Phân tích bài thơ tràng giang của Huy Cận | Tạp chí giáo dục

Date:

Tràng Giang là một trong những bài thơ hay trong chương trình Văn học lớp 11 của bậc THPT. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển lại hiện đại. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn lập dàn ý và phân tích bài thơ Tràng Giang để thấy được nét đẹp ẩn chứa trong đó. 

Tràng giang là bài thơ được in trong tuyển tập “Lửa thiêng” của nhà thơ Huy Cận xuất bản năm 1940. Theo các chuyên gia đánh giá, Tràng giang chính là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Huy Cận. Cảm hứng của bài thơ cũng rất tiêu biểu trong phong trào thơ Mới những năm 40 của thế kỷ trước. Bài thơ Tràng Giang mang đến cho người đọc  một bức tranh thiên đìu hiu gợi lên một nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn của nhà thơ.

Dàn ý phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Dàn ý phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

I. Mở bài:

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài:

* Phân tích nhan đề và câu thơ đề từ của bài thơ 

– Nhan đề:

+ “Tràng Giang” là một từ Hán Việt với nghĩa là chỉ những con sông dài. Từ này sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân nên gợi được hình ảnh một con sông có tầm vóc vừa dài vừa rộng.

– Câu thơ đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ

* Khổ thơ 1: 

– Ngay câu thơ mở đầu đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang. Từ láy “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những lớp sóng trên vỗ vào lớp sóng dưới không ngừng nghỉ. Những đợt sóng này không dứt tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la của dòng sông. 

– Trên dòng sông đó hình ảnh con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ bé. Hình ảnh con thuyền sự cô đơn, le loi.

– Hai câu cuối của khổ thơ:

+ Hình ảnh thuyền và nước như thể hiện một nỗi buồn chia lìa khiến cho lòng “sầu trăm ngả”.

+ Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” đã gợi lên trong lòng người đọc những ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh. Nó tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định, đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.

* Khổ 2

– Hai câu thơ đầu tác giả đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh:

+ Trong câu thơ có sử dụng nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”  gợi cảm  thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo

+ Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người

– Hai câu sau, không gian của bức tranh như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn. 

* Khổ 3

– Nổi bật là hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Bèo dạt cũng chính là kiếp người, cõi nhân sinh sống trôi nổi, vô định không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.

– Trong câu thơ sử dụng nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”. Nhấn mạnh ở đây không có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống. 

* Khổ 4

– Hai câu thơ đầu của khổ thơ này đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.

+ Hình ảnh những đám mây trắng nối tiếp nhau “đùn” lên những quả núi dát bạc.

+ Hình ảnh cánh chim xuất hiện đã mang đến một tia sáng ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.

– Hai câu thơ cuối đã thể hiện được nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả

+ Từ “dờn dợn” không miêu tả trực tiếp các đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ – nỗi buồn của người xa xứ đang nhớ quê hương da diết.

+ Đoạn thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ

III. Kết bài:

Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và thể hiện cảm nhận của bản thân.

Xem thêm: Nghị luận về tình bạn

Sơ đồ tư duy bài thơ Tràng Giang:

Sơ đồ tư duy bài thơ Tràng Giang

Các bài văn mẫu phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận 

Mẫu 1: Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Huy Cận là được xem là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Các bài thơ của ông rất giàu chất suy tưởng, triết lý, luôn thể hiện sự giao cảm giữa con người và vũ trụ. Bài thơ Tràng Giang là một trong những tác phẩm tiêu biểu đầy đủ tư tưởng và phong cách thơ của Huy Cận. 

Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Ngay ở câu đề từ của bài thơ, nhà thơ đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn của cảnh vật xung quanh. Lời đề từ của bài thơ đã thâu tóm được cảm xúc của bài thơ.

Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Khi tác giả đứng trước cảnh mênh mông sông nước, nỗi buồn như được nhân lên gấp bội. Ngay ở những câu thơ đầu, tác giả đã dùng từ ngữ giàu hình ảnh để khái quát về cảnh vật trên dòng sông. Từ “sóng gợn” đã gợi cho ta liên tưởng tới những làn sóng đang lan ra đến vô tận cũng giống như việc thể hiện nỗi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. Hình ảnh con thuyền xuôi mái trên dòng sông càng gợi lên sự cô đơn cho người thi sĩ.Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hết sức sáng tạo để bộc lộ sự độc đáo trong phong cách thơ của ông.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu

Sang đến đoạn thơ này, chúng ta thấy tác giả đã dùng những hình ảnh thân quen như: “cồn, gió, làng, chợ, bến” để giãi bày tâm sự của mình. Bằng chính cảm nhận của cá nhân mình mà tác giả đã gợi lên vẻ thưa và vắng mang đậm nỗi buồn cô liêu man mát. Cấu trúc của câu thơ đặc biệt cũng làm cho cảnh vật vắng lặng, buồn tẻ, im ắng và cũng chính vì im ắng nên nhà thơ cảm nhận được.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Trong câu thơ tác giả đã cảm nhận được những âm thanh sinh hoạt của đời sống hằng ngày. Đó là âm thanh của tiếng làng xa, tiếng chợ chiều đã vãn. Những ma thanh lao xao mà nhà thơ phải cố gắng tĩnh tâm mới có thể nghe ngóng được. Sau đó, nhà thơ đã di chuyển nhãn quan của mình đến một điểm mới.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu

Trong hai câu thơ này, nhà thơ đã sử dụng nghệ thật đối ý “nắng xuống và trời lên” để gợi ra sự chuyển động hai chiều của đất trời. Và cũng từ đó những nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ. Khi đứng giữa mênh mông sông nước, con người lại càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Hình ảnh cánh bèo đã gợi lên trong ta liên tưởng tới một kiếp người trôi nổi, lênh đênh. Những cánh bèo trôi vô định trên dòng sông mênh mông không chuyến đò ngang. Cảnh tượng như vậy lại càng khắc sâu nỗi buồn trong nhà thơ.  Càng buồn bao nhiêu, nhà thơ càng mong muốn thoát khỏi nỗi buồn u uất của cuộc đời để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Sau khi tác giả đã ngắm hết những cảnh vật xung quanh mình. Ông đã bắt đầu di chuyển nhãn quan của mình  hướng lên tầm vũ trụ. Hình ảnh đầu tiên mà ông thấy đó chính là những đám mây. Động từ  “đùn” đã thể hiện được việc chúng chồng xếp lên nhau để tạo thành “núi bạc”. Một hình ảnh rực rỡ nhưng lại ẩn chứa nỗi buồn  man mác. Ngoài hình ảnh đám mây còn có hình ảnh cánh chim nhỏ bay lượn trên không trung. 

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Trong hai câu thơ này, tác giả đã dùng từ láy “dợn dợn” để diễn tả hình ảnh những sóng trên sông. Một hình ảnh hết sức bình dị nhưng lại làm cho tác giả bỗng nhớ nhà.

Bài thơ Tràng Giang đã thể hiện được nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của Huy Cận. Đứng trước sông nước rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh sinh tình mà viết lên bài thơ. Đó là thứ tình cảm chân thành của nhà thơ dành cho quê hương đất nước. Nhất là trong giai đoạn nước nhà đang bị giặc Pháp đô hộ. Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của trào lưu thơ mới của Việt Nam.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ sang thu

Bài 2: Phân tích bài thơ Tràng Giang

Phân tích bài thơ Tràng Giang

“Tràng giang” được in trong tuyển tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Tác giả cho biết đã viết bài thơ trong một buổi chiều thu 1939. Lúc này ông mới chỉ là một anh sinh viên trường Đại học Canh nông. Trong quá trình đi thực tế, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm sau đó ngắm dòng sông Hồng mênh mông. Cảnh vật đã gợi cho tác giả sự dạt dào, xúc động mà viết lên bài thơ này. 

Có thể nói bài thơ gây ấn tượng ngay ở phần đề từ của một bài thơ. Đề từ của một bài thơ chính là điểm xuất phát để người đọc có thể lần mò theo đó khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đối với bài “Tràng giang”, lời đề từ có ý nghĩa làm nổi bật nỗi niềm của tác giả muốn gửi gắm. 

Đề bài là “Tràng giang” chứ không phải “trường giang”. Nó là một từ Hán Việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang”. Bởi vì thực tế “Trường giang” chỉ đơn thuần chỉ nghĩa con sông dài. Chưa kể, Trường Giang còn là tên một con sông lớn của Trung Quốc. Nhưng ngược lại “Tràng giang” thì ngoài nghĩa chỉ con sông dài còn gợi ra sự mênh mông.

Ngay từ khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang, chúng ta như lạc vào một miền sông dài trời rộng đầy cuốn hút:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Các câu thơ đã mở ra một đợt “sóng gợn” lay động trên bề mặt con sông. Động từ “gợn” cho thấy sự chuyển động vô cùng nhỏ và chậm rãi của sóng. Nó mang đến một không gian tĩnh lặng, im ắng của thiên nhiên sông nước. Tác giả đã lấy động tả tĩnh để hé mở khung cảnh thiên nhiên. Đồng thời, nó cũng mở ra tâm trạng của nhà thơ, một nỗi buồn sâu lắng, mà cũng đượm buồn.

Sóng không chỉ có trên sông mà còn là sóng lòng. Sóng trong tâm trạng của người thi sĩ với nỗi “buồn điệp điệp” toát ra từ cảnh sắc và dội vào lòng thi nhân. Đặc biệt, ở câu đầu chúng ta còn thấy tác giả đã nhắc lại nhan đề bài thơ. Việc nhắc lại này nhấn mạnh vừa dài vừa rộng, nó cũng gợi ra không gian rộng lớn, choáng ngợp. Đứng giữa cảnh thiên nhiên đó con người trở lên cô đơn lẻ bóng hơn.

Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Nếu như trong những câu thơ đầu ta thấy chập chùng sóng vỗ. Thì đến hững câu tiếp theo đã thấp thoáng bóng dáng của con thuyền. “Con thuyền xuôi mái nước song song” hay cũng chính là con thuyền trôi vô định, trôi song song dòng nước, cho con sóng đưa đi. Hình ảnh đó gợi cho tôi một tâm thế buông xuôi, phó mặc cho dòng đời, sự đời đưa đẩy của thi nhân. Cùng với nỗi “buồn điệp điệp” trên, câu thơ càng làm sáng tầng ý nghĩa sâu sắc này.

Đến câu thơ thứ ba ta thấy sự sáng tạo một cách tạo tài tình của tác giả. Theo lẽ thường, chúng ta sẽ thấy nước chảy thuyền trôi. Thuyền và nước sẽ không bao giờ tách rời nhau, ngược chiều nhau. Nhưng trong thơ của Huy Cận thì ta lại thấy “thuyền về, nước lại”. Hai thế đối lập đã tạo ra sự vô lý trong cái logic nhưng thực chất, xét ở bề sâu, bề sâu, bề xa, ta càng hiểu được hơn nỗi lòng của người lữ khách miền sông nước.

Khổ thứ hai tác giả vẫn tiếp tục cái mạch thơ của khổ đầu:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Trong đoạn thơ này, điều đầu tiên gây ấn tượng trong lòng độc giả đó là phép tu từ đảo ngữ. Kết hợp với biện pháp tu từ láy “lơ thơ”, “chót vót” trong các câu tiếp sau đó đã gợi tả được sự xơ xác, nhỏ bé, lẻ loi của tạo vật. Từ đìu hiu cũng lột tả được nỗi buồn không ai chia sẻ đang dậy sóng trong tác giả. Thay đi tả bức tranh thiên nhiên như khổ một, đến khổ thơ thứ hai tác giả đã tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó tiêu biểu nhất là hình ảnh chợ chiều thời đã vãn. Khu chợ vốn dĩ là nơi thể hiện nhịp sống căng tràn đầy sức sống. Thấy chợ là chúng ta thấy được không khí vui tươi nhộn nhịp của cuộc sống con người. Nhưng Huy Cận lại không miêu tả chợ khi đông người mà chọn mình thời điểm vãn chợ. Nó thể hiện được sự hoang tàn và hiu quạnh của làng quê miền sông nước. Chi tiết này cũng gợi ra nỗi buồn vô hạn trong lòng thi nhân.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Hai câu thơ cuối, chúng ta bắt gặp hồn thơ đậm phong vị Đường thi của Huy Cận. Câu trước và câu sau được sử dụng đối nhau, niêm luật sử dụng chặt chẽ cùng các động từ, tính từ đối nhau từng cặp: lên – xuống, dài – rộng như mở thêm cho không gian. Đọc câu thơ ta thấy như mọi vật đang chuyển động ra xa hơn, cao hơn, rộng hơn, sâu hơn. Và ở chính giữa bức tranh ấy, ta thấy tâm điểm vẫn là bóng dáng nhỏ bé tưởng chừng đơn độc, hiu quạnh giữa vũ trụ. Nỗi buồn, nỗi sầu của thi nhân vì thế mà nhân lên gấp bội lần.

Bước sang khổ thơ thứ ba vẫn tiếp tục mạch cảm xúc buồn bã, cô liêu. Lúc này, con mắt của nhà thơ đã hướng vào các sinh thể khá đó là bèo. Những hàng bèo nhỏ nhoi, yếu đuối lênh đênh giữa mặt nước mênh mông.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Trong cái mênh mang và trống vắng của dòng sông những hàng bèo trôi lênh đênh vô định. Trên dòng sông đó không có một chiếc cầu, một con đò bắc nối đôi bờ. Không có một biểu hiện kết nối nào của con người và cuộc sống. Ta thấy hai bờ sông cứ thế chạy dài về phía chân trời, cô đơn đến xa lạ. Khung cảnh đó không gợi nên một chút niềm thân mật của những tâm hồn đồng điệu. Cảnh tự nhiên lúc này chỉ còn “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. 

Tiếp đến, tác giả đã di chuyển điểm nhìn không nhìn dòng nước buồn hiu hắt nữa và đã nhìn đến cao hơn:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Trong câu thơ có xuất hiện cánh chim và đám mây như trong bài thơ cổ. Nhưng hai hình ảnh thơ này lại không có tác dụng hô ứng cho nhau mà chúng còn có ý nghĩa trái ngược nhau. Vào một buổi chiều muộn, từng lớp mây chất chồng lên nhau, tạo thành những núi bạc, nổi bật trên nền trời xanh trong. Đó không phải là những mây cô đơn lững lờ trôi giữa tầng không. Đám mây ở đây chất chồng, lên nhau tạo thành một khối núi bạc rất đẹp. Và giữa khung cảnh hùng vĩ ấy có sự xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay liệng giữa không gian làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Cánh chim đơn côi giữa trời đất bao la, tựa như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa đất trời này.

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hai câu thơ tiếp theo ta thấy nỗi buồn như thấm đượm, lan tỏa trong khắp cả không gian. Từ “lòng quê” thay cho tình quê hương trong lòng thi nhân đơn thuần gợi lên tình cảm chất phác, hiền hậu. Hai từ “dờn dợn” gợi cho ta cảm giác nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiều tà. Và nỗi nhớ ấy không chỉ được nhắc đến một lần mà là liên tục, nhiều lần. Câu thơ cuối cùng kết lại toàn bài chính điểm nhấn sâu sắc chứa đựng được tình cảm của nhà thơ. “Không khói hoàng hôn” nghĩa là không cần một yếu tố ngoại cảnh nào tác động trực tiếp đến mà nhà thơ vẫn nhớ nhà?

Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, chúng ta thấy được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Tình cảm đó xuất phát từ lòng nhớ thương của nhà thơ  hướng về quê cha đất tổ. Khi xem xét trong hoàn cảnh ra đời bài thơ, Huy Cận đã đứng trước dòng sông quê hương mà vẫn cảm thấy nhớ quê hương của những ngày tháng xưa cũ. Những tình cảm ấy, tấm lòng ấy, mấy ai sánh kịp?

Phân tích bài thơ tràng giang của Huy Cận – Mẫu 3

Phân tích bài thơ tràng giang của Huy Cận - Mẫu 3

Huy Cận là 1 trong các nhà thơ nổi tiếng có những bài thơ buồn. những nỗi buồn của sự sầu cảm trong khoảng chính bản thân mình, những nỗi buồn vô định, nhưng nhiều khi cũng là các nỗi buồn to lao, các nỗi sầu đau vì nhân thế, về các kiếp nhân sinh. Tràng giang là 1 trong những bài thơ biểu lộ loại tình buồn ấy của Huy Cận. Chỉ mang đứng ngắm nhìn 1 chiếc sông thôi, nhưng ngoại cảnh lại ảnh hưởng vào tâm hồn ông một nỗi niềm làm ông nao lòng, chợt buồn tủi nỗi buồn cho núi sông, sự thế.

Nhan đề bài thơ có tên là Tràng Giang, trong khoảng Hán Việt lại với âm hưởng của chất con đường thi, sự cổ kính rất rõ rệt . Tràng giang có tức thị sông dài. Trong tác phẩm này nhân vật trữ tình có trong mình nỗi u uất hiện hữu rất rõ rệt. một mìn đứng trước cái sông rộng lớn, ông mang cảm nghĩ như đang đứng giữa thế cục và trong tâm trí ngoại cảnh tác động đến tâm hồn làm ông càng ngắm nhìn càng thấy trời đất mông mênh, sông nước mông mênh còn lòng mình thì bị buộc ràng bởi những vô định, thấy bản thân con người thật nhỏ bé trước thế cục và các xoay vần của thời cuộc. Đứng giữa đất trời bát ngát, đứng trên tư thế của một người ngắm nhìn, thưởng ngoạn phong cảnh đó nhưng không hiểu tại sao và vì lý do gì, nhà thơ lại làm cho mình ko còn cảm giác thưởng ngoạn nữa. không hiểu nổi là trong khoảng khi nào và từ bao giờ, xúc cảm đã chuyển hướng sang “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” ngắm cảnh non sông mà lòng lại sở hữu nặng các tâm sự của bao nhiêu nỗi niềm hoài cảm và cuộc đời và con người

Bài thơ với phong vị đường thi tương đối rõ rệt, sở hữu nét cổ điển, trầm buồn, được Huy Cận lấy cảm hứng khi ngắm cảnh sông Hồng mênh có sóng nước. những gợn sóng cứ lăn phăn, gợn mãi, gợn mãi và gợn vào luôn tâm hồn ông khiến cho trái tim ông nao nao theo các đợt sóng. Mỗi đợt sóng lên là một đợt sóng trong lòng ông lại trỗi dậy. mẫu sông rộng quá, sóng nước minh mông quá làm cho ông cảm thấy sở hữu chút buồn tủi về nỗi cô đơn giữa ko gian rộng to bất tận, trong lòng cứ mãi với nặng nỗi sầu tư về sự vô định của cuộc đời. Cảm tưởng tới sự trôi nổi, phiêu lưu, không biết phận đời, phận người trôi đi về đâu. cái tình của ông trong bài thơ là loại tình biểu hiện tình yêu quê hương quốc gia, thương cảm sở hữu các kiếp đời, kiếp người. Đọc và cảm nhận sâu chúng ta sở hữu thể thấy được điều ấy.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Phân tích bài thơ tràng giang của Huy Cận

Phân tích bài thơ tràng giang

Chiếc sông rộng to bát ngát trải dài như bất tận. Không gian dường như quá bát ngát, các con sóng cứ liên tục nhau, hết lớp này tới lớp khác như không bao giờ hết. Động trong khoảng “ gợn” gợi liên tưởng về các con sóng nhẹ nhàng theo gió mà cứ lan mãi không thôi hết lớp này qua lớp khác. Con thuyền trên mênh sở hữu sóng nước, lại xuôi mái theo hướng sóng nước mà đi. Nhưng đặt trong bối cảnh của hai câu thơ, mang những nét trầm buồn hiện hữu thì lại cho ta chuyển hướng sang 1 cảm nhận sở hữu chút động lòng khi con thuyền cũng đang buông lơi chính bản thân mình, đang tự do phó mặc cho cuộc thế và thân phận của mình

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu tram ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Cùng mang ấy là những cụm trong khoảng gợi các nỗi buồn khôn nguôi như “sầu trăm ngả”, “lạc mấy dòng” càng gợi những nỗi buồn vô biên, bất tận. Con thuyền cô đơn xuôi mái theo loại nước, vô định theo các con sóng, nhưng câu thơ “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” lại gợi nét các cảm giác của sự chia lìa. Cành củi khô lại là hình ảnh gợi sự thê lương hơn, hình ảnh củi khô là hình ảnh ko còn sức sông, nó ko còn tươi nguyên như những cành củi khác, còn sức nặng, sở hữu khi bị chìm xuống nước, còn ở đây, cành củi này dường như đã hết hẳn sức sống, cô đơn trôi nổi trên cái sống không khác gì 1 phận đời kém may măn bị cái đời cho trôi nổi vô định. 1 cái sông nức danh, gắn bó có con người, đem lại cho phổ quát người về sự gắn bó cùng những cảm gác thân thuộc. Cũng với phổ thông người, bất chợt sông nước mang lại cho họ cảm giác tự do, thảnh thơi nhưng còn với Huy Cận lại là 1 loại sông đẹp nhưng mang 1 nét đẹp u buồn:

“Liêu xiêu cồn nhỏ gió dìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Các câu thơ tiếp theo nỗi buồn lại càng hiện hữu 1 phương pháp rệt. 1 khoảng im ngập tràn trong sâu thẳm tâm hồn con người về hình ảnh 1 vùng đất vắng vẻ, thiếu nhựa sống. không thấy đâu 1 cuộc sống sôi nổi bỗng nhiên sở hữu lấy một thứ âm thanh hiện hữu, không một thanh âm vang động trên đất trời, đầy đủ chỉ là sự vắng yên ổn đến rợn người. Hình ảnh “chợ” cũng là tượng trưng của cuộc sống nơi thôn quê nhưng tại nơi đây cũng sở hữu vẻ vắng lặng tới xót xa. kiếm tìm những sự sống trong vô định, một mình 1 vùng trời, 1 vùng cảm xúc não nuột đang chiếm hữu trong trái tim, ngự trị nơi xúc cảm của tác kém chất lượng “trời lên sâu chót vót”, “sông dài”, “ bến cô lieu” khiến cho tác nhái cảm thấy đơn chiếc giữa cuộc thế

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thương nhớ

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Sự di chuyển của trùng hợp trong câu thơ này hình như cũng rất rõ rệt, ko còn vẻ tĩnh lặng như trên nữa, cảnh vật mang phổ biến sự chuyển biến, đi lại. Trong tâm cảnh tác giả cũng đang mang sự chuyển di, không còn là sự phó mặc, tác giả đang sở hữu sự kiếm tìm sự sống. bên cạnh đó hình ảnh bèo dạt lại khiến cho tác kém chất lượng thất vẳng hết sức, bèo cũng có vẻ lưu loát không biết đi đâu về đâu

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Có thể thấy sau những câu thơ trầm buồn về phong cảnh bất chợt đất trời. Về sở hữu khổ thơ này với thể thấy được tâm tình, tư tưởng muốn gửi gắm cho đời của tác giả được thể hiện ở đây. Trời về chiều và cánh chim nghiêng gợi tả nét tự do. Trái tim ông vẫn buồn nhưng nỗi buồn được chuyển hóa gửi gắm về tâm sự khác, ấy là tình ái quê hương, khát khao được tự do, hướng về cuộc đời lớn.

Bài thơ vừa có nét cổ điển vừa mang nét tiên tiến, Huy Cận là 1 nhà thơ rất mẫn cảm trước những rung động của thế cuộc. Như trong bài thơ Tràng Giang này cũng vậy, tâm sự của tác giả bị tri phối bởi ngoại cảnh, nhưng các gì ông trình bày trong bài thơ, những nét buồn đấy lại là những nét sầu gắn mang thời cuộc nhân thế.

Tham khảo thêm:

Phân tích bài thơ vội vàng

Phân tích bài thơ tràng giang

Phân tích bài thơ việt bắc

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here