Thế giới này phức tạp đầy rẫy nguy hiểm đang rình rập bé mỗi ngày. Nên để bảo vệ con mình trước mối nguy hại từ cuộc sống. Ba mẹ đừng quên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ. Bài viết dưới đây của Tạp Chí Giáo Dục sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
Ở giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi, trẻ em rất tò mò và thích khám phá thế giới. Nếu không được trang bị các kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bản, các bé sẽ rất dễ rơi vào những tình huống nguy hiểm.
Vậy kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là những hiểu biết của cá nhân về các đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh và từ đó có khả năng phán đoán đưa ra các hành động phù hợp để bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng được hiểu là sự phòng vệ giúp bản thân có thể tránh xa các mối nguy hiểm từ thế giới bên ngoài.
Tại sao cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm?
Bắt đầu từ 3 tuổi trở đi là bé đã có thể tự đi chơi hoặc tham gia các hoạt động xã hội cùng bạn bè được rồi. Tuy nhiên, vì bé còn quá nhỏ mà thế giới xung quanh lại có nhiều hiểm nguy rình rập. Nên nếu ba mẹ muốn dạy con có thể khám phá thế giới một cách an toàn thì đừng quên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm.
Theo thống kê mới nhất hiện nay, các hành vi xâm hại trẻ em chủ yếu xảy ra do các bé ít được ba mẹ quan tâm và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ xấu thực hiện hành vi của mình. Tính tới đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại đã tăng nhanh với con số hơn 1400. Trung bình 1 ngày cả nước có tới 7 trẻ em bị xâm hại tình dục.
Con số trên đây khiến chúng ta không khỏi giật mình và cần có biện pháp để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Và dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm: Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
6 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà ba mẹ nên trang bị cho trẻ
Trẻ em bước vào giai đoạn từ 3 tuổi trở lên rất thích tìm tòi mọi thứ. Nên lúc này, ba mẹ cần trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm. Dưới đây là 6 kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà bé cần có:
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn khi tự chơi
Khi trẻ chơi một mình hoặc chơi với các bạn cũng cần trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Vì trong quá trình chơi, các con cũng có thể gặp một số mối nguy hại từ các đồ vật trong gia đình như: phích nước, ổ điện, dao, kéo, cầu thang… Việc của bạn đó là hướng dẫn các con biết được đâu là đồ chơi, đầu là đồ dùng trong gia đình. Đồng thời, ba mẹ cũng phải giải thích cho bé đâu là đồ vật an toàn và đâu là đồ vật không an toàn.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ
Trẻ em ở lứa tuổi này thường có tâm lý ưa nịnh nên rất dễ bị các đối tượng lạ dụ dỗ bởi các món đồ chơi hay đồ ăn ưa thích. Do đo, ba mẹ cần chỉ dạy con tuyệt đối không được đi theo người lạ khi không có bố mẹ ở bên. Để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phụ huynh nên đưa ra các bài kiểm tra nhỏ để thử thách khả năng ứng biến của trẻ. Chẳng hạn, bạn đặt ra tình huống giả định có một người lạ đến trường và bảo mẹ nhờ đón bé đi cùng. Phụ huynh nên dạy trẻ cách từ chối đi theo người đó. Và cần dạy trẻ nhớ chỉ được đi theo bố mẹ hay ông bà khi đến đón mà thôi.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay cảnh báo rất nhiều về tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. Do đó, việc trang bị cho trẻ các kỹ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại rất cần thiết. Để trẻ có thể nắm vững được các kỹ năng này, ba mẹ cần phải dạy trẻ các kiến thức về giáo dục giới tính. Như lúc tắm cho con, mẹ cần hướng dẫn bé trai và bé gái không cho người lạ chạm vào bộ phận sinh dục của mình.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông hết sức quan trọng. Với những kỹ năng này sẽ giúp trẻ tránh được những mối nguy hại khi tham gia giao thông. Ba mẹ cần hướng dẫn con một số kỹ năng cơ bản như: đội mũ bảo hiểm khi lên xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô. Khi đi bộ sang đường chỉ nên sang ở khu vực có vạch kẻ đường màu trắng và một số quy tắc cơ bản trên đường…
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Trong hoàn cảnh nguy hiểm, ba mẹ nên dạy con cách kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Hãy dặn trẻ la lớn hoặc khóc to khi có người lạ tự nhiên đến dắt con đi. Cùng với đó, ba mẹ hãy dặn con cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Như dạy con biết tìm chú công an, chú bảo vệ, chú cảnh sát giao thông để nhờ giúp đỡ. Những người này đều đáng tin tưởng và giúp con có thể tránh gặp phải những mối nguy hiểm.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách ghi nhớ các thông tin quan trọng
Việc tự ghi nhớ các thông tin quan trọng sẽ là cứu cánh cho bé khi không may bị thất lạc ba mẹ và người thân. Trên thực tế, trẻ em rất ham chơi nên dễ bị lạc ở những nơi đông người. Trong tình huống này, ba mẹ cần dạy con bình tĩnh và điều quan trọng là phải nhớ được số điện thoại của ba mẹ, địa chỉ của gia đình để tìm được sự giúp đỡ. Để con có thể nhớ được số điện thoại hay địa chỉ nhà trong các trường hợp khẩn cấp thì hàng ngày ba mẹ phải nhắc cho con nhớ và học thuộc.
Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
Để dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Ba mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng trẻ
Nói chuyện với trẻ chính là cách giúp bạn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân tốt nhất. Ba mẹ cần nhẹ nhàng trò chuyện với con và dạy con cách xử lý các vấn đề một cách nhanh và hiệu quả nhất. Nói chuyện cho trẻ hàng ngày còn tạo điều kiện giúp ba mẹ biết được những chuyện bé đã trải qua. Bố mẹ có thể giải quyết nhanh cho con.
Không nên quát mắng bé
Khi trẻ mắc lỗi hạn chế không được quát mắng trẻ. Vì điều này sẽ khiến cho bé lo sợ khi bé gặp vấn đề sẽ không chia sẻ với ba mẹ nữa. Nếu sau này con gặp vấn đề như xâm hại hay bạo lực học đường vì sợ không chia sẻ với ba mẹ sớm. Hậu quả sẽ thật đáng tiếc. Do đó, ba mẹ không nên quát nạt con khi bé gặp lỗi mà phải tìm cách tâm sự với con để bé hiểu ra và làm theo sẽ đúng hơn.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ việc hiểu nguyên nhân – kết quả
Khi trẻ đã bắt đầu nhận thức được các vấn đề liên quan đến nguyên nhân – kết quả. Cha mẹ cần thường xuyên rèn luyện cho trẻ tư duy này để giúp cho trẻ có hành động đúng đắn hơn trong mọi tình huống. Các bạn có thể ví dụ cho trẻ như: Nếu con đi cầu thang nhanh sẽ có thể bị vấp ngã. Hay nếu con không đợi nước nguội mới chạm vào cốc thì con có thể bị bỏng.
Một số nguyên tắc khi dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. Ngay từ khi các bé bước vào độ tuổi 2-4 đã đã trang bị cho con các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Và bảo vệ bản thân là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với trẻ khi bắt bắt đầu tham gia vào xã hội. Khi dạy cho con kỹ năng này, ba mẹ cần phải nắm được một số các nguyên tắc sau đây:
Ba mẹ nói chuyện và trao đổi thường xuyên với trẻ
Nói chuyện là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu được vấn đề con đang gặp phải. Từ đó kéo gần khoảng cách giữa ba mẹ và con cái. Việc thường xuyên trao đổi với con còn giúp cho ba mẹ tạo được niềm tin với con. Ngoài ra, từ trong các câu chuyện ba mẹ sẽ nắm được vấn đề con đang gặp và hướng dẫn con cách giải quyết tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để ba mẹ có thể nói chuyện với con đó là lúc đi dạo, lúc đang làm việc nhà hay trước khi đi ngủ…Hãy giữ một thái độ bình tĩnh và dịu dàng khi nói chuyện với con. Như vậy, bé mới sẵn sàng chia sẻ cho ba mẹ.
Khi trẻ sai hãy bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu:
Một trong những lỗi thường thấy ở các bậc phụ huynh đó chính là khi trẻ mắc lỗi thường quát mắng trẻ. Điều này sẽ thực sự phản tác dụng khiến cho sợ sệt mà lâu dần còn hình thành tâm lý phản kháng. Cách tốt nhất là khi gặp vấn đề này, ba mẹ cần đặt mình vào tình huống của con để xử lý. Khi bé sai hãy bình tĩnh lắng nghe và giải thích cho con rằng con đã sai ở đâu. Sau đó mới tiến hành trách phạt con theo hình thức phù hợp. Tuyệt đối không dùng đòn roi sẽ khiến con bị tổn thương về thân thể và tâm lý.
Sử dụng cách đóng kịch để dạy kỹ năng tự vệ cho trẻ
Theo các nhà khoa học chia sẻ thì trẻ chỉ có thể hiểu được 10% những gì được nghe, 40% những gì trẻ nhìn thấy, 60% những gì trẻ nhắc lại và 90% những gì trẻ vừa nói và làm. Chính vì thế, ba mẹ hãy thử vận dụng cách đóng kịch để có thể giúp cho bé nắm được kỹ năng tự vệ tốt nhất.
Ba mẹ có thể cùng con diễn lại những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như ba mẹ đóng vai là người lạ đến nhà hỏi thăm bé. Lúc này, người lạ sẽ đưa cho bé một túi kẹo và dụ đi chơi. Nếu bé đồng ý ba mẹ sẽ giả vờ làm động tác bắt cóc con. Sau đó, ba mẹ sẽ rút ra cho con bài học rằng. Khi gặp người lạ dù được cho cái gì cũng không được phép nhận. Vì nếu nhận và đi theo, con sẽ bị bắt cóc. Như vậy, với việc đóng kịch giả định đã giúp cho ba mẹ dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ rồi đấy.
Đọc thêm: Các kỹ năng tự phục vụ
Đặt ra các quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép cho bé
Ba mẹ khi dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân cần phải tự đặt ra cho bé các quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép. Khi đặt ra các quy tắc này, ba mẹ cần đóng vai trò làm gương cho trẻ. Với mỗi quy tắc, ba mẹ sẽ đặt ra mức thưởng – phạt rõ ràng để bé có thể nhận thức được. Nên đặt ra ranh giới rõ ràng cho bé. Nếu như vi phạm các quy tắc đó sẽ gặp phải những vấn đề gì. Từ đó, bé sẽ rút kinh nghiệm và không bao giờ vi phạm.
Quy tắc đặt mật mã với người lạ
Một trong những quy tắc quan trọng nhất khi dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân đó chính là việc con tuyệt đối không được phép đi theo người lạ. Dù là người đó có nói rằng: chú đưa con đi gặp mẹ hay cô đưa con đi gặp bố nhé!…Những lời nói này đa phần sẽ giúp bé tin tưởng và đi theo. Nhưng ba mẹ cần dạy con quy tắc mật mã với người lạ. Hãy nói “Không” trong bất kỳ tình huống nào.
Sau này, nếu trẻ đã bắt đầu lớn hơn có nhận thức tốt. Ba mẹ nên dạy con quy tắc mật mã. Ba mẹ có thể áp dụng cho con khi con phải ở nhà một mình và có người lạ gọi cổng. Ví dụ như cả nhà sẽ thống nhất câu hỏi mật mã đó chính là “Con thích món đồ chơi nào nhất?” Và câu trả lời là “chiếc ô tô màu vàng”. Sau này, khi con cần phải ở nhà 1 mình nếu có người gọi cửa, bé sẽ dùng mật mã này để xác nhận xem có phải bố mẹ mình không.
Tôn trọng không gian riêng tư của con
Muốn con biết cách bảo vệ bản thân. Ba mẹ cần biết cách tôn trọng không gian riêng tư của con. Ngay từ khi bé còn nhỏ, ba mẹ đã không nên thay đồ cho con ở những nơi công cộng. Ngay cả việc tắm rửa, đi vệ sinh của con đều phải được tôn trọng. Với những nhà có con gái thì bà và mẹ mới được tắm cho bé. Đối với nhà có bé trai ba, mẹ đều có thể tắm cho con. Nhưng phải dạy con không cho phép bất cứ người lạ nào được chạm vào vùng kín của con. Điều này sẽ giúp bé học được cách bảo vệ bản thân mình tốt hơn.
Tạm kết
Việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ hết sức quan trọng. Và ba mẹ cần phải dạy cho con từ sớm để bé có thể hoàn thiện các kỹ năng này trong một quá trình dài.
Những kỹ năng có thể bạn muốn biết: