Phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu là dạng đề thường gặp trong thi THPT Quốc Gia. Việc phân tích tình huống truyện sẽ giúp các bạn thấy được tài năng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tham khảo bài viết dưới đây, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách lập dàn ý và một số bài văn phân tích tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa hay nhất!
Dàn ý phân tích tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa:
Mở bài:
Sơ lược tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần phân tích.
– Nguyễn Minh Châu là nhà văn hiện đại nổi tiếng của Việt Nam. Ông là tác giả giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân.
– Truyện ngắn “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” lần đầu tiên được in trong tập “Bến quê“, năm 1987. Trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được cho mình một tình hưống truyện vô cùng đặc sắc.
Thân bài:
a. Khái niệm tình huống truyện:
– Tình huống truyện chính là hoàn cảnh, bối cảnh của một câu chuyện mà trong đó có một hoặc một vài sự kiện đặc biệt xảy ra. Sự kiện này giúp làm nổi bật cuộc sống cũng như cá tính của nhân vật. Đồng thời đây cũng là cách để tác giả bộc lộ những tư tưởng, những suy nghĩ của của mình thông qua tác phẩm.
Trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa, chúng ta thấy 2 tình huống truyện đặc sắc nhất đó là:
b. Tình huống truyện nghịch lý trên bãi biển:
* Phát hiện thứ nhất:
– Khi đi dạo trên bãi biển, Phùng đã gặp cảnh đẹp trời cho. Khung cảnh này được xem là suốt đời cầm máy Phùng chưa bao giờ thấy. Cảnh đó được ví như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Đó là hình ảnh chiếc thuyền lưới vó hiện lên dưới ánh bình minh mờ ảo. Với gam màu hồng hồng của ánh nắng bình minh đã giúp tạo nên một “vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
– Lúc này, người nghệ sĩ lại thấy trái tim mình thắt lại và nhận định rằng bản thân đã “khám phá ra chân lý của sự toàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.
Như vậy: Tình huống này đã bộc lộ quan điểm về cái đẹp “bản thân cái đẹp là đạo đức”.
* Phát hiện thứ hai:
– Khi Phùng bước xuống từ chính con thuyền ấy lại thấy như một nỗi ám ảnh. Khi trên con thuyền đó lại có những mảnh đời bất hạnh. Những nỗi thống khổ của một gia đình làng chài lênh đênh trên sóng biển.
– Đó là hình ảnh một người đàn bà xấu xí, thô kệch bị một người đàn ông đánh đập và chửi rủa không tiếc lời. Đứa con trai lớn vì bảo vệ mẹ đã đánh lại cả bố.
=> Đây là một cảnh tượng hết sức khủng khiếp, Phùng không thể hiểu nổi những gì đang xảy ra trước mắt. Anh chỉ kịp vứt máy ảnh chạy đến ngăn cản.
– Sau đó khi những con người ấy rời đi chỉ để lại một bãi cát mênh mông và hoang vắng.
=> Lúc này, tình huống truyện trên bãi biển đã mở ra bằng một bức họa tuyệt diệu, toàn bích. Sau đó, bức tranh bị phá vỡ bởi cảnh tượng gia đình tan hoang, thù ghét lẫn nhau.
Và phát hiện đầu tưởng như trong sáng, hướng tới vẻ đẹp chân thiện mỹ thì đằng sau nó lại ẩn chứa những điều ghê gớm và đáng sợ.
c. Tình huống truyện ở tòa án:
– Lần sau, khi gặp người đàn bà làng chài tại tòa án. Phùng và Đẩu (chánh án của toà án huyện) đã có ý muốn giúp chị ly hôn. Nhưng chị lại khiến 2 người bất ngờ khi khăng khăng không muốn ly hôn.
– Phản ứng đó của người đàn bà làng chài đã khiến cho cả Phùng và Đẩu vô cùng khó hiểu. Lúc này, người đàn bà làng chài mới bắt đầu giãi bày nỗi lòng:
+ Chị cam chịu nhẫn nhục từng ấy năm với chồng cũng chỉ vì một chục đứa con đang chờ ăn trên chiếc thuyền.
+ Chị nhẫn nại chỉ vì cần một người đàn ông để chèo lái con thuyền những lúc mưa bão, trở trời.
+ Trong suốt quá trình sống bên chồng, người đàn bà làng chài cũng đã cảm thấy có những lúc chị cảm thấy hạnh phúc khi được nhìn thấy các con ăn no.
+ Chị ta thấu hiểu cho chồng vũ phu chỉ vì khổ quá. Chị ta đã bênh vực chồng mình. Và coi chồng là người đã có ơn với chị. Hơn hết là chị trân trọng gia đình, mái ấm của mình, không muốn nó sự xáo trộn nào cả.
Tình huống truyện này đã giúp cho Phùng và Đẩu mới vỡ ra một lẽ rằng cái có lý nó tồn tại ngay trong nghịch lý của cuộc sống. Sự cố chấp không ly hôn của người đàn bà lúc này nếu chỉ nhìn từ vị trí của hai người ở bên ngoài thì đó là nghịch lý đến khó hiểu. Thế nhưng đặt vào vị trí của người phụ nữ trong cuộc hôn nhân thì nó lại trở nên có lý, có tình.
Kết bài:
Nêu tổng kết Phân tích tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa. Tình huống truyện đã tạo lên sự thành công của truyện ngắn “Chiếc Thuyền Ngoài Xa”. Nó cũng thể hiện được tài năng xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả.
Top 4 bài văn phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa:
Sau khi lập dàn ý chi tiết, các bạn có thể tham khảo 6 mẫu bài văn phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:
Mẫu 1: Tình huống truyện trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt nam hiện đại. Ông đã có nhiều đóng góp cho văn học của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu làm nên tên tuổi của Nguyễn Minh Châu. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo.
Đối với truyện ngắn, các tình huống truyện là yếu tố then chốt và có vai trò quan trọng. Tình huống truyện chính là cơ sở để tác giả tạo sự độc đáo và thu hút sự chú ý của người đọc. Trong truyện ngắn “Chiếc Thuyền Ngoài Xa”, tác giả Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá và phát hiện đời sống. Câu chuyện xoay quanh đến chuyến đi thực tế của nhân vật phùng ở vùng biển miền Trung. Trong chuyến đi thực tế này, nhân vật Phùng có những chuyển biến trong nhận thức rất sâu sắc.
Tình huống trong truyện “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” đã diễn ra với hai phát hiện đầy trái ngược của nhiếp ảnh Phùng. Phát hiện thứ nhất đó chính là vẻ đẹp của Chiếc Thuyền Ngoài Xa trong sương sớm. Sau rất nhiều ngày chờ đợi, Phùng bất ngờ khám phá vẻ đẹp của con thuyền được bao bọc “trong bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Đối với một người nghệ sĩ như Phùng thì đây là một cảnh đắt trời cho. Khung cảnh ấy hiện lên như một bức tranh thủy mặc. Và đối với một người khát khao đi tìm cái đẹp như Phùng, khi đứng trước cảnh đó vô cùng xúc động và hạnh phúc. Anh đã liên tục bấm máy để ghi lại khoảnh khắc đắt giá mà hiếm khi có được lần hai như này.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện tình huống thứ nhất của nhân vật Phùng. Thì đến khi con thuyền vào gần bờ cũng chính là lúc Phùng phát hiện ra nghịch cảnh trái ngược hoàn toàn. Bước xuống từ con thuyền đẹp kia là hình ảnh những con người xấu xí và thô kệch. Từ ngoại hình cho đến tính cách của họ đều toát lên vẻ lam lũ nghèo khổ. Hơn nữa, Phùng lại phát hiện ra cảnh bạo hành ngay trước mặt mình. Người đàn ông vùng biển đánh đập người vợ của mình một cách dã man. Đặc biệt, kèm theo đó là những lời chửi rủa vô cùng thậm tệ. Thật đáng ngạc nhiên hơn là hình ảnh một đứa trẻ nhỏ như thằng Phác cũng lao vào đánh bố để bảo vệ mẹ. Những cảnh này xưa nay vốn trái lại với luân thường đạo lý thì hôm nay lại được Phùng được chứng kiến tận mắt những hình ảnh chân thực nhất. Từ những phát hiện bất ngờ như vậy, Phùng đã thực sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật.
Tình huống truyện tiếp theo là cuộc đối thoại giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà làng chài ở toà án huyện. Lúc này, Phùng tiếp tục được thay đổi nhận thức và Đẩu cũng rút ra cho mình một bài học cuộc sống. Đẩu đã khuyên người đàn bà làng chài là hãy bỏ chồng vì không thể nên sống với gã đàn ông vũ phu đày đọa người phụ nữ như vậy. Nhưng trái ngược với suy nghĩ của Phùng và Đẩu, người phụ nữ ấy lại xin tòa không ly hôn với người đàn ông đó. Một suy nghĩ tưởng chừng như đầy trái ngược vì không ai muốn sống trong hoàn cảnh đầy đọa như vậy.
Đẩu và Phùng đều hết sức ngạc nhiên với quyết định này của người phụ nữ. Nhưng sau này khi nghe người phụ nữ giải thích. Thì điều phi lí ấy lại trở thành những lý lẽ vô cùng thuyết phục trong hoàn cảnh của người phụ nữ làng chài. Người phụ nữ làng chài chỉ vì cuộc sống mưu sinh trên biển mà phải cần đến bàn tay của người đàn ông. Vì phải nuôi cả đàn con nên việc bỏ chồng là điều không thể. Chính cuộc trò chuyện này cũng giúp Đẩu và phùng nhận ra được nhiều chân lý mới và giúp hai nhân vật nhận thấy được còn rất nhiều góc khuất đằng sau cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy hai tình huống trong truyện ngắn “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” được xây dựng hết sức tài tình giúp tác giả tạo được nút thắt của câu chuyện.
Đọc thêm: Phân tích bài thơ đồng chí của chính hữu
Phân tích tình huống truyện trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa (mẫu 2)
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trong thời kỳ đổi mới. Quá trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975. Trong thời kỳ đổi mới Nguyễn Minh Châu được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng”. Truyện ngắn “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” chính là tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của ông. Nội dung của truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thực đời thường của người lao động ở một vùng ven biển miền Trung sau chiến tranh. Đồng thời cũng thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả với hiện thực cuộc sống.
Trong truyện ngắn, chúng ta thấy tác giả về cuộc sống và băn khoăn về thân phận con người. Và thành công nổi bật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm chính là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo. Tình huống truyện chính là cái hoàn cảnh riêng với thời gian, không gian, sự việc diễn ra trong thời gian, không gian đó,…Nó được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đặc sắc nhất và tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét nhất.
Tình huống trong “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” được xây dựng bởi những nghịch lí, qua con mắt của nghệ sĩ Phùng. Địa điểm phát hiện là ngoài bãi biển, nơi phát sinh ra nghịch lý của tình huống. Đầu tiên là bức tranh thiên nhiên thật đẹp dưới con mắt của nhiếp ảnh gia. Theo nhân vật Phùng nhận xét đó là cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờ sương, toàn bích. Hình ảnh chiếc thuyền nhạt nhòa ẩn hiện trong làn sương mù màu trắng buổi bình minh. Khi phát hiện ra những hình ảnh ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc. Anh tưởng tâm hồn mình được gột rửa, trở lên trong trẻo, tinh khôi khi bắt gặp Thiện và Mỹ.
Nguyễn Minh Châu đã xuất sắc tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo: Nghệ sĩ Phùng đến ven biển miền Trung chụp tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Để chụp được cảnh đẹp, Phùng đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức nào. Và may mắn, sau một tuần lễ suy nghĩ tìm kiếm Phùng đã bắt gặp hình ảnh chiếc thuyền đánh cá thu lưới lúc bình minh. Đó là Chiếc Thuyền Ngoài Xa ẩn hiện trong màn sương sớm. Khung cảnh lúc đó đẹp như tranh vẽ, cảnh đẹp đến mức Phùng cũng phải thốt lên “có lẽ suốt cuộc đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh đắt trời cho như vậy”… Và trong cái khoảnh khắc đó hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình. Phùng đã nhanh chóng bấm máy để thu lấy một cảnh không dễ gì gặp trong đời.
Nhưng đúng lúc ấy, khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ Phùng lại thấy hai vợ chồng làng chài đi xuống. Sau đó anh đã chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ hết sức dã man. Gã đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay, hắn rút trong người ra một chiếc thắt lưng sau đó quất tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hộc hộc, hai hàm răng nghiến ken két, mỗi phát quất xuống hắn lại nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn. Chứng kiến cảnh đó, đứa con không thể đứng yên nhìn mẹ bị đánh nên đã giành được chiếc thắt lưng, ưỡn thẳng người vung chiếc khóa sắt quất vào khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của cha.
Và ba hôm sau đó, cũng trong màn sương sớm Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và cảnh chị gái tước đoạt dao găm mà đứa em trai định dùng để bảo vệ người mẹ đáng thương. Phùng không thể ngờ rằng đằng sau cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ lại là bao ngang trái của đời thường. Lúc này khía cạnh nhận thức của tình huống thể hiện qua những phát hiện về đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.
Phùng đã nhận thấy cái đẹp của ngoại cảnh nhiều khi che khuất cái xấu của đời sống. Lúc đầu, người nghệ sĩ cảm thấy ngây ngất trước vẻ đẹp bề ngoài của con thuyền. Nhưng ngay sau đó, Phùng đã chứng kiến hình ảnh cuộc sống nhức nhối bên trong con thuyền. Cái xấu lúc này đã làm cái đẹp bị khuất lấp. Và khi tìm hiểu sâu về gia đình hàng chài, Phùng mới thấu hiểu được cuộc sống khốn khổ của thành viên trong gia đình đó. Trước đây, anh hàng chài cũng là một người hiền lành, không bao giờ đánh vợ. Nhưng người đàn ông chính là nạn nhân của đói nghèo lam lũ nên đã trở thành vũ phu, thô bạo. Gã ta đánh vợ như để giải thoát tâm lý, nỗi khổ thường ngày.
Dưới góc nhìn của nhân vật Đẩu – với tư cách là thẩm phán huyện. Anh ta đã phát hiện đằng sau cái vô lý lại là cái có lý. Việc người đàn bà bị chồng hành hạ là vô lý nhưng khi người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lý lẽ riêng. Đằng sau cái điều tưởng chừng đơn giản lại chất chứa nhiều thứ phức tạp. Vẻ đẹp của người phụ nữ yêu chồng, thương con, biết thấu hiểu, cam chịu và hiểu lí lẽ. Chính từ những sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
Ban đầu, cả Đẩu và Phùng đều nghĩ ly hôn chính là cách giải quyết dứt điểm sự việc. Nhưng sau khi nghe những lời phân trần của người đàn bà từng trải anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc phức tạp hơn. Từ những điều chiêm nghiệm của Phùng và Đẩu, chúng ta đã nhận được một bài học: muốn giải quyết những vấn đề của đời sống, không chỉ dựa vào pháp luật hoặc lý thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.
Thành công lớn nhất trong truyện ngắn chính là việc Nguyễn Minh Châu đó chính là cách xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, độc đáo, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Lúc này, người đọc ngộ ra từng điều sau những tình huống truyện mang ý nghĩa sâu sắc, càng thêm thấm thía về lẽ đời. Tác giả Nguyễn Minh Châu đã góp phần đem đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người về đời sống.
Phân tích tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa (mẫu 3)
Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn của nền văn học Việt nam hiện đại. Ông đã có rất nhiều đóng góp cho văn chương của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau đổi mới. Trong số tác phẩm của ông, “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất sau năm 1975. Trong truyện nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo.
Đối với truyện ngắn, tình huống truyện được xem là yếu tố then chốt và có vai trò quan trọng. Tình huống của truyện cũng đã tạo cơ sở để tác giả xây dựng câu chuyện độc đáo, thu hút sự chú ý của người đọc.Và chúng ta thấy trong “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” bao trùm là cách Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá và phát hiện đời sống. Câu chuyện xoay quanh đến chuyến đi thực tế của nhân vật phùng ở vùng biển miền Trung. Trong chuyến đi này, nhân vật Phùng đã gặp những tình huống có thể làm chuyển biến nhận thức rất sâu sắc.
Tình huống của truyện được diễn ra với hai phát hiện đầy trái ngược của nhiếp ảnh Phùng. Phát hiện thứ nhất là vẻ đẹp của Chiếc Thuyền Ngoài Xa trong sương sớm. Sau nhiều ngày chờ đợi, Phùng đã bất ngờ khám phá vẻ đẹp của con thuyền được bao bọc “trong bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Đối với một người nghệ sĩ đang đi tìm kiến cái đẹp như Phùng thì đây là một cảnh đắt trời cho. Khung cảnh ấy hiện lên như một bức tranh toàn bích. Phùng vô cùng xúc động và hạnh phúc khi đã được chứng kiến cảnh đẹp này. Anh đã liên tục bấm máy ghi lại khoảnh khắc đắt giá này.
Tuy nhiên, sau phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng. Thì khi con thuyền tiến sâu vào gần bờ cũng chính là lúc Phùng phát hiện ra tình huống thứ 2. Nó là nghịch cảnh trái ngược hoàn toàn với lần phát hiện thứ nhất. Bước xuống từ con thuyền đó chính hình ảnh những con người nhưng xấu xí và thô kệch. Họ được phác họa xấu từ ngoại hình cho đến tính cách. Tất cả đều toát lên là những con người lam lũ nghèo khổ.
Tiếp đến, Phùng cũng phát hiện ra cảnh bạo hành ngay trước mặt mình. Hình ảnh người đàn ông vùng biển đánh đập người vợ của mình kèm theo đó là những lời chửi rủa vô cùng thậm tệ. Và đáng ngạc nhiên hơn cả chính là hình ảnh đứa trẻ như thằng Phác cũng lao vào đánh bố để bảo vệ mẹ. Những cảnh xưa nay vốn trái lại với luân thường đạo lý nhưng hôm nay lại được Phùng chứng kiến tận mắt chân thực nhất. Sau những phát hiện đầy bất ngờ, dường như trong nhận thức của nhân vật Phùng đã có sự thay đổi.
Lúc này chuyển qua tình huống chuyện tiếp theo chính là cuộc đối thoại giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà làng chài ở toà án huyện. Nhân vật Phùng và Đẩu đã thực sự thay đổi được nhận thức của bản thân và rút ra được nhiều bài học cuộc sống. Trái với lời khuyên hãy bỏ chồng vì không thể nào sống được với gã đàn ông vũ phu đày đọa, người phụ nữ lại có quyết định hoàn toàn khác.
Người phụ nữ ấy đã xin với tòa không ly hôn với người đàn ông đó. Tưởng chừng như mong muốn đó đầy trái ngược với lẽ thường. Vì không ai muốn sống cùng với người đàn ông vũ phu. Nhưng sau tất cả những điều phi lí ấy lại trở thành hiện thực. Người đàn bà hàng chài đã đưa ra các lý lẽ vô cùng thuyết phục trong hoàn cảnh của người phụ nữ làng chài. Cả Phùng và Đẩu đã được nghe câu chuyện từ đáy lòng của người phụ nữ làng chài. Vì cuộc sống mưu sinh trên biển mà người phụ nữ luôn cần đến bàn tay của người đàn ông. Cuộc trò chuyện này cũng đã giúp hai nhân vật Đẩu và phùng nhận ra được nhiều chân lý của cuộc sống. Từ đó giúp cho hai nhân vật nhận thấy được còn rất nhiều góc khuất đằng sau cuộc sống.
Thông qua tình huống truyện của “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” Nguyễn Minh Châu thể hiện rất nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận đánh giá một hiện tượng mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.Thông qua đó, nhà văn cũng nêu lên thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể đứng từ xa để nhìn ngắm cuộc sống mà phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời. Tình huống truyện cũng góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Mẫu 4: Phân tích tình huống Chiếc Thuyền Ngoài Xa
Nguyễn Minh Châu là một cây bút lớn của nền văn học Việt nam tiên tiến. Ông có đa dạng đóng góp cho văn học của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống mỹ cứu nước. đặc biệt tác phẩm “ dòng thuyền ngoài xa” là một trong các truyện ngắn điển hình của tác giả sau năm 1975. Nhà văn đã vun đắp được một cảnh huống truyện độc đáo.
Đối có truyện ngắn, tình huống truyện là nguyên tố mấu chốt và mang vai trò quan yếu. Tình huống truyện cũng là cơ sở vật chất để tác giả xây dựng câu chuyện độc đáo, thu hút sự chú ý của người đọc.
Trong truyện ngắn, “ dòng thuyền ngoài xa” bao trùm tác phẩm là cách Nguyễn Minh Châu vun đắp cảnh huống nhận thức với ý nghĩa khám phá và phát hiện đời sống. Truyện xoay quanh co đến chuyến đi thực tiễn của nhân vật phùng ở hải phận miền Trung. Trong chuyến đi này, nhân vật Phùng sở hữu các chuyển biến nhận thức rất sâu sắc.
Tình huống truyện diễn ra sở hữu hai phát hiện đầy trái ngược của nhiếp ảnh Phùng. Phát hiện thứ nhất là vẻ đẹp của dòng thuyền ngoài xa trong sương sớm. Sau mấy ngày chờ đợi, Phùng bất thần khám phá vẻ đẹp của con thuyền được bao bọc “trong bầu sương mù trắng như sữa có pha chút xíu màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Đối mang Phùng đang đi tậu kiến dòng đẹp thì đây là một cảnh đắt trờ cho. khung cảnh đó hiện lên như một bức tranh toàn bích . Và đối với 1 người nghệ sĩ như Phùng, đứng trước cảnh đẹp ấy, Phùng vô cùng xúc động và hạnh phúc . Anh đã liên tiếp bấm máy ghi lại khoảnh khắc đắt giá mà hi hữu lúc sở hữu được lần hai như này.
Phân tích tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa
Ngoài ra, đây mới là phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng. Lúc con thuyền vào gần bờ cũng chính là khi Phùng phát hiện ra nghịch cảnh trái ngược hoàn toàn có lần phát hiện thứ nhất. Bước xuống từ con thuyền kia là hình ảnh con người nhưng xấu xí và thô kệch. trong khoảng ngoại hình cho đến tính phương pháp đều toát lên là những con người lam lũ nghèo khổ. Và tiếp nữa, Phùng phát hiện ra cảnh bạo hành ngay trước mặt mình. Hình ảnh người đàn ông vùng biển đánh đập mọi rợ người vợ của mình. hẳn nhiên ấy là các lời chửi rủa cực kỳ thậm tệ. Đáng ngạc nhiên hơn là hình ảnh trẻ thơ như thằng Phác cũng lao vào đánh bố để bảo kê mẹ. các cảnh này xưa nay vốn ngược lại mang luân thường đạo lý. Nhưng hôm nay đây, Phùng được chứng kiến tận mắt các hình ảnh trung thực nhất. Sau các phát hiện đầy bất thần như vậy, chừng như trong nhận thức của nhân vật Phùng đã sở hữu sự thay đổi.
Tình huống truyện tiếp theo là cuộc đối thại giữa Phùng, Đẩu và người phụ nữ làng chài ở toàn án quận. Nhân vật Phùng tiếp diễn được đổi thay nhận thức và Đẩu cũng là nhân vật rút ra được nhiều bài học cuộc sống. Trái với lời khuyên của Đẩu dành cho người phụ nữ làng chài là hãy bỏ chồng vì không thể nào sống được có gã đàn ông vũ cu li đầy đọa người phụ nữ tương tự. Nhưng không, tưởng chừng là những lời khuyên chana thành đó người phụ nữ sẽ nghe theo nhưng người nữ giới đó lại xin tòa ko ly hôn sở hữu người đàn ông đấy. Tưởng hình như đầy trái ngược vì ko ai muốn sống cộng vứi người đàn ông vũ cu li. Ngay cả Đẩu và Phùng cũng đều khôn cùng sửng sốt. Nhưng sau gần như những điều phi lí đó lại trở nên những lí le khôn xiết thuyết phục trong cảnh ngộ của người đàn bà làng chài. Cả phùng và Đẩu đều được nghe những câu chuyện bụng dạ từ đáy lòng của người phụ nữ làng chài trong cuộc sống mưu sinh trên biển phải cần tới bàn tay của người đàn ông. Cuộc nói chuyện này cũng giúp Đẩu và phùng trông thấy được phổ quát chân lý của cuộc sống và giúp hai nhân vật nhận thấy được còn đông đảo góc chết thật đằng sau cuộc sống.
Chuẩn y cảnh huống truyện của “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” Nguyễn Minh Châu biểu lộ phần lớn thông điệp sở hữu ý nghĩa sâu sắc. chẳng thể thuần tuý, qua loa lúc nhìn nhận Phân tích 1 hiện tượng mà cần sở hữu mẫu nhìn đa diện, nhiều chiều.Thông qua đấy, nhà văn cũng nêu lên thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Người nghệ sĩ chẳng thể đứng từ xa để nhìn ngắm cuộc sống mà phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và thế cuộc. cảnh huống truyện cũng góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Ý nghĩa tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa:
Việc phân tích tình huống truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này giúp nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời. Từ đó khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ đồng chí của Chính Hữu