$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân

More articles

Các mẫu dàn ý sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị là một trong những dạng đề thường gặp khi phân trong các đề thi Văn chuyển cấp. Dưới đây Tạp chí giáo dục sẽ giới thiệu các dàn ý mẫu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: 

Dàn ý 1: phân tích sức sống tiềm tàng của Mị

Dàn ý 1: phân tích sức sống tiềm tàng của Mị

1. Mở bài

Tô Hoài là một trong những nhà văn viết truyện ngắn hay nhất của Văn học Việt Nam hiện đại. Trong số các truyện ngắn thành công do ông viết có truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết sâu sắc về con người và phong tục tập quán của Tây Bắc. Đặc biệt, hình tượng nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng trở thành biểu tượng đẹp cho sự vươn lên của người phụ nữ dưới áp bức, bóc lột.

2. Thân bài

– Định nghĩa: Sức sống tiềm tàng chính là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi, nhưng luôn thường trực, chờ cơ hội trỗi dậy.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được thể hiện qua các bình diện dưới đây: 

  1. Sức sống vốn có của nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra

– Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

Mị là cô gái người Mông trẻ trung và hồn nhiên. Mị có tài thổi sáo hay “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị cũng đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

  1. Sức sống tiềm tàng của Mị khi trong hoàn cảnh làm dâu nhà thống lí

Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”. Mị bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …

Lâu dần, Mị đã trở nên chai sạn với nỗi đau: “một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian.  Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

  1. Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy

– Khi bị rơi vào cảnh làm dâu gạt nợ Mị đã có ý định tự tử bằng lá ngón vì không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

– Trong một đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

Mị đã ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Mị đã khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày.

Nhận xét: Như vậy trong Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

– Trong đêm mùa đông, khi A Phủ bị trói:

Ban đầu Mị thấy dửng dưng vì sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn. Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ. Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị đã cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. 

Nhận xét: Mị là người con gái mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ của bản thân về hình tượng nhân vật Mị.

Đưa ra kết luận về nghệ thuật của tác phẩm: ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.

Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc đó là sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

Xem thêm: Phân tích tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa

Dàn ý 2: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

1. Mở Bài

– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm thành công rực rỡ của ông trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài.

– Bằng ngòi bút điêu luyện, ông đã lột tả chân thực từng ngóc ngách của tâm hồn nhân vật. Điều này đã được thể hiện rõ khi ông miêu tả những diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

2. Thân Bài

– Mị vốn là cô gái trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống nhưng xã hội phong kiến đã vùi dập nàng bằng sự kiện bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.

– Sống trong cảnh địa ngục, đọa đầy nhưng tình yêu cuộc sống, sức sống tiềm tàng trong Mị đang âm ỉ cháy trong lòng. Nhất là khi Mị nghe tiếng sáo gọi bạn tình nơi đầu vách núi vọng lại , tâm hồn dường lại trở nên phơi phới sức sống. 

– Tâm lý của Mị đã được nhà văn miêu tả trong đêm tình mùa xuân đã được miêu tả rất kỹ thông qua các chi tiết: 

  • Mị tìm đến men rượu say ” Mị uống ừng ực từng bát
  • Mị lấy ống mỡ sắn bỏ thêm vào đĩa dầu thắp sáng căn phòng. 
  • Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Mị muốn được đi chơi.

Ta thấy một chuỗi hành động này của Mị thể hiện cô đang vẫy hết mình để đấu tranh cho quyền sống và quyền tự do của đời mình. Nhưng thực tại lại phũ phàng Mị vẫn đối mặt với tên chồng vô lương tâm A Sử. Mị bị hắn đánh đập nhưng lòng ham sống của Mị vẫn được thắp lên.

3. Kết Bài

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần lạc quan, về nghị lực sống, nghị lực vươn lên, đấu tranh với những độc ác, bất công để tìm lấy hạnh phúc, tự do cho cuộc sống chính mình.

Dàn ý  phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 3

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. 
  • Giới thiệu sơ lược về Mị và tâm trạng của Mị trước đêm xuân.

2. Thân bài:

– Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

+ Trước đêm mùa xuân, Mị là một người phụ nữ bị đàn áp, bóc lột. Từ lâu, Mị đã sống như một người phụ nữ “vô hồn”, mất hết ý niệm về thời gian lẫn không gian. Mị sống chẳng khác nào kiếp sống con trâu, con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra. Nhưng có thể nói sức sống trong Mị chưa hoàn toàn lụi tắt.

+ Do có sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với Mị trong đêm mùa xuân. Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết lơ lửng kia đã đánh thức con người Mị ngày xưa. 

– Tiếng sáo vô tình đó đã chạm vào nỗi nhớ “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hồi”. “Mị ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi”…

– Mùa xuân với nhiều sắc màu cùng sự rộn rã âm thanh đã ùa vào không gian trong căn phòng bé nhỏ của Mị. Mị lại nhớ về ngày xưa, Tết Mị uống rượu. Bây giờ, Mị cũng uống rượu. Rồi Mị say.

– Rượu – chính là chất men đánh thức sức sống tiềm tàng của Mị. “Khi uống rượu say, Mị lại được sống về những ngày trước. Ngày trước Mị vui sướng biết bao.” Lúc này, bên tai Mị lại văng vẳng tiếng sáo vọng lại. Tiếng sáo này là tiếng của tình duyên, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống. Lúc này, Mị không còn là cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra nữa. Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn muốn được đi chơi. 

– Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân với cuộc sống thực tại: Khi say, Mị nhớ và sống lại với ngày xưa. Nhưng hoàn cảnh thực tại, Mị vẫn đang ở nhà thống lý Pá Tra. Mị vẫn đang sống kiếp đọa đày và làm vợ A Sử. 

– Sự đối lập được thể hiện rõ nét giữa một bên là tuổi trẻ nhiều ước vọng với một bên là kiếp sống trâu ngựa. Tất cả đã khiến Mị suy nghĩ đến việc kết liễu đời mình như ngày mới về làm dâu nhà thống lý. Mị lại ước gì có nắm lá ngón trong tay.  Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Tiếng sáo ấy cứ thiết tha bổi hổi khiến cho Mị muốn được đi chơi và thoát ra ngoài cái ô cửa ô mờ đục, trăng trắng này!

– Trong Mị bùng lên mong muốn mãnh liệt được giải thoát: Mị đến góc nhà, tay lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng…Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách… Mị đã làm tất cả một cách thật bình thản và quyết liệt như ngày xưa, khi trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.

– Ý định được giải thoát của Mị đã không thành khi A Sử trông thấy Mị. Hắn đã thẳng tay vùi dập mơ ước của Mị một cách tàn nhẫn sự trở về đó: A Sử bước lại, nắm lấy Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống mặt, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa…

3. Kết bài:

Nhà văn Tô Hoài là đã khắc hoạ một nhân vật sống chủ yếu bằng tâm trạng, với tâm trạng. Trong đêm tình mùa xuân đó, Mị hành động được rất ít, nhưng người đọc vẫn thực sự hấp dẫn với một con người đang từ cõi âm u mơ hồ trỗi dậy. Không gian, thời gian cùng giọng kể của tác phẩm theo một tiết tấu của chính tâm trạng ấy. Tác giả Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào tâm trạng của Mị, để người đọc dõi theo tâm trạng ấy, khi tha thiết, khi nghẹn ngào xót xa.

Tham khảo thêm: Tóm tắt tác phẩm vợ nhặt

Dàn ý diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân – Mẫu 4

1. Mở bài

  • Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tô Hoài. Thông qua việc khắc họa cuộc đời những con người Tây Bắc, tác giả đã phản ánh chân thực hiện thực miền núi trước cách mạng.
  • Hình tượng nhân vật Mị tượng chưng cho sức sống và vẻ đẹp con người nơi đây, đoạn miêu tả tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn cho thấy rõ nét nhất nét đẹp tâm hồn Mị.

2. Thân bài

  1. Vài nét về cuộc đời nhân vật Mị 
  • Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp có tài thổi sáo, được nhiều người theo đuổi.
  • Mị từng yêu và được yêu, có khao khát về hạnh phúc lứa đôi
  • Mị là người con hiếu thảo, chăm chỉ sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
  • Mị bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị bị đem đi cúng trình ma nhà Thống lí.
  • Mị đi làm dâu không khác gì nô lệ. Thời gian đầu “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”. Mị cảm thấy tủi nhục đắng cay, uất ức cho số phận.
  • Mị đã tìm đến cái chết nhưng vì thương cha, Mị đành chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa.
  • Sau khi cha mất, Mị đã không còn muốn chết nữa. Mị đã trở nên chai sạn và sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Cuộc đời của Mị bị giam cầm trong căn phòng tối đen.
  • Mị cam chịu kiếp sống nô lệ và tưởng mình là con trâu, con ngựa.
  1. Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
  • Mị nhìn khung cảnh thiên nhiên mùa xuân, nghe thấy những âm thanh của cuộc sống mà từ lâu mình đã bỏ qua. Mị bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, …
  • Mị đã uống rượu, “uống ực từng bát”. Mị đã say và nhớ về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình. 
  • Mị quay trở về với thực tại lại muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

– Mị đã nhận thức sự tồn tại mình và “thấy phơi phới trở lại”. Mị nhận thức được mình vẫn còn trẻ, muốn đi chơi” với khát khao tự do mãnh liệt. 

  • Tinh thần phản kháng mạnh mẽ của Mị được thể hiện qua các hành động lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi” chấm dứt sự tù đày.
  • Ngay cả khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

– Mị đã thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. Mị muốn đi mà chân như mềm ra không đi được. 

– Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

Nhận xét: 

– Ta thấy Mị như được sống lại. Tâm hồn của Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

– Sự nổi loạn của Mị mặc dù không thể thoát số phận cô ngay lúc đó.  Nhưng nó là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

3. Kết bài

  • Tác giả Tô Hoài đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí Mị trong đêm tình mùa xuân cho thấy rõ nét phẩm chất, tính cách trong Mị – người con gái Tây Bắc tiềm tàng sức sống.
  • Đặc sắc nghệ thuật: Phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu về phong tục và con người Tây Bắc, ngôn ngữ, lối trần thuật rất tự nhiên, …
  • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc.

Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân

Tô Hoài là một trong những cây bút tiêu biểu của văn chương Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là 1 nhà văn hiện thực sớm đi vào đời sống của quần chúng, hăng hái tham dự cách mạng. Trong lần tham dự chiến dịch Tây Bắc, Tô Hoài đã có nguồn cảm hứng và viết tập truyện Tây Bắc. Truyện ngắn điển hình nhất của tập truyện chính là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

Tác phẩm đề cập về cuộc đời đầy gian truân, vất vả của A Phủ và Mị. Cả hai vốn là những người nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị là nàng dâu bị bắt gạt nợ, A Phủ thì vì đánh con trai lão nên bị bắt vạ về khiến cho đầy tớ. Giữa tình cảnh khuất tất, hai mảnh đời đau khỏ đã mang sự gặp gỡ, đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Khát vọng sống, khát vẳng tự do, hạnh phúc đã thôi thúc Mị cắt dây trói cho A Phủ và cả 2 chạy trốn tới Phiềng Sa, phát triển thành vợ chồng. Tình tiết dẫn tới bước đột phá cũng như sự thôi thúc dẫn tới hành động giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình của Mị đã miêu tả sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. thời khắc gây ra hành động đấy là một đêm tình mùa xuân.

Mị là nhân vật với những phẩm chất tốt đẹp, vẻ đẹp của người phụ nữ vùng cao. 1 cô gái trẻ trung, xinh đẹp giống như bông hoa ban trắng của núi rừng. đó vậy lại phải chịu cảnh bị bắt khiến cho dâu gạt nợ. khiến dâu cho nhà giàu nhưng lại giống như nô lệ, như người ở đợ lúc phải làm việc quần quật trong khoảng sáng đến tối, không được mọi người xem trọng. Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả và khắc họa rất trung thực rằng: “Con ngựa, con trâu làm mang khi, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm cho việc cả đêm cả ngày”. Ban đêm thì nàng khi nào cũng “lùi lũi như con rùa được nuôi trong xó cửa”. Ngày thường đã vậy, đến các ngày hội hè nhất là trong những đêm tình mùa xuân trong khi mọi người được vui chơi, gái trai được hẹn hò, được tỏ tình sở hữu nhau được chứa tiếng sáo mời gọi bạn tình thì Mị lại bị trói đứng trong buồng tối còn chồng thì cộng đám trai làng đi chơi.

Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân

Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân

Đọc thêm: Phân tích lưu biệt khi xuất dương

Gần như các đau khổ, cơ cực đã cướp mất tuổi xuân, sắc đẹp của Mị khiến cho nàng trở nên chai lì như đã chết, nhẫn nhục chịu đựng. Thậm chí lúc trông thấy cảnh A Phủ bị đánh đập, bị trói Mị cũng cảm thấy nó phát triển thành thường ngày giống như các gì mà nàng từng chứng kiến rộng rãi lần trong loại nhà này. ko chỉ bị đè nén về thân xác mà còn bị chèn ép cả về tinh thần. Mị chừng như chẳng còn thiết tha gì tới cuộc thế này nữa, sống như một dòng bóng nhưng lại chẳng thể kết liễu thế cuộc mình. Mị không thể chết vì món nợ truyền kiếp kia, chỉ sở hữu thể sống làm cho bạn mang ngọn lửa, tâm hồn thì héo ùa và chỉ chờ đợi tới ngày mục xương ở chốn này. chừng như thèm muốn sống, hạnh phúc đã nằm im dưới đáy lòng và bị bao phủ bởi lớp tro tàn, bụi mờ.

Vốn tưởng rằng xúc cảm bị tê liệt, nguội lạnh nhưng từ sâu trong tâm trí Mị vẫn âm ỉ, le lói khát vẳng sống, sự yêu đời. Mùa xuân tới, Mị lén uống rượu và bên tai văng vẳng tiến sáo bên tai khiến cho Mị cảm thấy phơi phới trở lại. xúc cảm giống như ngày trước lúc Mị chưa về nhà chồng. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Khát vẳng đang dâng trào thì bị vùi dập phũ phàng khi A Sử đánh Mị, trói bị vào cột nhà.

Mị chứng kiến A Phủ bị đánh đập nhưng vẫn bình thản thức dậy sưởi lửa. Nhưng cái đêm mà Mị thấy dòng nước mắt lăn dài trên 2 hõm má xám đen lại của A Phủ thì Mị cảm thấy thương A Phủ. tinh thần sâu sắc về nỗi khổ, thân phận của A Phủ cũng như của chính mình. Rồi còn liên tưởng đến tương lai mịt mù, đen tối và song song là sự căm ghét cha con nhà thống lí Pá Tra. mẫu thương, dòng căm hận đã làm cho bùng cháy khát vẳng tự do và dẫn tới hành động táo tợn ấy là cắt đứt dây trói cứu A Phủ. ấy mặc dù là hành động bộc phát nhưng là kết quả thế tất của sự áp bức, bóc lột. ấy chính là sinh khí tiềm ẩn ẩn chứa trong con người Mị. Cắt dây trói và vụt chạy thao A Phủ như cắt đứt các dây trói cô vào đau khổ, tủi hổ.

Tác giả Tô Hoài đã thành công trong việc mô tả tâm lí nhân vật diễn đạt sức sống tiền tàng trong tình cảnh đau thương. Qua đó ông còn muốn khẳng định dù bạo lực, cường quyền đàn áp con người thì cũng không vùi dập được khát vẳng sống và khát vọng tự do của con người. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm vừa với trị giá hiện thực lại vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest