Giáo án điện tử là một công cụ sử dụng khá phổ biến của các giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Sử dụng hiệu quả công cụ này cũng đòi hỏi giáo viên có trình độ tin học thành thạo. Dưới đây là những kinh nghiệm sử dụng giáo án điện tử linh hoạt và hiệu quả mà Tạp Chí Giáo Dục gửi đến bạn, các giáo viên có thể tham khảo.
1. Giáo án điện tử – phương pháp học hấp dẫn
Phương pháp dạy học với giáo án điện tử là một phương pháp dạy học nhận được nhiều sự hứng thú và yêu thích của các em học sinh. Sau một thời gian tiếp cận, các em học sinh tỏ ra mong muốn được học với giáo án này nhiều hơn.
Đặc biệt theo những nhận xét của những giáo viên mầm non, việc giảng dạy giữa giáo viên và các em học sinh mầm non tiếp cận và giao tiếp với nhau được dễ dàng hơn. Việc truyền đạt những kiến thức đến lứa tuổi mầm non thuận lợi hơn, các em tiếp cận với những kiến thức cũng nhanh hơn.
Để tạo cho tiết học có những sự thoải mái và tránh khô khan thì những bài giảng giáo viên có thể bổ sung bằng những hình ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung hơn. Bên cạnh đó, các giáo viên có thể chủ động soạn những bài học với những sáng tạo để phù hợp với tiếp thu của học sinh để quá trình nhận thức của các em trở nên hiệu quả hơn. Mỗi bài giảng có thể tùy thuộc vào từng đối tượng và tường độ tuổi, nhận thức khác nhau để phù hợp và đạt kết quả giảng dạy cao.
Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy được những ưu điểm nổi bật của phương tiện giảng dạy này. Ngoài việc giảng dạy với những ngôn từ và cách thức đọc chép nhàm chán như những môn lịch sử, địa lý thì các cô có thể đan xen với những hình ảnh để sinh viên dễ hình dung và tạo nên những tiết học thú bị hơn. Dạy học với giáo án điện tử thực sự là một phương pháp giảng dạy hay và tạo hứng thú học cho học sinh ở mọi lứa tuổi.
2. Giáo viên cần thành thạo công nghệ thông tin để thuận lợi hơn khi giảng dạy
Mặc dù giáo án mang lại cho học sinh nhiều lợi ích nhưng việc triển khai giáo án còn nhiều khó khăn, vậy nên những bài giảng giáo án điển tử không thường xuyên xuất hiện trong quá trình học của học sinh. Tại sao lại như vậy?
Chuyển sang với phương pháp này, nhiều giáo viên thực sự gặp trở ngại và khó khăn trong vấn đề sử dụng, chủ yếu là do trình độ tin học của các giáo viên còn nhiều hạn chế. Hơn thế, một bài học cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tốn khá nhiều thời gian khiến cho các giáo viên cần có khả năng sử dụng thành tạo tin học và có những ý tưởng trong cách triển khai bài giảng.
Hơn thế, để tiếp cận và thành thạo với giáo án điện tử không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình sử dụng lâu dài rồi mới thành thạo. Vì thế, các giáo viên để thích nghi cũng cần có thời gian. Hơn thế, nhà trường cũng chẳng có chế độ khuyến khích đến phong trào giảng dạy giáo án này khiến cho các giáo viên chưa thực sự tập trung và đầu tư thời gian cho nó.
Triển khai sử dụng giáo án điện tử ở những trung tâm thành phố hay những nơi có cơ sở vật vật cao thường sẽ được hưởng ứng rộng rãi hơn còn với các vùng nông thôn thì vẫn khó khăn trong việc thực hiện. Thực sự với điều kiện khó khăn như vậy thì thật khó có thể triển khai việc sử dụng giáo án điện tử ở những vùng nông thôn. Việc làm đó thực sự vẫn là một thử thách lớn.
Để tạo điều kiện cho các giáo viên được thành thạo công nghệ thông tin, có những kỹ năng soạn thảo văn bản tốt, thì cần mời trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực này về để đào tạo và huần luyện để giáo viên có thể tiếp cận nhanh chóng hơn. Chính vì những yếu tố cơ sở vật chất, mà các trường chỉ khuyến khích các giáo viên sử dụng chứ không mang tính bắt buộc.
3. Cần linh hoạt trong sử dụng giáo án điện tử
Mặc dù giảng dạy bằng giáo án điện tử có nhiều thuận lợi xong các giáo viên cũng không nên sử dụng quá nhiều. Một tiết học mang hiệu quả cao thì các giáo viên còn phải kết hợp với quá trình giảng dạy và truyền đạt, giải thích bằng lời cho học sinh nữa, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn đấy.
Tham khảo thêm: Văn hóa giao tiếp
Hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử bằng Powerpoint cho người mới bắt đầu:
Cách làm giáo án điện tử
Một file PowerPoint sẽ được cấu tạo bởi rất nhiều các Slide khác nhau. Chính vì thế, việc xây dựng và thiết kế Slide rất quan trọng. Đầu tiên các bạn cần xác định nội dung trình bày sau đó, các bạn hãy xây dựng số lượng slide cho phù hợp với bài giảng. Để soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint không quá khó, nếu các bạn không biết có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Khởi động PowerPoint.
- Cách 1: Vào Start => Program => Microsoft Powerpoint.
- Cách 2: Tại biểu tượng Microsoft Powerpoint, kích đúp chuột.
Bước 2: Tạo một Slide trình chiếu mới.
Ngay khi khởi động Powerpoint đã hiện sẵn một slide. Lúc này, bạn muốn tạo một trình diễn mới bạn vào Blank Presentation => chọn OK.
Bước 3: Nhập nội dung cho Slide.
Các bạn nhập dữ liệu vào ô tiêu đề, lưu ý nhập định dạng tiếng Việt có dấu.
Lựa chọn kiểu dàn trang (layout) cho slide
Các bạn muốn tìm kiếm Slide tiêu đề (Tittle Slide) trong Layouts Gallery. Slide tiêu đề thường sẽ bao gồm tên tựa bài thuyết trình và tên của người trình bày,…Layout của Slide này gồm điểm định sẵn (placeholder) cho cả tiêu đề chính và phụ.
Nhập nội dung văn bản vào slide
Bạn có thể dễ dàng thể hiện các nội dung chính và phụ theo các cấp khác nhau. Dùng lệnh trong nhóm Font trên Ribbon để thay đổi về màu sắc và kích cỡ chữ, ký tự theo như ý muốn. Dùng lệnh ở nhóm Paragraph để điều chỉnh các định dạng đoạn văn bản như đanh sách, xuống dòng.
Tạo ghi chú cho người thuyết trình (speaker notes)
Trong quá trình làm slide bài giảng điện tử, bạn có thể nhập ghi chú ngay trong ô Notes phía bên dưới slide. Bạn kéo thanh Split bar để mở rộng ô notes ra giúp việc ghi chú trông nhìn dễ dàng hơn.
Cách chèn hình ảnh, video,…
Tại placeholder bạn chọn biểu tượng có chữ Clip Art. Nhập từ khóa cần tìm trong mục Search for => nhấn Go. Các clip và hình ảnh theo yêu cầu sẽ xuất hiện, chọn cái mình muốn để chèn vào slide. Hình ảnh sau khi chèn vào sẽ tự động điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với placeholder. Ngoài ra, bạn cũng có thể chèn biểu đồ, SmartArt, bảng biểu,… theo cách này.
Sắp xếp nội dung slide
Nếu bạn muốn sắp xếp trật tự nội dung slide để trông gọn gàng, có thự tự ngăn nắp và tạo được ấn tượng tốt thì có thể dùng đến lệnh Arrange. Để hình ảnh và ghi chú thẳng hàng thì nhấn Ctrl, chọn từng mục placeholder của cả hai. Ấn vào Picture Tools => tìm tab Format => nhấn vào nhóm Arrange, Chọn Align => Align Left.
Bước 4: Trình diễn Slide
Có thể trình diễn slide theo các cách sau:
- Cách 1: Chọn biểu tượng Slide Show (góc dưới trái).
- Cách 2: Vào View => chọn Slide Show.
- Cách 3: Nhấn phím F5.
Bước 5: Ghi tệp trình diễn
Có 3 cách cơ bản để ghi tệp trình diễn:
- Cách 1: Nhấn biểu tượng Save trên thanh công cụ.
- Cách 2: Vào File => chọn Save.
- Cách 3: Nhấn tổ hợp Ctrl+S.
Bước 6: Thoát khỏi chương trình
Các cách thoát như sau:
- Cách 1: Nhấn biểu tượng Close bên tay phải màn hình.
- Cách 2: Mở thực đơn File => chọn Exit.
- Cách 3: Nhấn tổ hợp Alt + F4.
Hướng dẫn cách làm giáo án điện tử E LEARNING từ Powerpoint:
Hiện nay, e-Learning được đánh giá là một trong những phương pháp học tập cực kỳ hiệu quả nhờ nội dung đa dạng và có sự tương tác cao giữa các giáo viên và học sinh. Và thiết kế bài giảng e-learning được xem là yêu cầu thiết yếu của các thầy cô giáo. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các cách thiết kế bài giảng e-learning dưới sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint tích hợp Adobe Presenter 7.0:
Bước 1: Chuẩn bị công cụ
- Máy tính có gắn thiết bị web cam hoặc camera và microphone.
- Phần mềm Adobe Presenter 7.0. Cài đặt theo các bước chọn file: Presenter.msi sau đó kích đúp chuột / Next / Nhấp chuột vào ô trống Serial Number / Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để Paste mã Serial đã coppy ở Keygan / Next / Next / Install / Finish để hoàn tất.
Bước 2: Các bạn tạo một thư mục mới.
New folder để lưu bài giảng và các video, audio, flash, nhạc nền…liên quan đến bài giảng cần thiết kế.
Bước 3: Tiến hành mở phần mềm PowerPoint và tạo bài giảng.
Các bạn click vào thẻ File chọn Save hoặc Save As / chọn đường dẫn tìm đến vị tri Floder cần lưu. Trong ô File name đặt tên File bài giảng.
Cấu trúc của một bài giảng e-learming sẽ bao gồm:
- Trang mở đầu: Tên bài giảng và tên giáo viên giảng dạy, thông báo về bản quyền (copyright) nếu thấy cần thiết.
- Trang mục tiêu bài giảng.
- Trang nội dung bài giảng bao gồm các câu hỏi tương tác. Nội dung bài giảng được truyền tải dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video, bài tập về nhà…
- Tài liệu tham khảo bao gồm tài liệu dưới định dạng .doc hoặc đường dẫn liên kết tới các trang web, hình ảnh khác.
- Trang kết thúc: Cám ơn.
Bước 4: Ghi âm những lời thuyết minh chạy ẩn cho nội dung slide
Các bạn click Chọn thẻ Adobe Presenter/ Record audio/Skip/chọn nut Recort màu đỏ để bắt đầu ghi/ Ấn Next Amination để chạy hiệu ứng và đồng thời mình đọc để máy ghi.
Sau khi ta đã ghi âm thanh xong sẽ tiến hành đồng bộ hóa giữa âm thanh và hiệu ứng cho khớp với nhau. Nghe và bấm hiệu ứng cho khớp. Thao tác thực hiện bao gồm: Chọn thẻ Adobe Presenter/ Sync audio/Skip/chọn nut Recort.
Bước 5: Quay video cho giáo viên bằng web cam
Trong Adobe Presenter nhấn chọn Capture video/ chọn size nên chọn 320×240 cho dung lượng nhẹ/ ấn nut Recort màu đỏ để quay/ nút vuông để Stop/OK để hoàn tất/ Nhấp chuột vào giữa slide để điều chỉnh kích thước video cho phù hợp với không gian slide.
Bước 6: Chèn video có sẵn
Chọn thẻ Adobe Presenter/ Import video/ Chọn nơi để file video cần chèn/ Open / Nhấp chuột vào giữa slide để điều chỉnh kích thước video cho phù hợp với không gian slide.
Bước 7: Chèn Flash:
Cách làm tương tự như chèn video ở trên chỉ khác là các file có đuôi tên dạng là SWF thường được tạo ra từ Violet hoặc Macomedia.
Bước 8: Thiết lập hiện thông tin của giáo viên hoặc nhiều giáo viên trên tất cả các Slide hoặc từng Slide đơn lẻ
Chọn thẻ Adobe Presenter/Slide Manager/Slect All / OK để hiện thông tin của 1 giáo viên trên tất cả các Slide.
Bước 9: Thiết lập trang trình chiếu
Các bạn click chọn thẻ Adobe Presenter/ Presentation Settings/ Appearance
– Title : Gõ tiêu đề bài giảng
– Summary: Gõ tóm tắt nội dung bài
– Theme: Cài đặt giao diện màu sắc..
Bước 10: Thiết lập Chế độ chạy cho Slide.
Chọn thẻ Adobe Presenter/ Presentation Settings/ Playbank
Các bạn hãy tự lựa chọn các mục:
+ Auto play on start: Tự động chạy khi trình chiếu
+ Loop presentation : Quay vòng và lặp lại
+ Indude slide numbers in outline: Đánh số mục lục khi trình chiếu (Mục này nên chọn).
+ Duration of slide without audo of video (in seconds) Thời gian chạy cho mỗi slide.
Bước 11: Xuất bài giảng thành Bài giảng E – Learning
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Publish/ Có 3 lựa chọn
Cách 1: Xuất đóng gói lưu lại trên máy để chờ up lên Web sau, chọn Mycomputer/ tìm đường dẫn đến Floder lúc đầu đã tạo để chứa / Publish để xuất.
Cách 2: Xuất trực tiếp lên Web: Chọn Adobe Connect Pro trang hỗ trợ giáo án e-learning/ Edit Servers/ trong ô Name: nhập tên đăng nhập mà mình đã đăng ký/ trong ô URL nhập địa chỉ trang web trên hệ thống Adobe Connect. Chờ Máy up lên/ Vào trang web hoàn tất các thủ tục còn lại mà trang web đó yêu cầu.
Cách 3: Xuất ra thành 1 file PDF
Các phần mềm soạn giáo án điện tử phổ biến hiện nay
Ngày nay thay vì sử dụng các phần mềm soạn giáo án thủ công viết tay, các thầy cô giáo đã biết ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử. Qúa trình thực hiện nhanh hơn, đơn giản hơn và tiết kiệm được thời gian, công sức hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các phần mềm soạn giáo án điện tử phổ biến hiện nay:
PowePoint
PowerPoint là một trong những cái tên quen thuộc nhất. Nó sẽ giúp cung cấp đầy đủ các công cụ để các thầy cô có thể tạo ra những bài giảng điện tử chất lượng. Chưa kể, công cụ này còn giúp hỗ trợ thêm các tính năng như chèn bảng biểu trên PowerPoint, tạo biểu đồ trên PowerPoint hay chèn video vào slide,… Kèm theo đó là thêm rất nhiều hiệu ứng slide để trình chiếu cho bài giảng thêm sinh động.Các hiệu ứng chuyển động trong PowerPoint có khả năng kết hợp với nhiều nội dung khác nhau nên tạo được các bài giảng phong phú thu hút được học sinh, sinh viên.
Adobe Presenter
Phần mềm soạn giáo án điện tử Adobe Presenter cũng là một công cụ hay cho các bạn tham khảo. Phần mềm dạng add in được cài trên PowerPoint nhằm hỗ trợ thêm một số các tính năng giúp phục vụ cho công việc soạn giáo án điện tử bảo đảm được các quy tắc cũng như quy chuẩn của bài giảng.
Adobe Presenter được đánh giá là phần mềm hỗ trợ soạn giáo án điện tử chuyên nghiệp cho phép bạn chèn các định dạng đa phương tiện cũng như nội dung trình chiếu, giúp bài giảng trở nên sinh động hơn.
Lecture Maker
Lecture Maker là phần mềm giảng dạy thường được các thầy cô sử dụng để soạn các bài giảng mang chuẩn quốc tế. Phần mềm này sở hữu giao diện rất thân thiện và dễ sử dụng. Phần mềm Lecture Maker cung cấp đầy đủ tính năng như: cho phép chèn đa phương tiện vào bài giảng, hỗ trợ xuất file ra nhiều định dạng như exe, web,… Phần mềm sẽ giúp giáo viên dễ dàng chia sẻ bài giảng cũng như đồng bộ được với cơ sở dữ liệu của nhà trường.
Đặc điểm nổi bật:
- Phần mềm này giúp tạo các bài giảng chuẩn quốc tế
- Hỗ trợ chèn các định dạng đa phương tiện vào bài giảng
- Hỗ trợ người dùng xuất file nhiều định dạng, đồng bộ hóa với dữ liệu nhà trường.
- Phần mềm này hỗ trợ chạy trên nền tảng Windows.
Articulate Presenter
Articulate Presenter chính là phần mềm hỗ trợ việc tạo giáo án điện tử với các bài thuyết trình sinh động. Phần mềm này sẽ cung cấp khá nhiều công cụ hữu ích và độc đáo như: chèn Flash, xuất các tập tin trình diễn ở dạng Flash, chèn game, chèn thuyết minh, tạo đánh dấu, đính kèm tập tin… Bên cạnh đó, Articulate Presenter còn hỗ trợ chèn thêm các trò chơi trực tiếp lên phần mềm để tạo các ví dụ minh họa hấp dẫn và thú vị trong quá trình dạy – học.
Ưu điểm của phần mềm dạy học trực tuyến Articulate Studio:
- Cung cấp nhiều hình ảnh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh tới các slide.
- Hỗ trợ lưu được file dưới định dạng Flash.
- Hỗ trợ người dùng chèn thêm các hiệu ứng, âm thanh, video, chèn phụ đề, vv.
- Tích hợp thêm nhiều trò chơi trên file giáo án.
Violet
Violet là phần mềm soạn giáo án điện tử phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm này sẽ hỗ trợ các thầy cô soạn giáo án, giáo trình điện tử theo quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình điện tử được soạn trên phần mềm Violet sẽ giúp cho giáo viên hiện đại hóa cách thức giảng dạy và minh họa các bài giảng một cách: trực quan, sinh động hơn. Nhờ đó việc dạy và học bằng phần mềm cũng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Tính năng chính của Violet
- Hỗ trợ soạn giáo án điện tử theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hệ thống thư viện phong phú giúp cung cấp: hình ảnh, video, văn bản, vv.
- Thư viện có hàng nghìn bài giảng mẫu.
- Phần mềm được tích hợp với công cụ tìm kiếm Google và YouTube.
- Hỗ trợ cung cấp các game giáo dục hấp dẫn.
- Xuất bài giảng ra file exe chạy độc lập.
- Dễ dàng kết hợp với nhiều ứng dụng khác.
iSpring Suite
iSpring Suite là một trong những phần mềm thiết kế giáo án điện tử đã được Việt hóa rất dễ dàng sử dụng. Phần mềm này sở hữu đầy đủ các tính năng ưu việt của Adobe Presenter và Powerpoint. Các bài giảng được tạo ra bởi iSpring Suite đều rất chuyên nghiệp và chất lượng. Đặc biệt, phần mềm này còn cho phép bạn chia bài giảng thành từng phần nhỏ. Hỗ trợ gán giọng tường thuật cho từng phần khác nhau rất đơn giản.
Đặc điểm nổi bật của phần mềm iSpring Suite:
- Giao diện của phần mềm đơn giản và dễ sử dụng.
- Hỗ trợ chèn file đa phương tiện vào bài giảng
- Có thể chia nhỏ bài giảng theo từng phần tạo điều kiện cho giáo viên.
- Hỗ trợ gán giọng tường thuật cho bài giảng.
- Phần mềm hỗ trợ chạy trên nền tảng: Windows.
Avina Authoring
Avina Authoring chính là phần mềm của Việt Nam được sản xuất hỗ trợ giáo viên soạn giáo án điện tử. Phần mềm này tuy ra đời chưa lâu nhưng được rất nhiều người dùng yêu thích sử dụng. Avina Authoring có tính Việt hóa rất cao. Nó phù hợp sử dụng cho tất cả các lớp học tại Việt Nam. Hỗ trợ người dùng chèn các file đa phương tiện vào bài giảng cũng như tích hợp trí tuệ nhân tạo.
Đặc điểm nổi bật của phần mềm soạn giáo án điện tử Avina Authoring:
- Phần mềm này của Việt Nam tự phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo.
- Hỗ trợ chèn các file đa phương tiện vào bài giảng.
- Phần mềm đã có sẵn các câu hỏi tư duy, sơ đồ tư duy.
- Hỗ trợ chạy trên nền tảng Windows.
Xem thêm: Các phần mềm phục vụ giảng dạy
Tổng kết:
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn sử dụng giáo án điện tử hiệu quả cho giáo viên và các phần mềm soạn giáo án điện tử phổ biến hiện nay. Qua những thông tin trên hy vọng sẽ giúp các giáo viên có được giáo án điện tử hoàn hảo và đẹp mắt. Nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này; thì hãy bình luận dưới bài viết nhé. Tạp chí giáo dục chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất.