Trong bài viết dưới đây, Tạp Chí Giáo Dục gửi đến bạn mẫu phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, mời các bạn cũng tham khảo nhé!
Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
I. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét Nguyễn Đình Chiểu – ông là một nhà văn có nhân cách vô cùng cao đẹp, được ví như ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc và “càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng)
– Giới thiệu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc
II. Thân bài
- Phần lung khởi được dùng để khái quát bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ nông dân.
+ Câu “Hỡi ôi!” được sử dụng để thể hiện niềm tiếc thương chân thành.
+ “ Súng giặc đất rền” câu văn mô tả sự tàn phá nặng nề, giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân
+ “ Lòng dân trời tỏ” chính là đánh giặc bằng lòng chính nghĩa, lòng yêu quê hương đất nước.
⇒ Phần này đã khẳng định tuy khởi nghĩa thất bại những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi về sau.
- Phần thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
a. Nguồn gốc xuất thân
– Họ là những người nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân đã từng bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống.
+ Họ chăm chỉ “cui cút làm ăn ” những con người có hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa.
– Trong đoạn này có sự tương phản giữa “chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết. Tác giả được sử dụng biện pháp nghệ thuật nàyđể tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.
b. Tinh thần yêu nước nồng nàn
– Khi Thực dân Pháp xâm lược vào nước ta, những người nông dân ban đầu cảm thấy lo sợ ⇒ trông chờ tin quan ⇒ ghét ⇒ căm thù ⇒ đứng lên chống lại.
⇒ Chúng ta thấy diễn biến tâm trạng người nông dân đã có sự chuyển hóa phi thường trong thái độ
– Thái độ đối với quân giặc là căm ghét sau đó căm thù đến tột độ
– Nhận thức về tổ quốc: Họ đã biết tự nguyên đứng lên chiến đấu bảo vệ tổ quốc một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
– Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Họ chỉ là dân ấp, dân lân vì “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
– Quân trang của họ rất thô sơ chỉ có 1 manh áo vải, 1 ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi nhưng đã đi vào lịch sử.
– Họp đã lập được những chiến công đáng tự hào như “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ”
– Những hành động rất mạnh mẽ như “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”… thể hiện mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi
⇒ Tạo nên hình tượng về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
- Phần Ai vãn: Thể hiện sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ
– Sự hy sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.
– Sự hy sinh của họ đã để lại xót thương đau đớn cho tác giả, gia đình thân quyến và cả người dân Nam Bộ.
⇒ Bút pháp trữ tình kết hợp với nhịp câu trầm lắng đã gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.
- Phần kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
– Tác giả một lần nữa khẳng định tinh thần bất tử của người nghĩa sĩ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ: Danh tiếng nghìn năm còn lưu mãi
– Ông cũng nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân
– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.
III. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của tác phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc. Kết hợp trình bày suy nghĩ bản thân về tác phẩm.
Xem thêm: Tóm tắt đoạn trích tức nước vỡ bờ
Hướng dẫn cách làm bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là dạng đề rất thường gặp trong chương trình THPT. Khi gặp dạng đề này các bạn học sinh cần phải thực hiện được 3 ý chính sau đây:
Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là người con của đất Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)/. Năm 1833, ông được cha đưa ra Huế để học tập và đã đỗ tú tài vào năm hai mươi mốt tuổi. Sau đó, gia đình ông trải qua cơn nguy biến. Mẹ ông mất, Nguyễn Đình Chiểu vì khóc thương mẹ đến nỗi mù cả hai mắt. Về sau, ông đã trở về quê nhà học nghề bốc thuốc chữa bệnh và trở thành một lương y, một nhà giáo.
Trong sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu luôn thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân sâu đậm bằng một ngòi bút nghệ thuật giàu sức truyền cảm. Tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là nỗi lòng tiếc thương vô hạn của Nguyễn Đình Chiểu dành cho các nghĩa sĩ đã hy sinh vì dân, vì nước.
Khái quát về tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết để tỏ lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu đọc tại buổi lễ truy điệu những người chiến sĩ áo vải đã ngã xuống trong cuộc tập kích đồn giặc ngày 16/12/1861. Tác phẩm được chia ra làm 3 phần chính đó là:
Thứ nhất đó là lung khởi có nội dung chính là phần khái quát chung về hoàn cảnh của những người nghĩa sĩ bắt đầu bằng “Than ôi”, “Than rằng”, “Thương thay”…
Thứ hai là phần thích thực sử dụng kể về những công đức, phẩm chất tốt đẹp của người đã khuất ấy.
Thứ ba là phần ai vãn thể hiện cảm xúc tiếc thương, đau xót về người đã khuất.
Thứ tư là phần kết chính là những dòng viết bày tỏ niềm tự hào và ca ngợi về sự bất khuất của họ.
Xem ngay: Cách học thuộc Văn nhanh
Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được thể hiện ở 2 giai đoạn. Trước khi trở thành người nghĩa sĩ thì họ cũng chỉ là những người nông dân bình thường có xuất xứ nghèo khổ, cui cút chăm lo làm ăn…Chính hoàn cảnh lịch sử của dân tộc đã giúp họ nhận thức được sứ mệnh của bản thân để trở thành những anh hùng dân tộc thực thụ.
Từ nhận thức cho đến hành động của người nông dân lúc này đã có nhiều thay đổi. Họ đã quyết quyết định “làm quân chiêu mộ” và có thể “đạp rào”, “xô cửa”, “đâm ngang”, “chém ngược”…Họ đã lập được nhiều chiến công hiển hách nào là “đốt xong nhà dạy đạo kia”, nào là “chém rớt đầu quan hai nọ”. Những người nông dân lúc này đã trở thành một biểu tượng sừng sững về tinh thần của anh hùng cứu nước.
Mặc dù có tinh thần chiến đấu quả cảm nhưng cuối cùng họ cũng bị thực dân Pháp đàn áp và chấp nhận hi sinh. Nhưng sự hy sinh đó không phải là vô nghĩa. Hình ảnh những người nông dân áo vải xứng đáng lưu dấu trong sử sách nước nhà bằng niềm tự hào, cảm phục to lớn.
Mẫu bài văn phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ giúp các bạn học sinh thấy được vẻ đẹp của tình yêu nước và tinh thần bất khuất của những người nông dân áo vải. Những con người ấy đã không ngại hiểm nguy đứng lên đấu tranh vì độc lập, tự do.
Mẫu bài văn phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1
Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này” trong cuốn sách “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Lời nhận định trên đã thể hiện sự ngưỡng mộ và trân quý với tài năng của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu. Ông là một trong gương mặt nổi bật tiêu biểu đại diện cho những thành tựu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ra đời vào năm 1858 – thời điểm thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Tác phẩm đã khắc họa bức chân dung những người nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh tính mạng để bảo vệ độc lập tổ quốc.
Trước hết, tác giả đã tái hiện rất thành công vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong không khí căng thẳng và sục sôi của thời đại: “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”. Chỉ với vỏn vẹn 8 chữ nhưng tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa được cuộc đối đầu giữa những người nông dân với kẻ thù xâm lược. Đồng thời thể hiện được tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất của nhân dân ta thông qua kết cấu đối lập: “súng giặc/ lòng dân, đất rền / trời tỏ”. Trong bối cảnh khẩn trương đó, vẻ đẹp của người nông dân – nghĩa sĩ hiện lên rất oai nghiêm:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng”
Trước khi tham gia vào quân khởi nghĩa đánh Tây, họ chỉ là những người nông dân hiền lành, chất phác sau “lũy tre làng”, gắn bó với cuộc sống “dãi nắng dầm mưa”, “hai sương một nắng”. Những công việc binh đao hoàn toàn lạ lẫm đối với họ: “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng”.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
… Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ”
Trong giây phút nước nhà lâm nguy, triều đình hèn nhát thì những người nông dân có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đã đứng lên chống lại cường quyền. Với tinh thần sẵn sàng hi sinh tính mạng và xả thân vì sự nghiệp bảo vệ dân tộc. Những người nông dân với tinh thần kiên cường, bất khuất đã không hề run sợ trước mũi súng của kẻ thù.
Dù cho họ bước vào cuộc chiến với vũ khí, trang bị còn thô sơ chỉ có: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay” nhưng với tinh thần yêu nước mãnh liệt. Họ đã bắt đầu chiến đấu với tâm thế anh dũng, đầy nhiệt huyết và khí thế sục sôi: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” qua những hành động quyết liệt “Kẻ đâm ngang, người chém ngược”,… Chúng ta đã thấy tác giả sử dụng thành công các động từ mạnh lột tả lên tinh thần kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ áo vải.
Qua bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc có thể thấy được vẻ đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ thông qua tinh thần yêu nước và ý chí tự nguyện đứng lên đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Những người anh hùng áo vải đã hiên ngang, xông pha anh dũng trong trận mạc. Dưới ngòi bút “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa thành công bức chân dung của người nghĩa sĩ nông dân trong vừa hào hùng lại rất bi tráng.
Mẫu bài văn phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 2
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho yêu nước. Khi giặc Pháp xâm lược nước ta, chúng đã tìm mọi cách để dụ dỗ nhưng ông vẫn giữ trọn lòng mình thủy chung son sắc với đất nước và nhân dân. Trong các tác phẩm thơ, văn của ông luôn thấm nhuần lý tưởng đạo đức cao đẹp biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng cao cả dám đấu tranh với những thế lực bạo tàn cứu nhân độ thế. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chính là một tác phẩm thể hiện xuất sắc quan niệm đó của. Bài văn tế chính là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả trước sự hi sinh của những anh hùng.
Văn tế là một loại văn thường để tế cúng người chết theo hình thức tế-tưởng. Bài văn tế sẽ chia thành các phần như: Phần Lung khởi là cảm hứng khái quát về người chết và thích thực hồi tưởng về công đức của người chết. Phần Ai vãn than tiếc người chết và phần kết dùng để nêu ý nghĩa và lời mời của người cúng tế đối với kinh hồn người chết.
Ngay phần mở đầu bài thơ đã là một lời than: “Hỡi ôi!súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ” Tiếng than đó vang lên mà nghe sau đau thương đến thế. Tiếng than ấy đã thể hiện được cảnh tang thương của chiến tranh tàn khốc. Với thực tế là những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tử trận trên chiến trường. Tiếng than cũng chính là tiếng khóc bi tráng, thái độ cảm phục và niềm thương xót vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ.
Tiếp theo là các chi tiết” xác phàm vội bỏ”; “nào đợi gươm hùm treo mộ”;” tất đất ngọn rau ơn Chúa”, “tài bồi cho nước nhà ta”; ” quan quân khó nhọc”,” ăn tuyết nằm sương”; ” đồn lũy tan tành” đã thể hiện niềm thương cảm và xót xa cho sự hy sinh của những người nghĩa sĩ. Dù họ chỉ là những người nông dân bình thường nhưng lại sẵn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước.
Bên cạnh đó tác giả cũng miêu tả chi tiết hình ảnh người nghĩa sĩ cho người đọc thấy. Về mặt hình thức bên ngoài “chẳng qua là dân ấp dân, dân lân” “ngoài cật có một manh áo vải” “trong tay cầm một ngọn cầm vông”. Họ cũng chỉ là những người dân chân lấm tay bùn cơm không đủ no áo không đủ ấm. Quanh năm họ chỉ “cui cút làm ăn toan lo nghèo khó” “chưa quen cung nong toàn bộ” “việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm. Bây giờ họ lại phải tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó”.
Những người nông dân đó, cũng chỉ là những người dân lao động bình thường và họ cực kì lương thiện và chưa bao giờ muốn xảy ra chiến tranh. Thế nhưng khi tổ quốc lâm nguy, lúc súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương xứ xở. Thì họ lại có một tinh thần kháng chiến sục sôi. Nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp của người dân yêu nước sao mà giản dị đến thế: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng trông tin quan trường như trời hạn trông mưa mùi chinh chiến vấy vá đã ba năm ghét thói mọi như nhà hồn ghét cỏ”.
Chính vì chứng kiến cảnh lầm than của đất nước: “Bữa thấy bòng bong che chắn lốp muốn tới ăn ban ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”. Mà những người dân ấp dân đã sẵn sàng tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai họ”. Và thế là họ những người nông dân chân lấm tay bùn đã trở thành “kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho tà mã ma ní hồn kinh bon hè trước lũ ó sâu trỗi kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.”
Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã thành công trong khi khắc họa hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc. Ông đã sử dụng rất điêu luyện các từ có nguồn gốc xuất thân ngoại hình và hành động của người nghĩa sĩ nông dân cho thấy họ chỉ là những đan bình thường chất phác chăm chỉ nhưng khi nước nhà có giặc họ tự nhận về mình trách nhiệm phải bảo vệ đất nước sẵn sàng hi sinh và nước.Cách thể hiện hình tượng người nghệ sĩ rất tỉ mỉ từ trang bị thô sơ hành động dũng cảm nguyện xả thân mình để bảo vệ đất nước.
Mẫu bài văn phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 3
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là “bức tượng đài nghệ thuật sừng sững hiên ngang” được chính Nguyễn Đình Chiểu tạo ra để mô tả hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. Đến nay dù đã trải qua hàng chục thập kỷ, mà thời gian không thể xóa nhòa tượng đài này. Những áng văn thơ, áng thơ ca của ông như còn đó cháy mãi, đỏ mãi.
Hỡi ơi
Súng giặc đến rền Lòng dân trời tỏ.
Hai câu thơ mở đầu được tách đôi ra làm hai vế gãy gọn nhưng sức khái quát của nó thật lớn. Chỉ bằng mười chữ rất ngắn gọn đã vẽ lên một cách toàn diện về những ý niệm của người viết muốn gửi gắm về tội ác, sự đau thương tang tóc và cái cao lớn đẹp đẽ. Một bên là súng giặc, một bên là tinh thần hy sinh bất khuất của người nghĩa sĩ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn mà danh nổi tợ pha
Một trận nghĩa đánh Tây tuy là mất mà tiếng vang như mỏ.
Đến hai câu thơ này, chúng ta đã hiểu rõ thêm tác giả muốn nói điều gì. Câu thơ chính là phản ánh sự tương phản, giữa “mười năm công vỡ ruộng” và “một trận nghĩa đánh Tây”. Với sự vùng lên mạnh mẽ, quyết liệt, mau lẹ của những người nông dân. Mười năm cần cù vỡ ruộng ít ai biết đến, thế mà chỉ cần một trận nghĩa đánh Tây, những con người ấy đã gây được “tiếng vang như mỏ”. Tứ thơ đã ca ngợi sự anh hùng của họ, sức mạnh của họ và cả cái bi thương tất yếu nữa.
Nhớ linh xưa cui cút làm ăn
Riêng lo nghèo khó.
Hình ảnh những người nông dân áo vải bình thường hiện lên. Họ chăm chỉ làm nông nhưng lại có thể làm nên lịch sử ấy. Họ không phải dũng sĩ mà chỉ là những con người sống sau lũy tre làng, sau rặng dừa. Mà họ đã vì nghiệp lớn mà hi sinh khi “Tổ quốc cần”.
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung,
chỉ biết:
Ruộng trâu ở trong làng bộ.
Việc cuốc việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm.
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó.
Họ vốn chỉ là người nông dân chăm chỉ kiếm miếng cơm manh áo. Họ cũng chưa bao giờ hình dung nổi việc binh đao. Lần đầu tiên khi nghe tin giặc Pháp giày xéo họ cũng có tâm lý chung của những người “dân đen” là lo sợ và trông đợi tin quan rồi thất vọng.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng.
Trông tin quan như trời hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm.
Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Việc chờ mong “tin nhạn” nhưng rồi nhạn lại vắng bóng. Họ đã đi từ thắc thỏm hi vọng rồi đến vô vọng. Chuyển biến tâm trạng từ lo sợ, hoảng loạn cho đến căm ghét – cái căm ghét trong mơ hồ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan
Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
Những người nông dân đấy đã có sự chuyển biến lớn về mặt tình cảm và nhận thức. Họ đã biết căm ghét những gì mình nhìn thấy. Và họ muốn lao ra bằng tay không để “ăn tươi nuốt sống kẻ đã gây bao tội ác”. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc đã miêu tả rất thành công sự vận động về ý thức của người dân. Họ từ những người chỉ toan lo nghèo khó đã bắt đầu nghĩ tới non sông đất nước. Họ cũng cảm thấy thật nhục nhã nếu như cứ để cho lũ “chó má” ấy giày xéo lên những giá trị tinh thần của dân tộc ngàn thu văn hiến.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bản chó.
Sự thay đổi về suy nghĩ đã đi đến quyết tâm làm một cuộc nổi dậy. Họ vùng lên tinh thần sẵn sàng tự nguyện.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Lúc này, họ đã biết phải chiến đấu, xả thân để giữ lấy bờ ao bụi chuối, giữ lấy mảnh đất biết mấy thân yêu gắn bó. Họ chiến đấu để giữ lấy những điều thiêng liêng mà họ cho là không liên quan gì đến “cha ông nó” cả. Hình ảnh những người nông dân áo vải lúc này thật đẹp.
Những người nghĩa sĩ áo vải bước vào cuộc chiến đấu với những vũ khí thô sơ, chỉ là: ngọn tầm vông, một nùi rơm, con cúi…Thế nhưng chính họ đã dệt nên những trang sử hào hùng, vẻ vang. Hình tượng của họ thật cao đẹp, thật anh hùng và bất khuất. Bên trong “manh áo cật” giản dị và nhỏ bé lại chứa đựng bao điều lớn lao, cao cả.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia Gươm đeo dùng hằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai họ.
Họ chính là những con người bình dị nhưng anh hùng. Khi cầm cuốc làm ruộng họ là những người nông dân hiền như đất. Nhưng khi họ đối mặt với kẻ thù, họ không kém phần anh dũng. “Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.”Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ lên hình ảnh của những người nông dân trong công cuộc đánh Tây bằng một tâm trạng nô nức, phấn chấn.
Chi nhọc quan quản gióng, trống kỳ, trống giục đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không
Nào đợi thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có
Kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh
Bọn hè trước lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu như một thanh gươm sắc sáng choang vung lên trên chiến trường. Nó thể hiện được sức mạnh ồ ạt, tấn công dồn dập như vũ bão của những người nghĩa sĩ. Với cách ngắt nhịp ngắn gọn đã tạo nên một khí thế xông trận bừng bừng, mang hơi thở gấp gáp của cuộc hỗn chiến. Trong khung cảnh ấy, trên chiến địa chỉ còn có người nông dân mộ nghĩa anh dũng, oai phong lẫm liệt. Họ là những người nông dân áo vải anh hùng. Sự hy sinh của họ khiến ai cũng xót xa. Lúc này, âm điệu thơ như mặt hồ đang nổi sóng bỗng dưng lắng xuống, đang hừng hực lửa chiến trận bỗng chốc trở nên hoang vắng lạnh lùng, mang màu sắc bi thương não nuột.
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ …
Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng.
Nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
Những câu thơ như tiếng lòng của tác giả, gửi gắm vào đó một nỗi tiếc thương vô hạn cho những người đã khuất. Cái chết của họ đã làm cho cả trời đất đến cây cỏ tang thương, nhỏ lệ. Cái chết đã nhuốm màu sầu ải lên vạn vật. Cả một bầu trời âm u, tối tăm trước sự hi sinh mất mát của những người nghĩa sĩ.
Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm.
Đồng lang sa một khác đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều.
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Những hình ảnh đầy thương tâm ấy như gặm nhấm tâm can, linh hồn của chúng ta. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh lịch sử mà cất tiếng khóc dành cho những người anh hùng hi sinh vì Tổ quốc. Những âm thanh sầu thảm được vang lên qua đoạn văn. Chúng ta dường như không phân biệt được đâu là tiếng khóc của tác giả, của nhân dân, gia đình mà như nghe thấy một tiếng khóc chung của đất nước. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã hội tụ lại mọi nỗi đau để cất lên tiếng khóc cao cả.
Sau phút giây đau thương, nức nở, tác giả còn nêu bật lên một quan niệm tuyệt vời về nhân sinh, về lẽ sống và cái chết.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng lùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn.
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ củng vinh.
Hơn còn mà chịu chữ đầu tây, ở với man di rất khổ.
Nguyễn Đình Chiểu đã đưa ra một quan điểm mới mang tính nhân văn sâu sắc đó là thà chết chứ nhất định không chịu làm nô lệ, làm những điều nhơ bẩn, làm tay sai cho giặc. Quan điểm ấy đã xua tan bao cảm giác bi thương, mất mát của người nghĩa sĩ đã dâng trọn tấm thân mình cho đất nước, quê hương.
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen.
Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ.
Những người chiến sĩ áo vải đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời con cháu mai sau. Linh hồn của người nghĩa sĩ vẫn còn trong tưởng niệm thành kính của tác giả.Với lối văn bình dân, giản dị, dùng nhiều thành ngữ kết hợp với lời ăn tiếng nói đời thường, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa lên hình tượng người nghĩa sĩ vừa bi thương vừa hùng tráng.
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc đã khép lại nhưng một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc vẫn được mở ra. Chúng ta – thế hệ trẻ tương lai của đất nước phải nhớ giữ lấy nền độc lập mà bao lớp người từng xây dựng lên. Giang sơn và gấm vóc của nước ta ngày hôm nay cũng đều là công của cha ông ngã xuống.
Mẫu phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu 4:
Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc được xem như là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối mang những nghĩa sĩ của anh hùng của quần chúng ta trong buổi đẩu chống Pháp xâm lược. nhà thơ lỗi lạc của nền văn chương Việt Nam đã dựng lên “một tượng đài nghệ thuật” bi tráng về các người dân cày yêu nước dám đứng lên chống giặc ngoại xâm. Họ là các người dân cày căn thù quyết liệt, không đội trời chung với thực dân Pháp xâm lược, sẵn sàng hi sinh đa số vì độc lập tự do của dân tộc.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “Tác phẩm nghệ thuật” thi thoảng mang được thành lập năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. “Bi tráng” là tầm vóc và thuộc tính của tác phẩm nghệ thuật đấy, hùng tráng, vừa mặn mà, bi người nào. Hùng tráng ở nội dung chống chọi vì nghĩa to. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên 1 thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.
khai mạc bài văn tế là 2 tiếng “Hỡi ôi!” đựng lên như tiếng khóc người nào oán của nhà thơ đối sở hữu nghĩa sĩ, là tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót cho quốc gia lâm nguy khi bấy giờ.
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Hai câu thơ bộc lộ Tổ quốc khi bấy giờ đang trong kì lâm ngy, súng đạn nổ vang cả đất trời, mọi miền ở những cộng quê. Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ với sức mạnh đồng lòng của những người nông dân đứng lên phụ trách sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Trong cảnh ngộ ấy, người nông dân đã gan dạ đứng lên đánh giặc để đòi lại nền độc lập dân chủ cho Tổ quốc. số đông đều bắt nguồn từ tình yêu nước lớn lao và lòng căm thù giặc sâu sắc. Họ đều xuất thân từ những người dân cày nghèo chất phác, mộc mạc, chuyên cần suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, loanh quanh năm suốt tháng chỉ biết đến cày bữa, khiến cho bạn mang con trâu, xa lạ mang cung ngựa trường nhung nhưng
Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn,
Riêng lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ;
“côi phắn khiến ăn” diễn tả rõ sự khắc khổ, khó nhọc quành năm suốt tháng, ko với lỗi thoát của người nông dân. Họ là những người dân cày chỉ biết làm cho và khiến, không phải biết gì đến “cung ngựa” hay “trường nhung”.
Họ là lớp người tất cả, vòng quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng, lưỡi cày, chứ “chưa từng ngó” đến binh khí và khí giới đánh giặc
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
công tác cày, cuốc, bừa là công việc chính của họ, là công tác nuôi sống họ nên gắn liền thân thuộc sở hữu các người nông dân. Còn giáo, mác, hay tập cờ là việc gì đấy hoàn toàn xa lạ, chưa bao giờ họ “ngó” tới. Thế nhưng lúc giặc Pháp tràn vào xâm lăng nước ta, nhwungx người dân cày chân lấm tay bùn đã đứng lên làm cho quân tình nguyện đánh giặc cứu nước, bảo kê từng tất đất, thuwor ruộng như bảo vệ chính miếng cơm, manh ao, bình im của họ
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi tinh rán vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Đối sở hữu giặc Pháp và bọn tay sai xâm lăng, họ chỉ sở hữu một thái độ “ăn gan” và “cắn cổ”
Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
tinh thần được như thế, họ đã đi tới quyết râm để khiến cho một cuộc nổi dậy. Họ sẵn sàng vùng lên lúc cần yếu
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ
Họ đã nghĩ đến ra một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Họ sẵn sàng đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Họ sẵn sàng chiến đấu, xả thân để giữ lấy từng tấc đất, tấc vàng, giữ lấy những gì thuộc về đất nước Việt Nam. Hình ảnh họ đẹp, đẹp 1 cách thức cao cả, quả cảm.
Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ lên hình ảnh các người chiến sĩ nghĩa binh ra trận là những nét vẽ, nét khắc, hùng tráng nhất để khắc họa “tượng đài nghệ thuật” bài văn tế. Tác nhái đã xây dựng với 2 hình ảnh tương phản đối chọi là đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lăng. nếu quân Pháp xâm lược được vật dụng khí giới đương đại tối tân như “tàu thiếc, tàu đồng”, “đạn nhỏ”, “đạn to”, “mã tù”, “mã ni” thì quân ta chỉ mang các trang vũ khí thô sơ, thuần tuý “một manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “lưỡi dao phay”. Tuy đơn sơ thế, bình dị thế nhưng họ đã dệt nên các trang sử hào hùng, vẻ vang cho dân tộc ta. Bên trong các “manh áo cật” đáng thương là sự đựng đựng cả một điều lớn lao, cao cả.
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bao ngòi,
Trong tay dùng một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gỗ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo
Gươm đeo dùng một ngọn dao phay, cũng chém đặng đầu quan
Họ là các con người bình dị nhưng anh hùng. lúc cày cuốc làm ruộng thì họ là các con người nhân hậu nhưng lúc đối diện mang kẻ thù, họ là 1 con người khác, bất chấp số đông đứng lên bảo kê nên độc lập của dân tộc.
ko khí ra trận hừng hực khí thế, những đội viên kiêu dũng của ta coi dòng chết nhẹ tựa lông hồng, không ngần ngại tiến lên giữa đồn giặc “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”….Giọng văn hùng tráng, dùng cởi mở các động từ mạnh trình bày sựu quyết tâm, mạnh mẽ để tô đậm tinh thần đấu tranh anh dũng, không ngại dòng chết của những chiến sĩ Cần Giuộc. Qua đó, tác kém chất lượng cũng bộc lộ sự kiêu hãnh, khâm phục các người nông dân hóa thân là các người chiến sĩ.
Chi nhọc quan Quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Mặc kệ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Trong bìa văn tế, xen ngang vào đó còn là tiếng khóc, những giọt nước mắt thương cảm trình bày ở phần ai vãn. sở hữu phổ thông nghĩa sĩ đã ngã xuống vì cuộc chống chọi của dân tộc “những lăm lòng nghĩa sau tiêu dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ”, giọng điệu bài thơ chuồng xuống trong đớn đau, ngậm ngùi.
Sau những giây khắc đau thương, tác nhái đã nêu bật lên 1 quan niệm nhân sinh cao cả về lẽ sống và chiếc chết.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quẳng vùa hương, xô bàn độc nghĩ lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mả tà, chia rượu ngọt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu dịch khái, về sau tổ phụ cũng vinh,
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Ông đã đưa ra ý kiến với tính nhân bản sâu sắc, dù mang chết nhưng nhất định ko chịu làm cho nô lệ, làm tay sai cho bọn bán nước và bọn cướp nước. Sống mà phải đi theo quân Pháp thì thà chết còn hơn, đối có các nghĩa sĩ thì sống đánh giặc và chết cũng đánh giặc. Chân lí rõ ràng biểu thị sựu quyết tâm, mạnh mẽ của dân ta như một chân lí sống rỡ, sáng chói khiến cho động viên thêm ý thức chiến đấu của dân tộc. những người nghãi sĩ nguyện dâng mình cho đất nước, cho quê hương.
Xen sau giọng ca kiêu hãnh ấy, tác nhái lại chen vào tiếng khóc lòng của những người mẹ có con, người vợ có chồng đang ngày đêm ngóng trông, đợi chờ ngày quốc gia yên bình và những người thân yêu trở về. Nhưng phổ thông nghĩa sĩ anh hùng đã ngã xuống trong tư thế hiên ngang
Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ.
các nghĩa sĩ đã sống 1 cuộc sống anh dũng, chết cũng hết vẻ vang. Tấm gương chống chọi và hi sinh anh dũng của họ đời đời kiếp kiếp tỏa sáng, tinh ranh, trường tồn cùng nước non. Nguyễn Đình Chiểu đã phải cất lên cảm than “ôi” để diễn đạt sự kiêu hãnh mãnh liệt.
Ôi!
một trận khói tan,
nghìn năm tiết rỡ
Sự hi sinh của các người nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý báu mà họ đã để lại cho thế hệ sau là “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Bài học về sống và chết, sống hiên ngang còn chết cũng phải quật cường, phong độ ngẩng cao đầu. Chính tâm thế ấy đã tô đậm thêm chất bi tráng về tượng đài nghệ thuật những người nông dân dũng cảm vì tự do của quốc gia, vì độc lập của dân tộc. Công lao lớn to mà các người nghĩa sĩ đã đổ nước mắt, mồ hôi và cả máu giết thịt của mình sẽ luôn được khắc ghi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Họ là tấm gương sáng để noi theo mà khiến, là ngọn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.
Bài “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã diễn tả được hết tấm lòng yêu nước thương dân của thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn tế như là niềm tự hào thổ lộ sự hàm ân sâu sắc của nhân dân ta đối có các người dân cày nghĩa sĩ Cần Giuộc đã gan dạ tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Họ là tấm gương sáng cho những thế hệ ngày mai học tập, noi theo.
Trên đây là các mẫu phân tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc mà Tạp Chí Giáo Dục đã gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được bài phân tích về tác phẩm này hay nhất. Nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này; thì hãy bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất!
Tham khảo thêm: