóng đến 85% nhiệt lượng trong cơ thể. Cho nên nếu cho bé đội mũ thường xuyên sẽ khiến cho nhiệt độ trong cơ thể bé không được giải phóng ra. Điều này sẽ làm cho bé dễ nóng bức, đổ mồ hôi. Khi bé bị nóng sốt tốt nhất ba mẹ nên bỏ mũ ra cho con để nhiệt được giải phóng.

Cản trở tuần hoàn máu ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh thì tuần hoàn máu sẽ tích cực nhất ở tại vị trí đầu. Vì thế, đầu của trẻ sơ sinh sẽ thường nóng hơn so với người lớn. Ba mẹ muốn hoạt động tuần hoàn máu ở trẻ được thông suốt thì đừng quên bỏ mũ ra cho bé khi ngủ nhé.

Ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc

Ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc

Trên thực tế, các bé thường xuyên đội mũ sẽ có xu hướng móng tóc chậm và tóc yếu mỏng hơn các bé khác. Nguyên nhân vì tóc cũng cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mới phát triển được. Nếu đội mũ quá lâu sẽ gây cản trở lưu thông máu khiến cho tóc dễ bị gãy rụng hơn.

Chưa kể, bé đội mũ quá lâu sẽ khiến mồ hôi đổ ra nhiều hơn. Nếu không được làm sạch kịp thời sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.

Khi nào nên đội mũ cho trẻ sơ sinh?

Khi nào nên đội mũ cho trẻ sơ sinh?

Việc đội mũ cho trẻ sơ sinh là cần thiết, nhưng ba mẹ cần phải biết linh động để áp dụng cho phù hợp. Dưới đây là một số các trường hợp nên đội mũ cho trẻ sơ sinh:

  • Nên đội mũ cho các bé sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân hay sức khỏe đề kháng kém. Khi bé đã khỏe mạnh và cứng cáp hơn hạn chế đội mũ cho bé.
  • Ngay khi trẻ vừa được sinh ra nên đội mũ cho trẻ. Vì bé vừa mới thoát ra khỏi môi trường ấm áp bên trong tử cung nên phải đội mũ để bé không cảm thấy lạnh.
  • Sau khi tắm cho bé xong mẹ cũng cần đội mũ. Vì lúc này, nhiệt độ cơ thể của bé xuống thấp. Việc đội mũ sẽ giúp giữ ấm tránh làm mất thân nhiệt cho bé.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, trời lạnh giá cần phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ. Mẹ cũng nên đội mũ khi cho bé đến những nơi có gió to.

Nên đội mũ cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?

Khi trẻ được sinh ra, bé sẽ rời khỏi môi trường ấm áp của tử cung để hòa nhập với môi trường xung quanh. Lúc này, các bé sẽ cảm thấy lạnh do chưa quen môi trường bên ngoài. Nên ngay lập tức các y tá sẽ đội mũ cho trẻ. Nhưng sau khi trẻ sơ sinh đã rời khỏi bệnh viện. Bé sẽ không cần phải đội mũ vào mọi nơi mọi lúc trừ khoảng thời gian mùa thu hoặc mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp. 

Tóm lại, các bạn chỉ nên đội mũ cho bé sơ sinh trong các trường hợp khi bé vừa lọt lòng. Khi đi từ bệnh viện về đến nhà. Hoặc trong điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp mà nhà của bạn không đủ ấm. Còn trong các trường hợp còn lại việc đội mũ không quá cần thiết. 

Ba mẹ cũng cần phải linh động trong việc lựa chọn thời điểm đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh, không nhất thiết là lúc nào cũng phải đội. Dưới đây là một số trường hợp nên đội mũ cho bé trong các trường hợp sau:

– Đối với trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân, sức đề kháng kém thì việc đội mũ thóp là cần thiết. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé và hỗ trợ cho quá trình phát triển được thuận lợi và dễ dàng hơn.

– Sau khi tắm, nhiệt độ trên cơ thể bé thường xuống thấp hơn. Lúc này, ba mẹ có thể đội mũ cho bé một lúc để có thể giữ ấm và tránh làm mất nhiệt cho đến khi thân nhiệt của bé được tăng lên bình thường.

– Khi mẹ đưa bé đi đến những nơi có nhiều gió vào thời tiết mùa đông hoặc mùa thu. Việc đội mũ thóp sẽ giúp giữ ấm cho bé trong trường hợp này. 

 Cuối cùng, ba mẹ nên cho bé sơ sinh ở trong khu vực phòng thoáng đãng, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ, tránh nơi gió lùa. Khi cần cho bé ra bên ngoài thì nên cho bé vào xe đẩy được che chắn kỹ càng, nhất là phần đầu, cổ, chân của bé phải được giữ ấm tránh trường hợp bị cảm lạnh.

Tham khảo thêm: TOP 5 món đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi

Hướng dẫn mẹ cách chọn mũ thóp phù hợp cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn mẹ cách chọn mũ thóp phù hợp cho trẻ sơ sinh

Ngoài chuyện quan tâm đến việc đội mũ thóp cho trẻ khi nào. Thì ba mẹ cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn mũ thóp sao cho phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố các bạn tham khảo:

Về chất liệu, ba mẹ nên chọn những chiếc mũ được làm từ cotton mỏng, mềm mại. Những chất liệu này sẽ giúp thấm hút mồ hôi tốt giúp bé luôn thoải mái. Vì trẻ sơ sinh thường ra nhiều mồ hôi nên ba mẹ cần chọn chất liệu thấm hút được sẽ tốt hơn. Nếu không khi mồ hôi không thấm vào mũ sẽ tạo nên một môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển. Tốt nhất, ba mẹ nên chọn mua mũ từ các loại vải kháng khuẩn, co giãn tốt cho bé.

Về mặt kích thước, ba mẹ nên chọn mũ có size vừa vặn với đầu bé. Không chọn cho bé những chiếc mũ quá rộng hoặc quá chật. Những chiếc mũ chật sẽ bó chặt vào đầu gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu và sự phát triển của bé sau này. Còn với mũ rộng dễ gây nguy cơ bịt đường thở của bé khi bị chùm xuống mũi.

Về mặt kiểu dáng, ba mẹ có thể chọn cho con những chiếc mũ thóp ngang đầu để đội cho bé khi con đi ngủ nếu muốn giữ ấm vào ban đêm. Chỉ nên đội mũ kín đầu cho bé nếu đi ra ngoài trời hay ở trong nhà trong những ngày thời tiết lạnh. Trời lạnh ngoài mũ trùm đầu các bạn còn thể chọn mũ lông hình con vật cũng rất đáng yêu.

Bài viết trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã giải đáp cho ba mẹ thắc mắc có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không? Theo đó, ba mẹ không nên đội mũ cho bé mọi lúc mọi nơi và nên chú ý đến nhiệt độ, sức khỏe và thời điểm các mùa trong năm. Ba mẹ đừng đội mũ quá thường xuyên khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé!

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here