$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Phân tích hình tượng con Sông Đà – Tùy bút của Nguyễn Tuân

More articles

Trong tác phẩm tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân bên cạnh hình tượng người lái đò được xây dựng hết sức đặc sắc. Thì hình tượng con sông Đà cũng được tác giả chú trọng khắc họa. Tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phân tích hình tượng con sông Đà một cách chi tiết nhất!

Hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà

Hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960). Tác phẩm chính là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, Nguyễn Tuân đã được đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. 

Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà. Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.

Xem thêm: Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Dàn ý phân tích hình tượng con Sông Đà

Dàn ý phân tích hình tượng con Sông Đà

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: là tác giả yêu cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách nghệ thuật độc đáo, uyên bác, tài hoa.
  • Tác phẩm: là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Tuân.
  • Hình tượng con sông Đà chính là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

2. Thân bài

  1. Sông đà “hung bạo”
  • Hướng chảy của sông Đà đã cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông …”
  • Trên bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”
  • Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.
  • Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,

– Trận địa đá trên dòng sông Đà được miêu tả từ xa đến gần:

  • Từ Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
  • Đến Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
  • Trận địa của đá được biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gợi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

– Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

  1. Sông Đà “trữ tình”

– Khi từ tàu bay nhìn xuống:

  • Sông Đà “”tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình … đốt nương xuân ”
  • Sông đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

  • Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.
  • Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

– Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

  • Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
  • Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

– Nhận xét: Sông Đà trữ tình như một cố nhân, một tình nhân.

– Như vậy: hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nhận về hình tượng Sông Đà.
  • Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, xây dựng hình tượng thành công.
  • Tác phẩm là áng văn đẹp được tạo nên từ tình yêu đất nước của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Đọc thêm: Tóm tắt tác phẩm vợ chồng A Phủ

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng con sông Đà

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng con sông Đà

Bài mẫu phân tích hình tượng con sông Đà

Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960. Tác phẩm này là thành quả của chuyến đi gian khổ vcủa Nguyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi trong những năm 1958 – 1960. Chuyến đi này không chỉ giúp nhà văn thỏa mãn khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà chúng ta thấy được hình ảnh con sông Đà được miêu tả hết sức chi tiết.

Hình tượng con sông Đà được thể hiện trong tác phẩm hết sức độc đáo với những nét khắc họa rõ nét. Con sông trong mắt của Nguyễn Tuân vừa lãng mạn vừa hung bạo nhất. Bằng ngòi bút tinh tế, nhà văn đã tạo nên những hình ảnh giá trị về con sông Đà. Sông Đà được miêu tả là một con sông rất hung bạo. Chúng ta thấy các vách đá ngăn, và những dòng nước cuốn hung bạo, làm nên cho con người những cảm nhận sâu sắc hơn, về tính cách và vẻ bề ngoài của nó. Trên sông có những vách đá ngăn xuất hiện rất nhiều, nó dựng nên cho lòng sông hẹp, những kí ức và huyền thoại, giữa những đôi bờ có những viên đá trồi lên, hươu có thể nhảy vọt từ bờ bên này đến bờ bên kia, tất cả những hình tượng đó nổi lên trên một bờ bến và sự thuần khiết của thiên nhiên cũng mang nhiều nét nguy hiểm và nó biểu hiện lên trên đó bao nhiêu cảm xúc trong chính tâm hồn của tác giả, những cảm nhận của tác giả, về điều đó đã làm sống động và làm sâu sắc lên cho tâm hồn của nhà văn có cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.

Trên bề mặt của dòng nước đó hiện đang ẩn chứa những bí mật kinh khủng: “ nước xô sóng, đá xô sóng, sóng xô, cuồn cuộn, luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ”… Bằng sự quan sát tài tình của bản thân, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình mẫu con sông Đà với cảm nhận riêng và ấn tượng nhất.

Sông Đà hiện lên vô cùng mạnh mẽ với những tiếng nước reo cứ cuồn cuộn lên. Nó làm nên những tiếng động to lớn khiến cho con người phải khiếp sợ. Những thác nước cuồn cuộn khiến cho chúng ta thấy được sức mạnh khủng khiếp của dòng sông này. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng, chúng ta thấy hàng ngàn cây số nước xô đá đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn, những luồng gió luôn gùn ghè suốt năm. Các câu văn với móc xích nối lên nhau đặc biệt nhịp thơ nhanh kết hợp với các từ động từ mạnh. Các cụm từ như “xô “, “cuồn cuộn “, “gùn ghè” đã tả được một cuộc truy đuổi dữ dội, quyết liệt của sóng nước Sông Đà. Chính dòng sông đó đã hòng cướp đi sinh mạng của bao con người. 

Bài mẫu phân tích hình tượng con sông Đà
Phân tích hình tượng con Sông Đà

Nhưng bên cạnh vẻ hung bạo thì sông Đà còn mang trong mình một vẻ trữ tình, thơ mộng và cũng vô cùng duyên dáng. Dòng sông được miêu tả như mái tóc dài của người con gái, nó mềm dịu và thướt tha. Sông Đà còn đang ẩn chứa trong dòng kí ức của con người, những dòng kí ức xa xôi và tạo dựng những đôi bờ kì ảo mạnh mẽ. 

Vẻ đẹp của nó đã được thể hiện sinh động qua những nét vẽ hết sức chân thực.  Tác giả viết: “con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt mương xuân”. Nguyễn Tuân đã gọi sông Đà là một “áng tóc trữ tình”. Dòng sông ẩn hiện trong núi rừng Tây Bắc giữa hoa ban, hoa gạo. 

Dòng sông Đà là biểu hiện của hai trạng thái khác nhau, nhưng dưới con mắt tinh tường của tác giả, nó biểu hiện những tình cảm chân thành và da diết nhất về con người, và cái nhìn sâu sắc về thiên nhiên và vạn vật ở nơi đây. Dòng sông được hiện lên một cách thật hùng vĩ và trữ tình. Với những nét điển hình đó, tác phẩm biểu hiện lên với biết bao nhiêu cảm xúc da diết và tràn ngập lên bao nhiêu giá trị cho chính tác phẩm của mình, những chi tiết mang nhiều giá trị về ý nghĩa khi biểu trị giá trị sâu sắc cho chính tác phẩm này, những chi tiết đã mang những dòng cảm xúc sâu sắc và có ấn tượng mạnh mẽ về giá trị cho chính tác phẩm.

Tác phẩm của Nguyễn Tuân đã làm nên hình tượng nghệ thuật độc đáo cho chính tác phẩm, giá trị đó làm nên sức sống của toàn bộ tác phẩm với hàng loạt những chi tiết đặc sắc và giàu có về ý nghĩa biểu tượng, để tạo dựng cho cuộc sống này, biết bao nhiêu niềm yêu thương da diết và cảm xúc ngập tràn trong những nỗi nhớ mong da diết.

Xem ngay: Phân tích hình tượng người lái đò sông đà

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà

Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong tùy bút này. Ngay từ lời đề từ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc Bắc lưu”. Câu này được dịch ra là mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ riêng con sông Đà là chảy theo hướng Bắc. Chúng ta đã thấy điểm thú vị này đã tạo nên nét cá tính rất riêng, rất ngang ngược của con sông Đà. 

Dòng sông Đà được thể hiện ở những vách đá đầy hiểm trở và đáng sợ đối với con người. Tác giả đã miêu tả cụ thể, sống động hình ảnh của dòng sông qua các chi tiết đặc sắc như: những vách đá hẹp và cao chót vót “dựng vách thành. Vì những vách đá này mà chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”gợi cảm giác âm u, lạnh lẽo đến mức “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”.

Với cách miêu tả cặn kẽ như vậy, người đọc như cảm thấy con sông ở ngay trước mặt mình. Và dường như chính họ cũng cảm thấy sờn sợn và sợ hãi khi phải vượt qua con sông với các “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Rồi tác giả còn mô tả “cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào.. vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng biện pháp nghệ thuật miêu tả cùng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh liên tưởng tưởng tượng, Nguyễn Tuân đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn bao giờ hết sự nguy hiểm của vách đá Sông Đà. 

Con Sông Đà có hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. Sự hung bạo của dòng sông được thể hiện qua  những nét miêu tả ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Câu văn dài, nhiều về các vế móc xích nối lên nhau đặc biệt nhịp thơ nhanh kết hợp với các từ động từ mạnh. Các cụm từ láy và nghệ thuật điệp ngữ “xô “, “cuồn cuộn “, “gùn ghè” đã đặc tả chân thực vẻ đẹp của sông Đà gợi lên một cuộc truy đuổi dữ dội, quyết liệt giữa sóng nước và con người. Và chính dòng sông đó đã  cướp đi sinh mạng của bao con người.

Đặc biệt, nét hung bạo dữ dội của con Sông Đà còn được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết ở hình ảnh những cái hút nước xoáy tít cả đáy. Tác giả Nguyễn Tuân đã dùng biện pháp so sánh kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của mình, để miêu tả những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát. Đó là “Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông” nhìn rất đáng sợ. Không chỉ ám ảnh về phần nhìn mà khi nghe âm thanh của nước cũng rất ghê rợn. Tác giả đã nhân hoá âm thanh của nước lên thành “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”. 

Đặc biệt, chúng ta thấy cách dùng từ độc đáo “xoáy tít đáy”đã gợi tả một cách cụ thể và ấn tượng những hút nước sâu và nguy hiểm của sông Đà. Trên mặt sông còn có những vòng xoáy nhanh và mạnh. Nó mang đến cảm giác đầy gay cấn, hồi hộp khi trèo qua quãng sông ấy “y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh”. Chúng ta thấy Nguyễn Tuân đã sử dụng những liên tưởng thật độc đáo và thú vị. Mặc dù chỉ nghe qua lời kể nhưng chúng ta cũng mường tượng mình như người trên thuyền khi đi qua quãng ấy. Sự nguy hiểm của dòng sông còn được minh họa bằng những dẫn chứng rất sinh động có những thuyền đã bị cái hút đổ xuống thuyền trồng ngay cây chuối ngược … tan xác ở khuỷnh sông dưới.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ chiều tối

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà

Bên cạnh sự hung dữ và hùng vĩ, Đà giang sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi nét trữ tình, thơ mộng của chất vàng tây Bắc. Chúng ta thấy Nguyễn Tuân đã say sưa, thích thú trước vẻ đẹp lãng mạn của sông Đà. Ông đã thể hiện cái nhìn bao quát nhất về dáng vẻ sông Đà. Từ trên cao nhìn xuống, Nguyễn Tuân đã thích thú phát hiện ra nét trữ tình đầu tiên của Đà qua hình ảnh “cái dây thừng ngoằn ngoèo”. Con sông được ví là uốn lượn như hình con long trên núi. Dòng sông trở nên mềm mại và uyển chuyển, nhẹ nhàng uốn lượn qua những dãy núi, triền đê. Vẻ đẹp ấy của dòng sông đã khiến cho nhà văn dường như không tin vào mắt mình.

Đến đây, chúng ta thấy con sông dữ dội của câu đề từ đã dần biến mất, trả về vẻ duyên dáng cho sông Đà thơ mộng ở trung lưu. Dòng sông mang dáng vẻ trữ tình ngây ngất lòng người qua hình ảnh “con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt mương xuân”. Tác giả còn miêu tả không phải vô cớ “người thợ kim hoàn của chữ” lại đặt vào câu văn hai tính từ “tuôn dài”. Với tính từ này đã thể hiện được sự miên man bất tận của dòng sông trải ra vô tận dọc khắp chiều dài biên giới phía Tây của Tổ quốc. 

Sự mềm mại của dòng sông Đà đã được ví như mái tóc mượt mà, nữ tính của người con gái. Ngoài vẻ hung dữ, dòng sông cũng mang nét đẹp yêu kiều, duyên dáng làm đắm say bao hồn người thi sĩ. Nhà văn đã lấy áng thơ đặt vào áng tóc. Vẻ đẹp thơ mộng của Sông Đà còn được tác giả ví như sự bung nở sức xuân trên nền trắng của hoa ban và sắc đỏ của hoa gạo. Nhà văn đã tận dụng cọ màu để vẽ lên mấy nét khiến bức họa hiện lên xao động lòng người. 

Sông Đà ở góc độ này nhìn này vừa nhuốm màu thơ, dậm tô màu họa, nữ tính e ấp như cô gái đáng yêu. Nó được phủ lên tấm khăn voan mỏng của làn khói làm thi vị, hư ảo đến lạ lùng. Qua dáng vẻ ấy, sông Đà của Nguyễn Tuân đã hiện lên như người con gái Tây Bắc nữ tính, dịu dàng, e ấp, kín đáo và đầy bí ẩn.

Tác giả Nguyễn Tuân đã vẽ lên bức họa về dòng sông Đà trữ tình rất đẹp. Và để có thể miêu tả được hai mùa nước đẹp nhất trên sông Đà, Nguyễn Tuân chắc hẳn phải dụng công nghiên cứu kĩ lưỡng lắm. Ông đã say sưa đắm chìm trong sắc xanh của làn nước mùa xuân. Ông cũng rất trân trọng gọi nó là “dòng xanh ngọc bích” trong xanh, quý phái và êm nhẹ.

Hình ảnh dòng sông trữ tình, chúng ta thấy tác giả đã gắm của một tấm lòng tha thiết với quê hương. Nhà văn còn khẳng định: “nước sông Đà chưa bao giờ đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực tây vào mà gọi bằng cái tên Tây láo lếu”.

Nguyễn Tuân đã ghi lại vẻ đẹp trữ tình vốn có cho sông Đà bằng sự yêu mến của một niềm yêu: yêu thiên nhiên, tình yêu nước. Hình tượng sông Đà trữ tình ở trong đoạn văn này đã làm ngây ngất đắm say bao trái tim độc giả.

Trên đây Tạp Chí Giáo Dục chúng tôi gửi đến bạn một số bài mẫu phân tích hình tượng con Sông Đà. Qua những thông tin trên nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này, thì hãy bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất. Tạp Chí Giáo Dục rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest