Phương pháp Highscope hiện đang được áp dụng trong rất nhiều cấp học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến tiểu học. Được ra đời từ năm 1960, phương pháp giáo dục này đã giúp cho trẻ trở nên độc lập và tự tin hơn trong cuộc sống. Hiện nay, Highscope đã trở thành một trong bốn mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về phương pháp giáo dục này nhé!
Phương pháp Highscope là gì? Dạy trẻ tự lập bằng HighScope như thế nào?
Phương pháp HighScope được xem là một trong những phương pháp giáo dục trẻ nhỏ được đánh giá cao nhất hiện nay. Với mục tiêu dạy trẻ tự lập ngay từ khi còn nhỏ, Highscope đã giúp trẻ chủ động và tích cực trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Phương pháp HighScope là gì?
Phương pháp HighScope là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này giúp trao quyền cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập. Điều này giúp ra tăng khả năng tiếp thu của trẻ sẽ được phát huy tối đa. Trẻ em sẽ khám phá thế giới và cuộc sống xung quanh mình dựa trên những trải nghiệm của con với mọi người, sự vật, sự việc, hiện tượng và những ý tưởng của trẻ.
Môi trường học tập của HighScope sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội để tìm tòi và khám phá theo sở thích cá nhân. Bé sẽ được chủ động lựa chọn và thực hiện kế hoạch của chính bản thân mình. Chương trình giáo dục HighScope mang tính toàn diện, hướng tới sự phát triển về mọi lịch vực ở trẻ nhỏ.
Theo phương pháp HighScope trong một lớp học cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng đó là:
- Lớp học cần được bài trí theo tiêu chuẩn đi kèm các giáo cụ học tập.
- Trong quá trình học cần có sự tương tác giữa giáo viên và trẻ.
- Các hoạt động trong lớp học cần tuân theo lịch trình mỗi ngày.
Cụ thể, đối với sự tương tác giữa giáo viên và trẻ chính là quá trình giáo viên dạy và giao tiếp với trẻ trên lớp học mỗi ngày. Thông qua, các hành động và lời nói sẽ khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào quá trình học tập.
Giáo viên không chỉ hướng dẫn mà còn phải hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích trẻ học tập. Mà giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ phát triển và trực tiếp tham gia vào các hoạt động cùng trẻ. Giáo viên và trẻ sẽ cùng nhau chia sẻ các vai trò như người lãnh đạo, thành viên, người nói, người nghe.
Giáo viên sẽ tương tác với trẻ thông qua hoạt động chia sẻ quyền quyết định với trẻ, tập trung chú ý tới những điểm mạnh của con. Điều này giúp gắn kết tình thầy và trò hỗ trợ trẻ thực hiện những ý tưởng của mình và gợi mở cho con cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập.
Trong phương pháp giáo dục HighScope, giáo viên cần tôn trọng quyền quyết định của trẻ. Và từ đó sẽ khuyến khích sự phát triển tính sáng tạo và độc lập, chủ động của trẻ trong tương lai. Trong quá trình học tập, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các giáo cụ như đồ chơi, nguyên vật liệu, đồ dùng cần thiết…Và các bạn chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết để trẻ học hỏi.
Xem thêm: Phương pháp Shichida
Những đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục Highscope
Phương pháp giáo dục HighScope sẽ bao gồm 5 yếu tố cơ bản nằm trong – “Wheel of HighScope”:
Học tập chủ động
- Tương tác giữa người lớn – trẻ nhỏ
- Môi trường học tập
- Chuỗi hoạt động hàng ngày
- Đánh giá
8 Lĩnh vực quan trọng của mô hình giáo dục HighScope
Bên cạnh đó, mô hình giáo dục HighScope lấy nền tảng phát triển con người dựa trên 8 lĩnh vực quan trọng:
- Tiếp cận học tập.
- Phát triển xã hội và cảm xúc.
- Phát triển thể chất và sức khỏe.
- Ngôn ngữ và giao tiếp.
- Toán học.
- Nghệ thuật sáng tạo.
- Khoa học và công nghệ.
- Học tập các quy tắc xã hội.
Trong tất cả các hoạt động giáo dục theo phương pháp HighScope, trẻ em đều giữ vị trí trung tâm. HighScope khuyến khích trẻ tự xây dựng, mở rộng vốn kiến thức của mình thông qua việc tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ có thể chủ động thực hiện những hoạt động của chính. Trong khi đó, người lớn giúp trẻ xác nhận kiến thức đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển tư duy ở cấp độ tiếp theo.
Nội dung chính của phương pháp highscope là gì?
Nội dung chính của HighScope xoay quanh khái niệm Bánh xe học tập HighScope, được cấu thành bởi 5 thành tố: Học tập chủ động, Tương tác giữa người lớn – trẻ nhỏ, Môi trường học tập, Chuỗi hoạt động hàng ngày, và Quy trình đánh giá.
Học tập chủ động:
Yếu tố chủ động được xem là yếu tố trung tâm trong mô hình giáo dục HighScope, là tâm điểm của bánh xe HighScope.
Mô hình giáo dục này đặc biệt chú trọng việc kích thích sự chủ động ở trẻ nhỏ. Điều này sẽ khiến trẻ hứng thú, đam mê với học tập. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp các bé chủ động khám phá, tìm hiểu sự vật. Mặc dù giáo viên cùng các bé tham gia vào các hoạt động trong quá trình học tập nhưng chỉ ở mối quan hệ cộng sự.
Các hoạt động giáo viên đưa ra vừa mang tính khuyến khích lại vừa thử thách, kích thích các bé bộc phát. Điều đó giúp trẻ phát huy một cách tự nhiên những tiềm năng của bản thân.
Tương tác giữa người lớn- Trẻ nhỏ
Phương pháp giáo dục HighScope hướng tới việc thu hẹp khoảng cách giữa trẻ với phụ huynh và giáo viên. Các hoạt động trong lớp đều có sự tương tác qua lại tích cực. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu giáo viên tích cực trả lời hay hướng dẫn sẽ khiến trẻ chủ động và chuyên tâm hơn.
Giáo viên giữ vai trò điều phối các hoạt động lớp học, đảm bảo lớp học diễn ra một cách ổn định. Trong khi trẻ có toàn quyền quyết định hoạt động của mình như: chơi cái gì, chơi với ai, chơi như thế nào, chơi ở đâu,.. Không có sự chỉ huy cứng nhắc trong lớp học, thay vào đó là mô hình cùng điều hành shared-control.
Chuối hoạt động hàng ngày:
Các hoạt động trong ngày sẽ đều được lên kế hoạch tỉ mỉ. Trẻ sẽ thực hiện các hoạt động của mình theo kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, trẻ cũng sẽ phải đối chiếu hành động của mình với kế hoạch, từ đó rút ra những bài học.
Hoạt động này giúp trẻ tư duy một cách hệ thống, tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Điều đó giúp trẻ dần dần hình thành thói quen hoạt động một cách độc lập thông qua việc lập kế hoạch.
Môi trường học tập:
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người. Phương pháp giáo dục HighScope chú trọng tới việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.
Đánh giá trẻ theo mô hình giáo dục HighScope được tiến hành cách chi tiết và hệ thống. Hàng ngày, giáo viên sẽ quan sát, ghi chú những gì trẻ nói và làm (được gọi là Anecdote). Anecdote sẽ giúp theo dõi và đánh giá trẻ một cách khách quan và hệ thống. Đồng thời, những dữ liệu này cũng giúp trả lời các câu hỏi về:
- Sở thích của trẻ
- Nội dung mà trẻ đang học
- Những mảng học tập mà trẻ đã được hỗ trợ
- Những mảng học tập bị bỏ qua hoặc chưa được hỗ trợ
- Những vật dụng và hoạt động mà trẻ đang cần
Tham khảo thêm: Phương pháp Shichida
Phương pháp HighScope khác các phương pháp giáo dục mầm non truyền thống khác ở điểm nào?
Phương pháp giáo dục HighScope phù hợp với tiêu chuẩn thực hành tốt nhất được khuyến nghị bởi Hiệp hội Quốc gia Hoa Kỳ về Giáo dục trẻ em (NAEYC), Các Tiêu chuẩn thực hành của Chương trình Head Start (Giáo dục trẻ Mầm non) và các hướng dẫn cho các chương trình giáo dục trẻ em khác.
Tuy nhiên, với một chương trình khung rộng, HighScope có nhiều điểm độc đáo khác biệt so với các chương trình mầm non khác. Một trong những điểm khác biệt đẩu tiên phải kể đến Chuỗi hoạt động hằng ngày Plan-do-review. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc lên kế hoạch (planning) và xem lại (review) là hai thành tố chính của hoạt động học tập hằng ngày, mang ý nghĩa tích cực và quan trọng nhất đối với điểm số khi đánh giá sự phát triển của trẻ.
Đặc điểm khác biệt thứ hai là nội dung chương trình HighScope trong việc phân loại những lĩnh vực xã hội, kiến thức và thể chất cần thiết. Về nội dung giảng dạy được tổ chức thành 8 phần chính phù hợp với tiêu chuẩn chương trình khung của mầm non Hoa Kỳ, bao gồm: Phương pháp học tập; (2) Sự phát triển cảm xúc và xã hội; (3) Phát triển Thể chất và Sức khỏe; (4) Ngôn ngữ, Đọc viết và Giao tiếp; (5) Toán học; (6) Nghệ thuật Sáng tạo; (7) Khoa học và Công nghệ; (8) Nghiên cứu xã hội.
Các lĩnh vực nội dung học tập cho trẻ mầm non gồm có 58 chỉ số phát triển chính (KDIs). Các KDIs là các ghi nhận về các hành vi quan sát được từ đó đánh giá những lĩnh vực học tập quan trọng của trẻ nhỏ. Giáo viên HighScope ghi nhớ các chỉ số này khi họ thiết lập các môi trường và lên kế hoạch các hoạt động nhằm khuyến khích học tập và tương tác xã hội. Những chỉ số này cũng là cơ sở để tạo nên Hệ thống ghi chú quan sát trẻ mẫu giáo của HighScope (COR Advantage)
HighScope cung cấp cho trẻ những trải nghiệm được lên kế hoạch kỹ lưỡng trong các lĩnh vực khoa học, toán và đọc hiểu. Chẳng hạn, các tài liệu giảng dạy và trình độ của giáo viên bắt kịp với những phát hiện mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành giáo dục. Các chỉ số phát triển quan trọng trong toán học và các chỉ số đánh giá trẻ COR song hành với các tiêu chuẩn giáo dục trẻ mầm non của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ dành cho Giáo viên Toán học.
Cách áp dụng phương pháp HighScope
Một lớp học được áp dụng phương pháp HighScope được chia làm các góc học tập theo nhiều chủ đề khác nhau kèm theo các học cụ phong phú. Những chủ đề này có thể liên quan đến gia đình, nghệ thuật, xây dựng, hóa trang, đọc viết, ghép hình… Những đồ dùng hay đồ chơi liên quan sẽ được sắp xếp ở những vị trí thích hợp với trẻ để con có thể dễ dàng tự lấy và cất đồ. Cách bài trí của lớp học giúp trẻ cảm nhận được phần nào về cách sắp xếp của thế giới xung quanh mình. Trẻ sẽ hình dung và tưởng tượng về những hoạt động của thế giới xung quanh, từ đó phát triển khả năng sáng tạo.
Phương pháp giáo dục HighScope nhấn mạnh vào việc sắp xếp các hoạt động hằng ngày của bé theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cân bằng cách hoạt động, trải nghiệm và cơ hội vui chơi, học tập của trẻ.
Trong một ngày, trẻ sẽ có những khoảng thời gian làm việc theo nhóm nhỏ, nhóm lớn, các hoạt động phát triển thể chất, kỹ năng… Điều quan trọng là trẻ có thể tự lựa chọn các hoạt động hằng ngày và lên kế hoạch thực hiện những điều đó theo những ý tưởng của bản thân, đồng thời chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của mình về các hoạt động đó với người khác.
Hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ
Trong khoảng thời gian hoạt động và làm việc theo nhóm nhỏ, trẻ được giáo viên giới thiệu những học cụ mới, các ý tưởng và hoạt động cho nhóm. Sau đó, trẻ cùng các bạn sẽ tiếp tục “công cuộc” khám phá trong thời gian thực hiện các hoạt động.
Lúc này, trẻ có cơ hội được lên kế hoạch để có thể tạo ra một sản phẩm gì đó. Trẻ được tự chọn bạn bè để vào nhóm, chọn vị trí ngồi và các nguyên liệu cần sử dụng. Trong quá trình học, trẻ sẽ chia sẻ với giáo viên và bạn bè về những điều mình vừa học được hay làm được. Cuối cùng, trẻ sẽ thu dọn các đồ dùng và lưu giữ những sản phẩm mình vừa hoàn thành.
Hoạt động theo nhóm lớn
Khi tham gia vào các hoạt động theo nhóm lớn, trẻ sẽ có cảm giác cộng đồng. Ở những hoạt động này, giáo viên và trẻ sẽ cùng nhau di chuyển và tham gia vào các hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như Văn học, Nghệ thuật, Âm nhạc, Môi trường, Toán học… Hơn nữa, trẻ cũng sẽ có cơ hội chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân qua các hoạt động tập thể đó.
Khoảng thời gian vui chơi
Hằng ngày, trẻ có khoảng 30 phút để chơi ngoài trời và tham gia vào các hoạt động sôi nổi, vui vẻ ngoài sân chơi cũng như hòa mình với thiên nhiên. Trẻ sẽ được tự do vui chơi, chạy nhảy, lăn, trèo và thỏa sức hò hét cùng các bạn. Đây cũng là lúc để trẻ khám phá thiên nhiên cây cỏ và những sinh vật mình nhìn thấy ngoài sân chơi.
Tạm kết:
Bài viết trên đây Tạp Chí Giáo Dục đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về phương pháp giáo dục HighScope. Hy vọng những thông tin trên giúp các bậc phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho con của mình.