Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Date:

Thành ngữ và tục ngữ là hai loại hình văn học dân gian đã được giới thiệu với học sinh tại Việt Nam ngay từ các cấp tiểu học. Nhưng không phải em học sinh nào cũng biết phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Chính vì thế, bài viết dưới đây Tạp Chí Giáo Dục sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt được thành ngữ và tục ngữ một cách chính xác nhất.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Trên thực tế, muốn phân biệt được thành ngữ và tục ngữ một cách rõ ràng không phải ai cũng làm được. Trước tiên, các bạn cần phải tìm hiểu về khái niệm thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Sau đó mới có thể phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại này được.

Khái niệm tục ngữ là gì?

Khái niệm tục ngữ là gì?
Khái niệm tục ngữ là gì?

Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 có định nghĩa: “Tục ngữ chính là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.

Hoặc theo một định nghĩa đơn giản hơn, các bạn có thể hiểu tục ngữ chính là một câu nói hoàn chỉnh có thể diễn đạt trọn vẹn một nội dung như: nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, bài học luân lý hay phê phán bất kỳ sự việc nào đó…

Tục ngữ  là một thể loại văn học dân gian. Mỗi một câu tục ngữ sẽ được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học đó là:

  • Nhận thức: Trao truyền kinh nghiệm sống.
  • Thẩm mỹ: Hướng con người đến cái Chân – Thiện – Mỹ.
  • Giáo dục: Dạy con người ta những cái hay cái đẹp trong cuộc sống.

Xem thêm: Tôn sư trọng đạo là gì?

Khái niệm thành ngữ là gì?

Theo sách Ngữ Văn lớp 7, Tập 1, trang 144 có định nghĩa: “Thành ngữ chính là các loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một nghĩa hoàn chỉnh.” Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của từ tạo nên nó những thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh…

Nếu xét về mặt ngữ pháp thì thành ngữ chưa thể được xem là một câu hoàn chỉnh. Thành ngữ sẽ không thể nêu lên được một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý được.Nên nó thường chỉ mang được chức năng thẩm mỹ chứ không thể mang đến chức năng nhận thức và chức năng giáo dục được.

Do thiếu 2 chức năng cơ bản nên thành ngữ không thể được coi là một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Thành ngữ chỉ được xếp là một thành phần thuộc về ngôn ngữ. Để hiểu được ý nghĩa hoàn chỉnh của một thành ngữ, các bạn cần giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào
Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Như vậy, trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm Thành Ngữ và Tục Ngữ. Khái niệm này mới mang tính chất khái quát và chưa đưa ra được sự so sánh, phân biệt thực sự rạch ròi. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp cho các bạn phân biệt thành ngữ và tục ngữ chi tiết:

Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan.

Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được trình bày, diễn giải thì lại khác nhau. Dưới đây chúng tôi có 2 cách phân biệt cho các bạn tham khảo:

Về mặt hình thức

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo đầy đủ biểu thị ý nghĩa cụ thể.

Thành ngữ chỉ là một cụm từ có định nghĩa nhưng chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh.

Chính vì thế, người ta mới gọi là “câu tục ngữ” chứ không gọi là “câu thành ngữ”. Cả thành ngữ và tục ngữ đều có vần hoặc hoặc có vần. Nhưng nếu có vần thì thành ngữ sẽ mang vần lưng còn tục ngữ thì mang vần liền và vần cách.

Tham khảo bài viết: Các câu ca dao tục ngữ về thầy cô

Về mặt nội dung

Khi xét về mặt nội dung, tục ngữ sẽ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, nó sẽ được dùng để đúc kết các kinh nghiệm tăng gia sản xuất, các hiện tượng thời tiết…Ví dụ như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

Câu tục ngữ trên đúc rút kinh nghiệm về dự báo thời tiết của nhân dân ta. Khi nào bạn nhìn thấy chuồn chuồn tự nhiên bay thấp là là mặt đất thì là trời sắp mưa. Vì trời sẽ mưa nên con chuồn chuồn bay thấp đi tìm chỗ trú. Còn khi trời nắng trong xanh, con chuồn chuồn sẽ bay cao tít trên không chung. Chuồn chuồn bay vừa thì là trời râm mát. Thực tế khi quan sát chuồn chuồn bay chúng ta cũng thấy sự liên quan mật thiết với câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết.

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

Còn đối với thành ngữ để hiểu được nội dung phải gắn với các thành tố khác để tạo được câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh mà nó được nhắc đến. Nội dung của thành ngữ chỉ là những đánh giá, thể hiện quan điểm, tính cách…của con người.

Thành ngữ sẽ thường đứng ở 1 vế trong câu dùng để bổ sung ngữ nghĩa đầy đủ. Ví dụ như: Khi chúc mừng đám cưới, các bạn có thể nói “chúc hai bạn sống với nhau đến “răng long đầu bạc”. Hay khi chúc mừng một người phụ nữ sắp sinh. Người ta sẽ nói “Chúc chị mẹ tròn con vuông”.

Còn tục ngữ sẽ hoàn toàn có thể đứng một cách độc lập để tạo một câu riêng. Ví dụ như, các bạn muốn khuyên răn một người kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình sẽ nói câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Tham khảo thêm: Những lời tri ân thầy cô hay nhất

Tạm kết:

Như vậy thông qua phân tích trên đây, chúng ta đã phân biệt thành ngữ và tục ngữ về mặt cơ bản là phân biệt giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Thành ngữ thực chất là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ lại là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn. Tục ngữ thường là những câu đúc rút kinh nghiệm về cuộc sống, về thiên nhiên – xã hội. Tục ngữ thường được dùng độc lập, còn thành ngữ là một ngữ (cụm từ) cụm từ cố định, là một thành phần câu, thường được dùng chêm xen trong câu nói. Thành ngữ là một hình ảnh giàu tính hình tượng, giàu tính biểu cảm.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here