Giảm thiểu áp lực cho học sinh tiểu học

Date:

Trước thực trạng giáo dục tiểu học hiện nay mới đây Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị yêu cầu các địa phương siết chặt việc quản lý tình trạng dạy thêm, học thêm. Đồng thời có những quy định yêu cầu giảm thiểu áp lực đối với học sinh tiểu học.

Sau khi đưa ra quyết định đó nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ của các chuyên gia cũng như các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng chương trình đối với học sinh tiểu học hiện nay vẫn tương đối nặng và vẫn cần phải giảm thiểu cho nhẹ nhàng hơn.

Thêm nhều điều mới và nhiều quy đinh cấm

Theo Bộ Giáo dục và đào tạo nhận định thì tình trạng dạy thêm và học thêm đối với bậc giáo dục tiểu học hiện nay là tràn lan, chưa có sự quản lý chặt chẽ gây ra tình trạng mất cân bằng và không hiệu quả. Đồng thời, việc này gây ra áp lực không hề nhỏ đối với học sinh và cha mẹ học sinh, bên cạnh đó còn gây ra những bức xúc không hề nhỏ đối với cán bộ và hình ảnh, uy tín của ngành giáo dục. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành chỉ thị chấn chỉnh tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan với giáo dục tiểu học.

Thêm nhều điều mới và nhiều quy đinh cấm

Theo chỉ thị ban hành thì đối với tất cả các học sinh tiểu học cấm các hình thức học thêm, dạy thêm trừ trường hợp là bồi dưỡng về năng khiếu và nghệ thuật hay rèn luyện kỹ năng sống.  Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của các Sở GD&ĐT, các trường không tổ chức thi học sinh giỏi cấp tiểu học, bỏ hết các hoạt động tổ chức sân chơi trí tuệ và các hoạt động giao lưu. Đặc biệt không được tổ chức kỳ thi tuyển chọn học sinh vào lớp 6 mà chỉ tổ chức xét tuyển công khai.

Điểm đặc biệt đáng chú ý lần này đó là Bộ trưởng đã yêu cầu các Sở, Phòng GD&ĐT các địa phương chú ý nghiêm cấm tình trạng giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học đối với các e đã thực hiện 2 buổi học/ ngày. Mọi lượng kiến thức cần thiết phải tiếp thu theo chương trình học sẽ được triển khai và thực hành làm bài tập ngay trên lớp, nhà trường bố trí cơ sở vật chất cho các em để luôn đồ dùng học tập tại lớp. Riêng đối với những học sinh học 1 buổi/ ngày, giáo viên được phép giao bài tậ về nhà, tuy nhiên lượng bài tập chỉ trong giới hạn, lượng bài tập tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học 2 buổi/ ngày và nội dung chỉ có trong sách giáo khoa.

Chương trình hoc vẫn còn cần phải giảm thiểu

Một số phụ huynh học sinh có con em đang trong lứa tuổi học tiểu học có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề chương trình học của con, nhiều ý kiến khác nhau nhưng vẫn thống nhất rằng chương  trình học của trẻ là quá nặng, tạo nhiều áp lực cho trẻ, cần phải giảm thiếu theo hướng cắt giảm bớt.

Cần giảm thiểu chương trình học nặng nề cho trẻ 

Chị Phạm Thị Thảo tại Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, “ tôi hoàn toàn ủng hộ với quy định cấm giao bài tập về nhà đối với học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày. Đó là một quy định hợp lý đối với các cháu. Thực tế con tôi tôi biết, trẻ bây giwof học hành quá căng thẳng, 2 buổi trên lớp là cố định, nếu về nhà giao một đống bài tập nữa thì thơi gian đâu mà bé giành cho hoạt động vui chơi và giải trí, còn đâu là tuổi thơ nữa. 2 buổi học một ngày, các thầy cô nên hướng dẫn trẻ buổi sáng học kiến thức mới, buổi chiều ôn tập, làm bài tập củng cố kiến thức đó là hợp lý”.

Chị Nguyễn Thu Hương (Định Công, Hoàng Mai) cho biết: “ việc giao bài tập về nhà đối với trẻ không hoàn toàn là sai, quá tải với trẻ nhưng viecj giao một lượng như thế nào, cụ thể đối với từng học sinh ra sao là phù hợp. Theo tôi, giáo viên vẫn nên giao thêm bài tập toán về nhà cho trẻ, bởi có nhiều trẻ khi trên lớp không hiểu bài có thể về nhà củng cố thêm và nhà cha mẹ hướng dẫn để bé hoàn thành nốt bài và hiểu sâu hơn vấn đề”.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here