Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Date:

Nói giảm nói tránh chính là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng khá phổ biến trong văn chương hiện đại ngày nay. Tham khảo bài viết dưới đây của Tạp chí giáo dục để biết cách sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh như thế nào nhé!

Biện pháp này được sử dụng trong ngữ pháp tiếng Việt từ rất lâu. Nhưng không phải ai cũng biết nói giảm nói tránh là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho các bạn tham khảo: 

Nói giảm nói tránh là gì?

Nói giảm nói tránh là gì?

Thực chất biện pháp này là biện pháp sử dụng từ ngữ nhằm mục đích diễn đạt một cách nhẹ nhàng và giảm bớt tính chất của sự việc. Biện pháp này thường được sử dụng để làm giảm đi cảm giác ghê sợ hay đau buồn đối với người nghe. Chúng thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày giữa người với người. Trong văn học biện pháp này cũng được dùng để gia tăng sức biểu cảm cho câu văn, câu thơ.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận biện pháp này chính là cách diễn đạt tế nhị và uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay thô tục, thiếu lịch sự cho người đọc, người nghe. 

Ví dụ: 

Bác Năm đã hai năm mươi về già. 

Trong câu này, biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng đó là hai năm mươi về già được thay cho từ chỉ cái chết. Khi nghe câu nói này, người ta cảm thấy việc thông báo về cái chết nghe nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì?

Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh:

Tác dụng của nói giảm nói tránh

Như đã phân tích ở trên thì nói giảm nói tránh được dùng trong giao tiếp thông thường để giảm cảm giác của người nghe. Thay vì sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng lột tả chân thực về tính chất sự vật, sự việc thì người ta sẽ dùng những từ tương đồng về ý nghĩa làm giảm đi cảm giác của người nghe. Dưới đây là tác dụng chính của biện pháp này:

  • Sử dụng làm giảm cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự;
  • Sử dụng nhằm mục đích tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người tuổi tác cao;
  • Sử dụng trong trường hợp như khi nhận xét một điều gì đó theo cách tế nhị, lịch sử, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, góp ý.

Các bạn không nên sử dụng biện pháp này trong các trường hợp:

  • Trong trường hợp cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật;
  • Trong trường hợp cần các thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản cuộc họp.

Hướng dẫn sử dụng nói giảm nói tránh

Hướng dẫn sử dụng nói giảm nói tránh

Hiện nay, người ta có 4 cách sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh như sau:

Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa trong Hán – Việt

Với cách này các bạn sẽ lựa chọn các từ đồng nghĩa trong tiếng Hán để biểu thị nội dung cần nói trong tiếng Việt. 

Ví dụ: Nếu muốn nói: Bà cụ đã chết rồi. Thì nên sử dụng từ tiếng Hán có ý nghĩa tương đương là: Bà cụ đã quy tiên. Hay Bà cụ đã từ trần rồi. 

Như vậy cũng cùng là biểu thị cái chết nhưng cách nói đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 

Cách 2: Dùng cách nói vòng

Với cách này các bạn sẽ không nói trực tiếp ý mình muốn nói mà dùng từ ngữ diễn tả một cách xa rồi đến gần giúp cho người nghe cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Dưới đây là ví dụ cho các bạn tham khảo:

Trong một cuộc họp của công ty nếu như sếp muốn phê bình nhân viên mà không muốn làm nhân viên đó mất mặt sếp sẽ nói: Bản báo cáo của cậu còn nhiều thiếu sót nên xem lại. Thay vì nói trực tiếp với nhân viên là: Bản báo cáo của cậu tệ lắm. Thì người sếp đã chọn cách nói vòng để nhân viên đó cảm thấy nhẹ nhàng hơn. 

Cách 3: Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa

Đây là cách nói mà người nói sẽ sử dụng các từ phủ định trái nghĩa làm cho người nghe cảm thấy bớt nặng nề hơn.

Ví dụ: Bức tranh này con vẽ chưa được đẹp.

Người mẹ đã sử dụng từ phủ định chưa được đẹp để nói về bức tranh của người con. Thay vì nói bức tranh này con vẽ xấu lắm. Việc nói giảm nói tránh như câu trên sẽ giúp đứa con cảm thấy câu nói của mẹ nhẹ nhàng hơn. Lần sau bé sẽ biết cố gắng hơn.

Cách 4: Dùng cách nói tỉnh lược

Cách nói giảm nói tránh này, người nói sẽ cố tình bỏ trống nội dung mình cần nói để giảm bớt sự nặng nề cho người nghe.

Ví dụ:

Với tình trạng bị thương nặng như thế này anh ấy không còn nhiều thời gian đâu.

Câu nói này nếu nói trực tiếp với người nhà bệnh nhân sẽ khiến cho họ cảm thấy rất đau buồn. Nên lúc này người nói có thể tỉnh lược một số thành phần để nói cho người nghe đỡ buồn. Câu này có thể được nói như sau: Anh ấy…thế thì không…được lâu nữa đâu chị ạ.

So sánh nói giảm nói tránh và nói quá

Nói giảm nói tránh và nói quá tuy đều là các biện pháp tu từ phổ biến. Nhưng tác dụng của hai biện pháp này lại đối lập nhau. Cụ thể như sau:

  • Biện pháp này dùng để giảm nhẹ tính chất sự việc. Nói giảm nói tránh sẽ không đi thẳng vào vấn đề mà biểu đạt sự việc theo cách tế nhị, lịch sự phù hợp với nhiều đối tượng người đọc, người nghe.
  • Biện pháp tu từ nói quá lại mang tính chất phóng đại và làm tăng quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Thông qua nói quá, các sự vật và hiện tượng sẽ được miêu tả lên một mức cao hơn để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm với người nghe hoặc người đọc.

Chúng ta có thể kết luận rằng biện pháp nói giảm nói tránh và nói quá hoàn toàn đối lập nhau về tác dụng. Nên trong quá trình sử dụng các bạn cần phải biết vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt. 

Bài tập:

Bài tập về biện pháp nói giảm, nói tránh

Để hiểu thêm về biện pháp này, các bạn học sinh có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Tìm những từ ngữ biểu thị biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ dưới đây:

Bác đã đi rồi, Bác ơi!

Mùa thua vẫn đẹp, còn nắng xanh trời.

(Bác đi – Tố Hữu)

Bài làm:

Trong hai câu thơ này, chúng ta thấy biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng đó chính là câu: Bác đã đi rồi, Bác ơi! Câu thơ này nhà thơ Tố Hữu đã thông báo cho người đọc sự ra đi của bác. Bằng lòng tôn kính và niềm tiếc thương vô hạn với chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ đã sử dụng từ “đi” để thay cho từ “chết”. Câu thơ cũng vì thế mà nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn không kém sự ghẹn ngào. Câu thơ như lời cảm thán của nhà thơ trước sự ra đi đột ngột của bác.

Bài tập 2: Bạn hãy đặt 1 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp hàng ngày.

Bài làm:

Tình huống được đặt ra lúc này đó là một bạn thể hiện nhận xét của mình với chiếc xe đạp của một bạn khác trong lớp học. Thay vì sử dụng những từ ngữ chê thẳng thừng chiếc xe của bạn xấu quá hay cũ quá. Bạn học sinh đó có thể nói như sau: Chiếc xe của bạn không được đẹp cho lắm.

Như vậy, khi nghe câu nói này người bạn sẽ cảm thấy bớt tự ái hơn so với việc người bạn chê thẳng thừng như trên.

Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ so sánh

Tạm kết:

Hy vọng thông qua 2 bài tập ngắn và những kiến thức chúng tôi đã trình bày ở trên có thể giúp các bạn hiểu được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Từ đó, các bạn sẽ biết cách vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong cuộc sống hàng ngày.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here