9 phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà “thành công” cho ba mẹ

Date:

Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà khó hơn rất nhiều so với những đứa trẻ phát triển bình thường. Vì trẻ tự kỷ thường chỉ tập trung vào những thứ bé thích và không bao giờ để ý đến những gì ba mẹ đang muốn nói với mình.

Muốn trẻ tự kỷ nhanh tiến bộ thì ngoài những giờ học ở trung tâm ba mẹ cần dạy trẻ tại nhà nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, Tạp chí giáo dục sẽ chia sẻ 9 kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà cho ba mẹ nhé!

Trẻ tự kỷ bắt đầu học nói chuyện khi nào?

Trẻ tự kỷ bắt đầu học nói chuyện khi nào?

Chậm nói cũng được xem là biểu hiện của trẻ tự kỷ. Thực tế theo báo cáo của nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng ¼ trẻ bị tử kỷ sẽ chậm nói. Số còn lại vẫn có thể phát triển bình thường và đạt các mốc phát triển như các em bé bình thường khác. Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ được diễn ra trong 3 năm đầu đời với các cột mốc như sau:

  • Sinh ra đến 3 tháng tuổi: Lúc này, các bé mới bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là nguyên âm đơn như: a,a..Ngôn ngữ phát ra cũng chủ yếu là tiếng khóc. Tiếng khóc sẽ là cách bé biểu hiện những mong muốn khác nhau.
  • 3 đến 4 tháng tuổi: Bé đã bắt đầu phát ra những âm thanh phức tạp hơn như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
  • 5 đến 6 tháng tuổi: Bé đã biết phát ra âm thanh với ngữ điệu, tăng giảm âm lượng, cường độ để đáp lại lời nói hay nét mặt của bạn.
  • 7 đến 12 tháng tuổi: Các bé đã bập bẹ phát ra những âm thanh đa dạng hơn. Nhiều bé đã cố gắng bắt chước lời nói của ba mẹ bằng các cụm từ như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”.
  • 12 tháng tuổi: Trẻ đã có thể bắt đầu nói được những từ có nghĩa. Trẻ có thể bắt chước bạn nói một vài từ trong cụm từ quen thuộc.
  • 14 tháng tuổi: Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn kết hợp với đó là các cử chỉ tay để bày tỏ lời nói được rõ ràng hơn.
  • 16 tháng tuổi: Bé bắt đầu gọi được: “ba ơi”, “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Thậm chí bé còn biết thêm cả gật đầu và lắc đầu để trả lời cho các câu hỏi có – không. Bé đã có thể phát âm được các phụ âm như t, d, n, w và h.
  • 18 tháng tuổi: Bé đã có vốn từ vựng khá phong phú khoảng 10 – 20 từ. Thậm chí lúc này bé đã biết được cả gồm tên “mẹ”, “ba”, “bạn bè” và một số động từ, tính từ khác. Bé cũng có khả năng nói những câu đơn giản thể hiện mong muốn của mình như: “con muốn búp bê”.
  • 18 đến 24 tháng tuổi: Bé đã có thể nói được các cụm từ gồm 2 từ trở lên cho các mục đích mới lạ hơn.
  • Trẻ trên 24 tháng: Bé đã có vốn từ vựng bao gồm: 50 đến 100 từ và biết sử dụng các câu ngắn 2 – 3 từ và đại từ nhân xưng để giao tiếp.

Từ 24 tháng đến 3 tuổi: Bé đã có thể giao tiếp cơ bản với vốn từ 200 – 300 từ, và mở rộng cụm từ từ 3 – 6 từ.

Cần phải có những kỹ năng gì khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Cần phải có những kỹ năng gì khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Theo các chuyên gia khuyến cáo thì gia đình chính là môi trường tốt nhất để dạy trẻ tự kỷ. Vì ở đó là nơi quen thuộc nên bé cảm thấy an tâm và thoải mái thể hiện bản thân. Nhưng muốn dạy trẻ tự kỷ tại nhà thì các bạn cần phải trang bị những kỹ năng sau đây:

  • Ba mẹ cần phải tinh tế nhận ra đâu là món đồ chơi hay hoạt động mà bé thích. Vì đây chính là chìa khóa giúp các bạn có thể đến được với thế giới của trẻ.
  • Ba mẹ cần phải có sự kiên trì vì trẻ tự kỷ sẽ không bao giờ ngồi im một chỗ lắng nghe bạn nói, phải rất kiên nhẫn làm đi làm lại mọi việc để giúp bé học được kỹ năng và ghi nhớ mọi việc.
  • Cần phải biết tạo không khí vui vẻ để trẻ có thể cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động.
  • Ba mẹ cần phải linh hoạt dạy con được mọi nơi, mọi lúc trong bất kỳ tình huống nào để bé có thể tiếp thu nhanh hơn.
  • Ba mẹ cần biết cách động viên và khen thưởng trẻ kịp thời. Vì trẻ tự kỷ rất quan trọng chuyện nhận được thành quả gì sau khi làm xong mọi việc.

Xem thêm: Cách dạy trẻ chậm nói

Chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà cho ba mẹ:

Không có một phương pháp giáo dục nào có thể phù hợp với tất cả các trẻ tự kỷ. Vì thế, ba mẹ cần phải hiểu rõ sở thích và lợi thế của con để tìm ra phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà phù hợp nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ cho ba mẹ tham khảo:

Tạo môi trường có cấu trúc

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà
Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Trẻ tự kỷ sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi ở trong môi trường quen thuộc có cấu trúc rõ ràng. Sự lặp đi lặp lại của môi trường sẽ giúp tăng cường khả năng học hỏi cho trẻ tốt hơn.

Tận dụng cao giao tiếp phi ngôn ngữ

Những tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các kỹ năng xã hội của trẻ tự kỷ rất hiệu quả. Đây là cách thích hợp để dạy trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn. Các tín hiệu phi ngôn ngữ mà ba mẹ có thể dạy bé đó là: nắm tay, ôm, vuốt má, giao tiếp bằng ánh mắt…Những cách này sẽ giúp cho bạn tạo điều kiện gần gũi với trẻ và giúp cho bé cởi mở hơn trong giao tiếp xã hội và cải thiện tình trạng bệnh.

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà – Thường xuyên gọi tên trẻ

Thường xuyên gọi tên trẻPhương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Việc thường xuyên gọi tên trẻ sẽ góp phần lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp cho trẻ có thể nhận ra bản thân. Lâu dần sẽ giúp hỗ trợ tăng khả năng đáp ứng của bé mỗi khi ba mẹ gọi. Các bạn có thể ứng dụng bằng cách gọi tên trẻ thường xuyên trong các hoạt động thường ngày như: Nam ơi, đưa cho mẹ chiếc bát? Hãy hỏi trẻ về những sự vật liên quan như: Nam ơi, con mèo đâu rồi?

Luôn sử dụng các hình ảnh trực quan

Trẻ nhỏ có thói quen học hỏi mọi thứ qua những gì mà chúng nhìn thấy. Và trẻ tự kỷ cũng vậy. Nên ba mẹ cần sử dụng các hình ảnh trực quan từ môi trường để giúp trẻ bù đắp các khó khăn khi xử lý thông tin qua thính giác. Đầu tiên, ba mẹ có thể bắt đầu dạy con từ những hình ảnh quen thuộc hàng ngày. Ví dụ như: các hình ảnh các đồ vật trong nhà, các loại trái cây, các loại hoa và các loài chim…Khi dạy trẻ tự kỷ hãy lặp đi lặp lại những hình ảnh này trong thời gian dài sẽ giúp trẻ ghi nhớ được tốt hơn.

Xem ngay: Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cần sự kiên trì

Cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp
Cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp

Sự nhận thức của trẻ tự kỷ thường chậm hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Nếu như để dạy trẻ bình thường học 1 chữ cái bạn sẽ mất 1 giờ thì với trẻ tự kỷ bạn phải mất 10 giờ. Do đó, ba mẹ cần hết sức kiên trì khi dạy trẻ. Ba mẹ cần trang bị thêm các kỹ năng dạy trẻ tự kỷ tại trung tâm để có thể dạy con được tốt hơn. Việc dạy trẻ tự kỷ khó gấp trăm lần khi dạy trẻ bình thường. Nhưng nếu ba mẹ biết kiên nhẫn sẽ mang đến thành quả tốt đẹp.

Ngồi ngang tầm mắt với trẻ

Khi dạy trẻ tự kỷ, các bạn nên ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ. Điều này sẽ giúp cho ba mẹ có thể giao tiếp bằng mắt được với bé được tốt hơn.Việc duy trì tần suất và thời gian giao tiếp bằng ánh mắt sẽ giúp tạo hứng thú cho trẻ tốt hơn. Ngoài ra, các bạn cũng nên đặt sự vật, sự việc ngang tầm mắt với trẻ. Việc này sẽ giúp bé tập trung hơn vào sự vật và học hỏi tốt hơn.

Đợi và làm theo lần lượt

Trong các hoạt động với trẻ tự kỷ, các bạn cần phải tạo ra được sự tương tác qua lại. Ba mẹ cần áp dụng biện pháp chờ đợi và luân phiên theo lượt. Bạn sẽ ra quy ước với trẻ giữa chúng ta phải biết đợi và thay phiên nhau làm một việc gì đó. Nếu việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp cho bé học được cách chờ đợi sau này.

Hỗ trợ trẻ bằng lời nói và hình ảnh trực quan

Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tại nhà, ba mẹ cần phải hỗ trợ bé bằng lời nói và hình ảnh trực quan. Khi hỗ trợ bằng lời nói bạn nên lưu ý sử dụng lời nói đơn giản, nhất quán, phù hợp với tình huống. Nên nói kèm với cử chỉ và điệu bộ nếu cần thiết. Khi hỗ trợ trẻ bằng hình ảnh nên sử dụng: hình ảnh thật, video kèm cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt…

Kích thích và tạo nhu cầu cho trẻ

Chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ
Chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường có thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu. Do đó, các bạn cần tạo các tình huống giao tiếp để kích thích nhu cầu của trẻ. Đó là cách tạo cơ hội để trẻ tương tác tốt hơn. Các bạn có thể tạo nhu cầu cho trẻ bằng những cách sau đây:

  • Ba mẹ nên để đồ lên cao trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với của trẻ.
  • Ba mẹ có thể để đồ vào hộp trong suốt nhưng có nắp đậy kín. Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu lựa chọn đồ vật mà trẻ thích.
  • Ba mẹ có thể đưa các vật liệu mà trẻ cần hỗ trợ để sử dụng và vận hành. Ví dụ đưa cho trẻ món đồ chơi mà chưa lắp pin. Trẻ sẽ phải nhờ ba mẹ lắp pin vào để đồ chơi chạy.
  • Ba mẹ cần làm trái với kỳ vọng của trẻ. Nếu trẻ muốn ăn sữa chua, bạn lại đưa ống hút cho trẻ. Lúc này, bạn sẽ dạy trẻ biết từ chối không dùng ống hút và chỉ tay để lấy thìa.

Đồ chơi dành cho trẻ tự kỷ khi điều trị tại nhà

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà, các bạn cần phải lưu ý dạy em bé bị tự kỷ sẽ không hề giống với việc dạy những bé bình thường. Các bạn không thể bắt con ngồi vào bàn và dạy bé kiến thức. Bạn nên vừa học vừa chơi với bé sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số món đồ chơi phù hợp với trẻ tự kỷ:

Đồ chơi hấp dẫn về thị giác

Theo nghiên cứu khoa học, trẻ tự kỷ có điểm mạnh là học bằng thị giác. Các đồ chơi hấp dẫn về mặt thị giác có âm thanh kết hợp chuyển động sẽ giúp thu hút sự chú ý của trẻ tự kỷ rất tốt. Dưới đây là một số món đồ chơi cho các bạn tham khảo:

  • Thổi bóng xà phòng
  • Ô tô dây cót có âm thanh và ánh sáng, đóng mở cửa
  • Chong chóng
  • Lô gô, đồ chơi chồng lắp
  • Thả hình vào cột hoặc hộp
  • Đàn gõ
  • Vòng lò xo ngũ sắc
  • Bóng gai phát sáng
  • Các đèn phát sáng màu khác nhau
  • Ghép hình
  • Tranh ảnh (ánh chụp, lô tô, sách tranh, truyện, tranh chủ đề…)

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà bằng đồ chơi giả vờ:

Loại đồ chơi này giúp hỗ trợ sự phát triển khả năng tương tác với người khác và trí tưởng tượng ở trẻ. Các bạn có thể tham khảo một số đồ chơi cho bé như:

  • Búp bê, thú bông
  • Bộ cốc chén, nấu ăn
  • Bộ cắt hoa quả
  • Bàn chải, lược, bát thìa, giấy ăn
  • Nhà, ô tô
  • Trò chơi giả vờ: đóng vai

Đồ chơi kích thích vận động tinh

Để phát triển được kỹ năng vận động tinh của trẻ như sự phối hợp tay mắt, bắt chước, sự kiên trì, điều hòa rối loạn cảm giác.

  • Bảng từ, giấy, bút sáp và chì màu
  • Đất nặn
  • Kéo cắt, giấy màu
  • Xâu chuỗi, hạt
  • Lô gô, lắp ghép
  • Nhặt vật nhỏ, gấp, xé, bóc, kẹp

Đồ chơi vận động thô cho cơ thể

Ngoài việc rèn luyện sự khéo léo cho trẻ bằng đồ chơi vận động tinh. Thì các bạn cũng nên cho trẻ tham gia vào loại trò chơi vận động tinh để phát triển thể chất. Với các bé tự kỷ thường thích chơi những trò chơi này hơn vì ít cần óc tưởng tượng, ít phải dùng ngôn ngữ, giảm hành vi định hình, cải thiện điều hòa vận động. Một số món đồ chơi vận động tinh cho các bạn tham khảo:

  • Cầu trượt, xích đu, bập bênh, đá hoặc ném bóng…
  • Lăn hoặc nhún trên bóng to; Bàn nhún, câu thăng bằng…
  • Kéo dây chun; Xe đạp, xe lắc

Lưu ý: Khi chọn đồ chơi cho trẻ các bạn cần phải lựa chọn loại có chất liệu an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Một số lưu ý khi chơi với trẻ tự kỷ:

Một số lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Để  giúp trẻ tự kỷ học mà chơi, chơi mà học hiệu quả. Các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi chơi với trẻ tự kỷ:

  • Các bạn nên chơi đồ chơi ở ngang tầm mắt với trẻ. Việc này sẽ giúp tạo ra sự chú ý của trẻ vào người chơi. Và từ đó người chơi cũng có thể kiểm soát được hành động trẻ đang làm.
  • Khi chơi với trẻ, ba mẹ lưu ý dùng những từ thật đơn giản để hướng dẫn trre. Hoặc ba mẹ có thể để ý trẻ đang nhìn gì hoặc hành động trẻ đang làm để có thể hướng dẫn bé chơi một cách hiệu quả hơn. Ví dụ: Mẹ thấy trẻ đang nhìn thổi bóng thì nói “bóng”, chọc ngón tay vào bòng nổ thì nói “bùm”…
  • Các bạn cũng nên chơi hồn nhiên, bắt chước các hành động chơi của trẻ để tạo không khí vui nhộn giúp thúc đẩy được trẻ tương tác với người chơi.
  • Các bạn nên lặp đi lặp lại một số câu lệnh, tạo sự tiên lượng ở trẻ. Ví dụ: Khi cho bé chơi trò chơi khám phá hãy thử câu lệnh:  Một, hai…ba “mở” hay khi chơi các trò chơi vận động hãy quy ước việc bắt đầu trò chơi bằng câu lệnh: Bắt đầu.
  • Dù là chơi vui vẻ nhưng ba mẹ nên chuẩn bị phần thưởng để khích lệ cho trẻ. Vì khi trẻ nhận được phần thường hay những lời khen ngợi của ba mẹ sẽ thấy tự tin hơn. Trẻ sẽ tin tưởng vào bản thân và nghĩ rằng mình có thể làm được nhiều thứ.
  • Khi cho bé chơi, các món đồ chơi nên xếp riêng từng loại vào từng hộp nhựa có nắp và dán nhãn. Bên ngoài mẹ nên dán ảnh hoặc biểu tượng về đồ chơi đó để cho trẻ có thể dễ nhận ra. Lúc chơi, mẹ nên cho bé chơi từng thứ một, chơi xong dạy trẻ cất phải cất gọn gàng ngăn nắp. Nên hướng dẫn trẻ dọn dẹp cùng có thể kết hợp câu lệnh “xong rồi” đi cùng mỗi khi chơi để yêu cầu trẻ kết thúc trò chơi.
  • Ba mẹ nên hỗ trợ trẻ nếu trẻ không biết chơi theo cách “ cầm tay chỉ việc và giảm dần sự giúp đỡ”. Như vậy sẽ khiến cho con có thể tự học hỏi và khám phá nhiều hơn tránh sự thu mình.
  • Đối với trẻ bị tử kỷ ở mức độ nặng thì ban đầu khi cho trẻ chơi cần 2 người: một người là đối tác chơi, một người hỗ trợ trở chơi, sau đó đổi lại vai. Việc này sẽ giúp cho các bé có thể nhanh chóng bắt nhịp được trò chơi mà không gặp khó khăn gì.
  • Các trò chơi tập thể sẽ giúp tạo cho trẻ sự chờ đợi và biết lượt chơi. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy hứng thú khi bắt đầu trò chơi.

Tham khảo bài viết: Cách nuôi dạy con của người Nhật

Tạm kết:

Muốn dạy trẻ tự kỷ tại nhà yêu cầu ba mẹ cần có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết mới có thể dạy trẻ hiệu quả được. Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà trên đây của Tạp chí giáo dục sẽ giúp cho trẻ sớm hòa nhập cuộc sống như bao đứa trẻ khác.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here