[Bật mí] Những tính cách, khả năng của trẻ 3 tuổi có

Date:

Tuổi lên 3 được xem là một trong những mốc phát triển quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Lúc này, bộ não của bé được hoạt động một cách mạnh mẽ nhất nên khả năng tư duy cực cao. Ba mẹ đừng nên bỏ qua giai đoạn quan trọng này. Hãy cùng Tạp Chí Giáo Dục tìm hiểu bài viết dưới đây để biết về những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi nhé!

Những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi có thể đạt được tại thời điểm này

Để nuôi dạy một đứa trẻ 3 tuổi tốt, bố mẹ cần tìm hiểu về những kỹ năng của bé trong giai đoạn này thông qua các lĩnh vực: nhận thức, ngôn ngữ, về mặt tình cảm và giao tiếp xã hội. Dưới đây là những khả năng mà một đứa trẻ 3 tuổi có thể đạt được:

Về mặt ngôn ngữ:

Những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi
những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi

Bé đã có thể gọi được tên của hầu hết các sự vật và các món đồ quen thuộc xung quanh cuộc sống, đã nhận thức và trả lời được các câu hỏi đơn giản và nói được những đoạn hội thoại đơn giản từ 2-3 câu, có thể nhớ được tên, tuổi của bạn bè, bố mẹ, ông bà. Phân biệt được những khái niệm như trên/dưới, trong/ngoài. Nhiều bé có khả năng ngôn ngữ tốt còn có thể kể được những câu chuyện ngắn.

Tham khảo thêm: Các trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non

Tính cách và khả năng của trẻ 3 tuổi về mặt nhận thức

Tính cách và khả năng của trẻ 3 tuổi
Tính cách và khả năng của trẻ 3 tuổi

Ở giai đoạn này, các bé đã bắt đầu biết đặt những câu hỏi như: “Tại sao?” xung quanh cuộc sống hàng ngày. Bé cũng đã biết phân biệt một số màu sắc cơ bản: xanh, đỏ, vàng, cam, trắng… Trẻ cũng nhận thức được độ tuổi và giới tính của mình và cũng đã bắt đầu biết tìm cách đơn giản để có thể giải quyết các bất đồng xảy ra trong quá trình vui chơi với bạn bè, người thân xung quanh. Bé đã hiểu và phân biệt được các khái niệm như: “giống nhau” và “khác nhau”.

Bắt đầu lên 3 tuổi, bé cũng nhận thức được thời gian các buổi trong ngày như: sáng, trưa, chiều, tối. Bé có thể tự sắp xếp được các đồ vật theo hình dạng và màu sắc. Đồng thời bé đã có khả năng bắt chước vẽ lại các nét cơ bản như đường thẳng, vòng tròn, đường gấp khúc bằng bút chì hoặc bút sáp…

Về mặt trí nhớ, trẻ đã có thể nhớ lại và kể lại câu chuyện mà mình yêu thích ở trên lớp. Nhận biết được các đối tượng và hình ảnh quen thuộc. Bé đã bắt đầu biết cách đếm số và có thể đếm được số từ 1 đến 10.

Những khá năng của trẻ 3 tuổi – Về mặt tình cảm xã hội

Những khá năng của trẻ 3 tuổi
Những khá năng của trẻ 3 tuổi – Về mặt tình cảm xã hội

Bé 3 tuổi đã có khả năng bộc lộ được tình cảm và mong muốn của mình thông qua các hành động, đã biết khóc hay giận dữ khi gặp những việc không như mong muốn, cũng học được cách quan tâm, an ủi và động viên khi thấy người xung quanh buồn. Nhiều bé đã học được cách chia sẻ, nhường nhịn các bạn khi chơi cùng nhau.

Ý thức về cái tôi cá nhân của bé cao hơn. Nên bé có khả năng thể hiện tình cảm và cảm xúc một cách rõ ràng hơn. Bé đã có thể rời xa cha mẹ khi cần thiết mà không phải lo lắng nhiều.

Về mặt giao tiếp xã hội

Tính cách và khả năng của trẻ 3 tuổi

Sự phát triển về khả năng tư duy, ngôn ngữ và cảm xúc của bé sẽ kéo theo những thay đổi nhất định về giao tiếp xã hội ở trẻ 3 tuổi. Bé đã thích giao tiếp nhiều hơn với những người xung quanh, chủ động chơi cùng bạn bè. Nhiều bé còn có khuynh hướng biết chia sẻ và quan tâm đến những người xung quanh nhiều hơn trước.

Các bé cũng đã biết cách thể hiện tình cảm với bạn bè, người thân và cân bằng đủ mọi cung bậc của cảm xúc, vui, buồn và giận dữ…Lúc này, bé đã bắt đầu hiểu được khái niệm “của bạn”, “của mọi người”, “của tôi” để dựa vào đó có cách cư xử phù hợp.

Hướng dẫn cách giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 3 4 tuổi

Ba mẹ cần phải nhận thức được những đặc điểm tâm lý của trẻ 3 4 tuổi để có cách phương pháp giáo dục phù hợp. Dưới đây là một cách giáo dục phù hợp cho ba mẹ tham khảo:

Khuyến khích trẻ thay đổi tư duy sáng tạo

Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 4 tuổi
Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 4 tuổi

Việc khuyến khích trẻ tư duy và sáng tạo trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Để làm được điều này, ba mẹ hãy bắt đầu bằng việc đơn giản nhất là kiên nhẫn giải đáp cho các câu hỏi trẻ đưa ra. Ba mẹ cần trả lời đủ để cho trẻ có thể hiểu và chấp nhận được lời giải thích một cách có cơ sở và logic nhất. Điều này sẽ khiến cho trẻ có hứng thú và giải đáp được những vấn đề mà mình đang thắc mắc.

Đồng thời, ba mẹ cũng cần biết cách gợi mở ra một số các chủ đề hữu ích và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, bạn sẽ có định hướng cho con suy nghĩ một cách đúng đắn và tích cực hơn từ những lời giải thích của mình.

Đưa ra cho trẻ các nguyên tắc trong cuộc sống

Những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi
Những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi

Việc đưa ra những nguyên tắc và yêu cầu trẻ tuân thủ sẽ đảm bảo con có thể hiểu được việc mình làm ra sẽ có thể dẫn đến những hậu quả như thế nào. Các nguyên tắc này sẽ nhằm hướng dẫn trẻ nhận nhiện các hành vi của mình phù hợp hay không phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu con làm việc tốt sẽ được công nhận và khen thưởng. Ngược lại con cố ý làm sai chắc chắn sẽ nhận đến những hình phạt cụ thể nào đó. Như vậy sẽ giúp nâng cao nhận thức của trẻ và hạn chế sự bướng bỉnh ở bé.

Hướng dẫn trẻ đọc sách

Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 4 tuổi
Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 4 tuổi

Đọc sách được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu trong quá trình dạy và học của bé. Sách không chỉ mang đến những câu chuyện thú vị cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển được tư duy, tính sáng tạo, tăng sự học hỏi và trí tưởng tượng. Tuy nhiên, ba mẹ lưu ý nên chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn trong gia đình và xã hội thực tế.

Dạy trẻ sự tự lập chăm sóc bản thân

Những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi
Dạy trẻ sự tự lập chăm sóc bản thân

Ở giai đoạn lên 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể tự thực hiện các việc cá nhân như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay hay mặc quần áo, xếp gọn đồ chơi…Chính vì thế mà, ba mẹ nên nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thực hiện hàng ngày. Ba mẹ đừng lo, bé có thể tự làm được hết mọi việc. Tuy nhiên, ba mẹ có thể tham gia giám sát trẻ làm mọi việc để nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thực hiện cho đúng cách.

Tăng cường phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Tăng cường phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Ở giai đoạn này, việc phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ cũng hết sức cần thiết. Bạn nên nói chuyện với trẻ một cách thường xuyên về nhiều chủ đề trong cuộc sống. Từ những câu chuyện về những hoạt động thường ngày như đi công viên, đi siêu thị, đi học…ba mẹ có thể trò chuyện với con một cách tình cảm để dạy dỗ con một cách tích cực và tăng khả năng ngôn ngữ linh hoạt hơn.

Dạy con học vẽ và tạo hình

Dạy con học vẽ và tạo hình

Mẹ hãy tạo điều kiện cho con được sử dụng màu chì, màu sáp hay màu nước để vẽ. Màu sắc và hình vẽ sẽ tạo điều kiện vô cùng tuyệt vời cho các bé có thể phát triển khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của trẻ.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho con tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình như xé dán hay gấp giấy, tạo hình bằng cát, đất sét hay các dụng cụ khác…Các công việc này vừa là trò chơi giúp bé giải trí. Và nó có thể vừa là cách giúp trẻ có thể phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân. Điều này sẽ kích thích giúp bé khai mở và phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của bé hết mức.

Đọc thêm: Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái siêu nhanh

Có thể nói, việc nhận biết được những tính cách khả năng của trẻ 3 tuổi rất quan trọng Vì việc này sẽ giúp cho ba mẹ có thể thấu hiểu được tâm lý của trẻ để có thể tìm được phương pháp giáo dục tốt và phù hợp cho giai đoạn này. Trong quá trình này, Tạp Chí Giáo Dục ba mẹ không nên nóng vội hay thúc ép con vì sẽ dễ gây tác dụng ngược. Ba mẹ phải trở thành người đồng hành với con để trẻ có thể tiếp thu một cách chậm rãi và tự nhiên các kiến thức với tinh thần tự giác và tích cực.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here