Văn hóa giao tiếp là chỉ những thái độ thân thiện, cởi mở, những chuẩn mực trong cách ứng sử và những hành vi, cách ứng sử trong giao tiếp hàng ngày. Văn hóa giao tiếp người Việt Nam cũng có những chuẩn mực và có những cách ứng sử riêng. Dưới đây là những nét đặc trưng đáng chân trọng trong giao tiếp, mọi người tham khảo để có những cách giao tiếp đúng và phù hợp nhé.
Văn hóa giao tiếp là gì?
Giao tiếp được xem là hành động thường xuyên và không thể thiếu của mỗi cá nhân trong quá trình truyền đạt thông tin và thu nhận thông thông từ cá nhân khác. Tuy nhiên, để giao tiếp có thể trở tạo thành văn hóa thì không phải ai cũng làm được điều đó.
Văn hóa giao tiếp của một xã hội, một dân tộc được xem là toàn bộ những nguyên tắc, những chuẩn mực và những quy định chỉ đạo hoạt động giao tiếp giữa người với người trong xã hội đó, thuộc dân tộc đó. Sự giao tiếp đó được đánh giá là có giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ.
Văn hóa giao tiếp không chỉ là dừng lại ở việc thể hiện qua lời nói mà còn là sự và thái độ cách thể hiện trong quá trình giao tiếp. Thông qua cuộc giao tiếp đó thể hiện được văn hóa ứng xử của bản thân như thế nào.
Người Việt Nam vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè
Xét về thái độ giao tiếp, thì đa phần người Việt Nam vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè. Người Việt Nam quen sống phụ thuộc lẫn nhau và coi trọng các mối quan hệ với các thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng đã làm cho con người nơi đây là coi trọng việc giao tiếp cũng như cách ứng sử. Do vậy, họ rất thích giao tiếp, cụ thể là:
+ Người Việt Nam có tính thích đi chơi, thăm nhau kể cả hàng ngày họ thường xuyên gặp nhau. Đã thân thiết và quý nhau thì họ có thể tranh thủ bất cứ thời gian rảnh nào của mình để có thể đến thăm hỏi nhau. Cách này nhằm thể hiện tình nghĩa, tình cảm và làm quan hệ giữa họ càng trở nên khăng khít và gắn bó hơn rất nhiều.
+ Từ góc độ chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách vô cùng. Hễ khách đến nhà thì dù thân hay sơ, quen hay lạ, dù kinh tế như thế nào thì họ đều cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tận tình nhất, sẵn sàng phục vụ khách bằng những tiện nghi tốt nhất, những món ăn ngon nhất. Tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh.
Đối lập hoàn toàn với việc thích giao tiếp, người Việt Nam có đặc tính rụt rè, đây là điều mà những người nước ngoài thường nhận xét. Đặc tính thích giao tiếp và rụt rẻ được bắt nguồn từ hai đặc tính tính tự trị và tính cộng đồng của người dân Việt Nam. Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, tính ngự trị sẽ tỏ ra thích giao tiếp và sởi lởi.
Còn khi ở bên ngoài thì trước những người lạ thì họ thường tỏ ra rụt rè nhưng tất nhiên không phải ai cũng vậy. Hai tính cách này tuy trái ngược nhau nhưng không hề mâu thuẫn với nhau, đây chỉ là hai cách biểu hiệu của cách ứng sử linh hoạt mà thôi.
Tham khảo thêm: lời nhắn nhủ của mẹ dành cho con gái
Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Người Việt Nam luôn lấy tình cảm là nguyên tắc ứng sử giao tiếp. Lối sống tình cảm và chân thành đã dần nhiễm vào máu của họ. Họ thường lấy sự hài hòa của âm dương làm trọng nhưng thiên về âm hơn. Ta thường thấy con người Việt Nam sống thiên về tình cảm hơn, từ sự hiếu thảo đối với cha mẹ, sự kính trọng lễ phép đối với ông bà, sự biết ơn với người sinh ra ta, anh em phải đoàn kết, gắn bó hay tôn sư trọng đạo v.v..Tất cả đều được thể hiện ở cử chỉ, lời nói lễ phép và thái độ tôn trọng. Lối sống trọng tình cảm là nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thể quen quan sát, tìm hiểu và đánh gía
Khi bạn gặp ai xa lạ thì ban đầu chắc chắn bạn sẽ hỏi về những thông tin của họ. Đây cũng là cách thức đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Việt Nam. Một số thông tin như: tuôi tác, tên, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, hay sâu hơn nữa là những vấn đề về gia đình.
Thói quen ưa tìm hiểu những thông tin này thực sự khác biệt với những người nước ngoài. Họ thường đánh giá người Việt Nam hay tò mò. Tuy nhiên việc khai thác thông tin này chỉ giúp cho bạn cảm thấy hiểu người đối diện đồng thời tạo nên những nét đồng cảm để cuộc giao tiếp trở nên thoải mái và hiệu quả hơn mà thôi.
Tính cộng đồng cũng cho thấy rằng, cách tìm hiểu đó thể hiện sự quan tâm của họ với người đối diện hownm họ muốn biết hoàn cảnh của người trước mặt mình thôi. Hơn thế, việc nắm rõ những thông tin về tuổi tác còn giúp cho họ cảm thấy tiện xưng hô và có những cách xưng hô phù hợp trong mối quan hệ giao tiếp giữa 2 người.
Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Người Việt Nam rất trọng danh dự, lời nói hay thì để lại tiếng tăm, lời nói dở thì để lại tai tiếng. Chính vì điều này mà họ mắc bệnh sĩ diện. Chính lối sống này tạo nên những tin đồn, tạo nên vũ khí lợi hại cho việc duy trì sự ổn định của làng.
Một số sai lầm các bạn thường mắc phải khi giao tiếp
Để trở thành người biết giao tiếp thì các bạn cần phải tránh những sai lầm khi giao tiếp dưới đây. Cụ thể:
Không nhìn vào mắt đối phương
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên khi giao tiếp ngoài việc sử dụng lời nói thì ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt cũng được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của cuộc giao tiếp. Nếu như bạn không nhìn vào mắt của người đối thoại thì sẽ khiến cho họ cảm thấy bạn không trung thực, không chân thành. Tuy nhiên người ta cũng không thích một người liên tục nhìn chằm chằm vào mình khi nói chuyện đâu. Nếu các bạn ngại phải đối diện với ánh mắt của ai đó, hãy nhìn vào trán hoặc nhân trung của họ.
Chỉ biết nói mà không biết lắng nghe
Việc giao tiếp sẽ không chỉ bao gồm việc diễn đạt, truyền tải những nội dung mình muốn nói. Mà còn phải có cả kỹ năng lắng nghe vì người nói phải có người nghe. Nếu có một người cứ thích nói hoài, nói mãi mà không cho người khác có cơ hội được bộc bạch quan điểm. Thì cuộc giao tiếp đó sẽ thất bại và không đạt được mục đích giao tiếp ban đầu. Do đó, các bạn cần biết cách nói chậm lại, nghe nhiều hơn để tránh cắt lời người khác. Và đây cũng được xem là một cách để “ghi điểm” trong mắt người đối diện.
Không quan tâm đến những gì đối tác nói:
Trái ngược với trường hợp trên, thì lỗi này chính là việc khi bạn tham gia vào một cuộc trò chuyện mà không cú tâm nghe đối tác nói gì. Nếu bạn không thật sự chăm chú, không quan tâm mà lắng nghe câu chuyện của người đối diện. Điều đó là vô cùng bất lịch sự. Nó sẽ khiến người nói chuyện với bạn có cảm giác giống như bị xúc phạm.
Vì thế, nếu bạn thấy cuộc trò chuyện quá tẻ nhạt. Bạn hãy thành thật và không nên miễn cưỡng. Bạn hãy yêu cầu người bên kia dừng nói hoặc chủ động đề xuất chuyển đề tài khác. Một lời đề xuất thẳng thắn sẽ tốt hơn rất so với việc bạn lơ đãng hay thể hiện sự khó chịu khi nói chuyện với người khác.
Không giữ vững lập trường
Khi giao tiếp, điều quan trọng nhất là các bạn cần giữ vững được quan điểm và lập trường của mình. Nếu bạn là người dễ bị tác động bởi dư luận và hay có tâm lý “gió chiều nào theo chiều ấy” thì sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy bạn không đáng tin cậy. Nhìn chung ban đầu cuộc giao tiếp có vẻ “dễ chịu” và ít gây mích lòng người đối diện. Nhưng việc thiếu đi chính kiến của riêng mình lại khiến người xung quanh cảm thấy cuộc nói chuyện không hữu ích vì quan điểm của bạn thay đổi liên tục.
Xem thêm: Các kỹ năng mềm cần thiết
Làm thế nào để bạn có được kỹ năng giao tiếp tốt?
Để có thể giúp bạn giao tiếp được tốt trong cuộc sống, các bạn cần phải căn cứ vào môi trường giao tiếp, đối tượng giao tiếp để có thái độ phù hợp. Theo đó:
Cách giao tiếp tốt trong các mối quan hệ xã hội
Đối với các mối quan hệ ngoài xã hội khi bạn giao tiếp sẽ được tiếp nhận nhiều thông tin khác nhau. Để có thể giao tiếp tốt các bạn cần phải thực hiện được những việc sau đây:
- Các bạn hãy tự rèn luyện cho bản thân cách nói chuyện với giọng điệu thể hiện được sự thân tình và quyết đoán.
- Hãy học cách nói chuyện đi thẳng vào vấn đề không vòng vo khiến người giao tiếp cảm thấy khó chịu.
- Rèn luyện cách nói chuyện một cách mạch lạc, trình bày vấn đề có cầu có cuối để người nghe không bị mất hứng khi giao tiếp.
- Khi giao tiếp hãy vận dụng ngôn ngữ hình thể cá nhân để tạo hiệu quả tốt cho quá trình giao tiếp.
- Nên sử dụng ánh mắt để giao tiếp hiệu quả hơn với người đối diện.
- Nên tạo một bầu không khí thân mật, thoải mái trong quá trình giao tiếp.
- Trong quá trình giao tiếp, các bạn nên học cách lắng nghe, chú ý đến cử chỉ cũng như thái độ của người giao tiếp để có cách nói chuyện cho phù hợp.
Cách giao tiếp thành công trong môi trường công sở:
Trong môi trường công sở thì mỗi công ty khác nhau lại có văn hóa giao tiếp khác nhau. Họ gọi là đó văn hóa công sở của mỗi đơn vị. Tuy nhiên khi giao tiếp nơi công sở để đảm bảo thành công, các bạn cũng cần chú ý các vấn đề dưới đây:
- Các bạn cần trang bị các kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong môi trường công sở với các bạn đồng nghiệp, với cấp trên. Việc giao tiếp thế nào với sếp và đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến của bạn.
- Luôn tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Trong môi trường công sở, bạn đồng nghiệp sẽ chính là người đồng hành và bên bạn giúp đỡ bạn rất nhiều. Nên khi giao tiếp các bạn cũng phải giữ được mối quan hệ tốt này.
- Lựa chọn môi trường giao tiếp phù hợp. Theo đó, đối với những cuộc giao tiếp đòi hỏi sự riêng tư nên diễn ra trong phòng họp, văn phòng riêng đê tránh làm ảnh hưởng đến người khác.
- Luôn giữ được tinh thần phê bình và tự phê bình với các sự việc đã xảy ra. Điều này sẽ giúp các bạn hoàn thiện bản thân tốt hơn khi giao tiếp trong cơ quan, công sở.
Như vậy, văn hóa giao tiếp rất quan trọng. Tùy theo đối tượng giao tiếp mà các bạn có thể chọn cách giao tiếp cho phù hợp nhé! Trên đây là những văn hóa giao tiếp của con người Việt Nam mà Tạp Chí Giáo Dục đã chia sẻ đến bạn. Hãy giữ gìn nét đẹp văn hóa đó để tạo nên nền văn hóa chung đáng tự hào.