$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Bộ 9 phương pháp dạy con Montessori đơn giản dành cho cha mẹ

More articles

Để giúp cho cha mẹ không quá đau đầu về cách dạy con như thế nào cho hiệu quả. Sau đây là 9 phương pháp montessori cho trẻ 0 6 tuổi đơn giản mà cha mẹ có thể tham khảo.

Tổng quan về phương pháp Montessori:

Được sáng lập bởi Tiến sĩ Maria Montessori (1870 – 1952) là một chuyên gia người Ý trong lĩnh vực giáo dục học, triết học, nhân văn học. Phương pháp này là một phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học. Nhấn mạnh tính tự do trong giới hạn, tôn trọng sự phát triển tự nhiên về xã hội, thể chất, tâm lý của trẻ.

Đặc điểm của phương pháp Montessori:

Đặc điểm của phương pháp Montessori

Đặc điểm đầu tiên: Trong lớp học gồm các em ở những độ tuổi khác nhau. Các bạn nhỏ tuổi hơn sẽ được học tập các bạn lớn tuổi hơn. Các bạn lớn tuổi được thể hiện khả năng lãnh đạo, học được cách đồng cảm, giúp đỡ người khác. Cùng với giáo viên các bạn lớn tuổi giúp các bạn nhỏ tuổi hoàn thiện kỹ năng của bản thân.

Đặc điểm thứ hai của phương pháp Montessori: là nhấn mạnh về tính độc lập. Cho phép các em tự lựa chọn đồ chơi, cách thức vui chơi và học tập… những cái gì mà thu hút bản thân các em. Đôi khi các em vấp phải sai lầm nhưng các em có thể tự học cách đứng lên sau đó. Giúp các em có khả năng đương đầu khó khăn mà không sợ khó, sợ sai.

Đặc điểm thứ ba: Các em sẽ có một môi trường đề cao tính kỷ luật. Rèn luyện sự có trách nhiệm và tự giác cao. Cùng với sự hướng dẫn của giáo viên các em sẽ tìm ra cách học tập hiệu quả. Học tập rèn luyện theo lịch trình, khuôn khổ, giờ giấc, bảng biểu của bản thân và lớp học.

Đặc điểm thứ tư: Giáo viên không phải là người chỉ đạo mà là người hướng dẫn. Trong phương pháp giáo dục Montessori thì giáo viên không cung cấp kiến thức để các em ghi nhớ. Giáo viên sẽ để các em tự học để kích thích tư duy, suy nghĩ của của bản thân. Thay vào đó giáo viên sẽ hỗ trợ, hướng dẫn khi các em tự học.

Đặc điểm thứ năm: Lớp học với đầy đủ các thiết bị dụng cụ được chuẩn bị sẵn. Giáo viên chuẩn bị mọi hoạt động học tập trước khi các em đến. Các em được độc lập lựa chọn một trong những hoạt động đó để học trong suốt thời gian đó. Sau giờ học, trẻ sẽ có khoảng thời gian để tự sắp xếp dụng cụ học tập về vị trí cũ. Giúp các em rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm kỉ luật cao.

Đặc điểm thứ sáu: Môi trường học tập bằng phương pháp Montessori tôn trọng lẫn nhau; ở đây, giáo viên hiểu rằng mỗi em trong lớp đều có khả năng tiếp thu khác nhau. Các em sẽ được học theo đúng tốc độ tiếp thu của bản thân.

Đặc điểm cuối cùng: Trong phương pháp Montessori đã chỉ ra rằng cha mẹ là những người bạn quan trọng, chìa khóa thành công trong sự phát triển của trẻ. Do đó, phương pháp Montessori luôn khuyến khích có sự góp mặt của của cha mẹ trên lớp để quan sát và tương tác với các em.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục montessori

Ưu điểm của phương pháp dạy con Montessori:

Ưu điểm của phương pháp dạy con Montessori

  • Cho con độc lập trong học tập, phát triển trí thông minh, sự sáng tạo một cách tự nhiên. Từ đó phát hiện sớm tài năng của con.
  • Mỗi khi con tự học, tự làm, tự trải nghiệm dù có mắc phải sai lầm. Sai lầm đó giúp con có thể ghi nhớ sẽ lâu hơn, cải thiện trí nhớ.
  • Dạy trẻ làm việc độc lập bằng những công việc phù hợp với bản thân. Ví dụ: tự vệ sinh cá nhân, tự thắt giây giày,…
  • Phát triển sức khỏe, thể chất của trẻ thông qua những công việc và trò chơi hằng ngày.
  • Phát triển nhân cách của trẻ. Dạy trẻ biết bảo vệ, yêu thương mọi người, sự tốt bụng khi giúp đỡ bố mẹ
  • Giúp con học được tính kỷ luật và quản lý thời gian
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Sau mỗi giờ học như là xếp bàn ghế, sách vở, dụng cụ học tập về vị trí ban đầu,…
  • Các em được tự trải nghiệm môi trường xung quanh thông qua những bài học. Ở đó giáo viên  là người hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ các em khi các em khó khăn chứ không can thiệp vào hành động hay quyết định của trẻ.

Những nguyên tắc dạy con theo phương pháp Montessori:

Những nguyên tắc dạy con theo phương pháp Montessori

Tôn trọng con trẻ

Tôn trọng con cái chính là cách mà cha mẹ dạy con cái tôn trọng cha mẹ và mọi người, mọi sự vật xung quanh.
Sự tôn trọng của cha mẹ dành cho con cái được thể hiện qua qua những hành động như đặt mình vào vị trí của con cái mỗi khi con cái mắc phải sai lầm và hỏi những câu hỏi như là “ tại sao,vì sao con làm như vậy”. Dành cho con những cái ôm hôn, lắng nghe những suy nghĩ của con, thường xuyên tâm sự với con cái.

Cho con sự tự do lựa chọn

Trong phương pháp dạy con Montessori thì được khuyến khích là để con tự đưa ra sự lựa chọn của mình. Nếu con còn quá nhỏ chưa thể đưa ra những ý kiến riêng của bản thân, thì cha mẹ có thể đưa ra những sự lựa chọn để con có thể tự chọn. Điều này giúp con cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng của cha mẹ đối với mình.

Cho con sự tự do di chuyển

Mấu chốt ở đây là cha mẹ phải tạo ra một môi trường an toàn cho con trẻ thỏa sức di chuyển, chạy, nhảy, leo trèo, đạp xe,… thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài tùy theo độ tuổi của con. Không nên gò bó con trong môi trường nhỏ hẹp như những căn phòng do bạn tạo ra.

Dạy cho con cách tự lập

Tạo cơ hội cho con được tự túc làm mọi việc. Ví dụ như: tự dọn đồ chơi, tự tưới cây, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, mặc đồ,… mặc dù việc đó sẽ tạo nên một bãi chiến trường cho phụ huynh nhưng đó là là cơ hội giúp các em phát triển kỹ năng sống.

Giao tiếp cùng con

Giao tiếp với con bằng những ngôn ngữ phổ biến, nói chuyện tròn vành rõ chữ để con có thể học theo một tốt nhất. Dạy con không được cắt ngang, xen ngang khi mọi người đang nói. Hãy tôn trọng, lắng nghe mỗi khi con nói hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân.Thường xuyên nói chuyện với con về những việc xảy ra xung quanh để con có thể mở rộng vốn từ.

Sử dụng các đồ chơi, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên

Cha mẹ không nên những món đồ chơi đắt tiền. Thay vào đó hãy sử dụng những cái bìa cứng, tre, nứa để làm đồ chơi thân thiện cho trẻ. Hoặc cho trẻ chơi loại đồ chơi giúp phát triển trí óc. Như là xếp hình, rút gỗ, bảng chữ cái, bảng số đếm,… những loại đồ chơi giúp trẻ rèn luyện sự tập trung cao độ.

Hãy làm những gì mà bản thân cảm thấy tốt cho con

Cha mẹ hãy lắng nghe con trẻ, tin tưởng bản thân tìm hiểu cách dạy tốt nhất cho con. đừng nghe nữa điều tiêu cực bên ngoài, đừng áp đặt con trẻ những gì mà người ngoài nói. Hãy luôn luôn cổ vũ và che chở cho con.

Luôn kiên nhẫn

Trẻ con ở những tuổi này rất hiếu động và nghịch ngợm. Các con có thể la hét, làm đổ vỡ mọi đồ vật trong nhà. Ví dụ như lúc đó mẹ thì đang bận bịu công việc nhà, cha thì mới đi làm mệt mỏi về nhưng đứa con không hiểu chuyện lại bắt đầu la hét, vòi vĩnh hay chỉ đơn giản là vô tình làm hỏng thứ gì đó quan trọng trong nhà. Thì lúc này đại đa số phụ huynh ở đây đều sẽ nổi nóng mà quát mắng con, có khi còn sử dụng đòn roi với con. Mặc dù biết đó là những phút nổi nóng bất chợt của cha mẹ nhưng nó lại vô tình làm tổn thương con cái của họ. Khiến cho sợi dây kết nối của cha mẹ và con cái ngày càng dài ra. Vậy nên lời khuyên cho các bậc phụ huynh là phải luôn tỉnh táo và kiên nhẫn để giải quyết vấn đề của con trẻ.

Luôn yêu thương hỗ trợ con

Tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con sẽ giúp con trở một đứa trẻ hạnh phúc. Một đứa trẻ luôn luôn mang trong mình một nguồn năng lượng tích cực và các con sẽ lan tỏa nguồn năng lượng tích cực này đến khắp nơi, các em sẽ được mọi người yêu quý hơn. Vậy nên cha mẹ hãy luôn lắng nghe và hỗ trợ các con mỗi khi các con cần.

Tham khảo thêm: Phương pháp giáo dục stem cho trẻ mầm non

Cách giáo dục con theo Phương pháp montessori cho trẻ 0-6 tuổi:

Cách giáo dục con theo phương pháp Montessori từ 0-6 tuổi

Dạy trẻ sơ sinh

  • Bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh, cha mẹ đã có thể dạy con theo phương pháp Montessori để nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển ở trẻ.
  • Môi trường phát triển của trẻ sơ sinh là không gian ngủ. Cha mẹ nên tạo cho bé một không gian ngủ thông thoáng và yên tĩnh, nên có cửa sổ để có thể cho bé hưởng thụ được ánh sáng tự nhiên dần tiếp xúc với môi trường mới.
  • Nên lựa chọn những bộ đồ chơi được làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Không độc hại để trẻ cầm nắm.
  • Phát triển các giác quan cho bé như cho trẻ nhìn ngắm, cầm nắm đồ chơi. Cho trẻ tiếp xúc với mùi hương hoa, hương đồ ăn. Tiếp xúc vị giác bằng các loại nước ép trái cây nguyên chất không đường.

Dạy trẻ từ 1-2 tuổi

Bắt đầu từ giai đoạn này trẻ bắt đầu di chuyển nhiều hơn. Cha mẹ nên tạo không gian an toàn, thoải mái để trẻ di chuyển. Nhằm phát triển khả năng vận động của trẻ.

  • Môi trường phát triển của trẻ từ 1-2 tuổi phải là môi trường rộng rãi. Cha mẹ phải thiết kế chỗ leo trèo an toàn cho trẻ. Động viên, khích lệ lúc trẻ ngã để trẻ có thể tự đứng dậy.
  • Vật liệu đồ chơi vẫn là vật liệu thiên nhiên và những món đồ chơi kích thích trí óc.
  • Giai đoạn này bố mẹ nên giao tiếp với con thật nhiều, tập cho con nói những từ đơn giản.
  • Cho con thỏa sức làm mọi thứ, tự do khám phá, kích thích sự tò mò của con.

Dạy trẻ từ 2-3 tuổi

Dạy trẻ từ 2-3 tuổi

Giai đoạn này là giai đoạn các con cần rèn luyện tính tự lập. Cha mẹ nên tạo ra môi trường sống phù hợp cho các con

  • Ở giai đoạn này nên tách ra cho con ngủ ở phòng riêng. Giường ngủ thì nên có nệm và làm giường thấp để trẻ có thể lên xuống một cách dễ dàng. Ở khu vực chơi, cha mẹ nên để một vài cái sọt ở đó cho trẻ tự sắp xếp đồ chơi.
  • Trẻ nên có một một tủ quần áo riêng để có thể tự do lựa chọn theo sở thích. Nhưng cha mẹ vẫn nên góp ý để phù hợp với thời tiết và môi trường mà con trẻ chuẩn bị tiếp xúc. Trong nhà tắm nên chuẩn bị những dụng cụ vệ sinh cá nhân phù hợp để con tự làm.
  • Đồ chơi và vật liệu thì ở giai đoạn này thì cha mẹ nên mua những cuốn truyện cuốn sách hay và ý nghĩa, kiên trì đọc cùng con. Tập cho con chơi những trò chơi như tìm điểm khác biệt, phân loại tất, phân loại đồ chơi.
  • Từ 2-3 tuổi khi con bắt đầu phát triển mạnh về giao tiếp, và vốn từ phong phú hơn, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng con. Cha mẹ cũng nên cẩn thận khi dùng ngôn ngữ và hành động khi có trẻ bên cạnh.

Dạy trẻ từ 3-6 tuổi:

Dạy trẻ từ 3-6 tuổi

Ở giai đoạn 3 – 6 tuổi thường sẽ củng cố những bài học con học ở trường bằng cách thực hiện những kỹ năng thực tế hàng ngày, cụ thể như sau:

  • Môi trường: Cha mẹ nên bắt đầu thiết kế phòng học, phòng ngủ, khu vực vui chơi theo sở thích cá nhân của trẻ. Ví dụ: Nếu con gái thích màu hồng, cha mẹ hãy thay những loại vỏ chăn, ga, gối theo màu bé thích
  • Trò chơi: Cha mẹ nên gợi ý cho trẻ những trò chơi rèn luyện sự khéo léo, tăng khả năng tập trung giúp não bộ phát triển. Ví dụ: chơi đất nặn, xếp hình, gấp giấy,… đồng thời cũng cho bé chơi những trò chơi giúp vận động cơ thể như là chơi đá bóng, đạp xe,…
  • Giao tiếp: Ở giai đoạn này, cha mẹ nên tích cực nói chuyện với trẻ vì đây là thời điểm vàng để con phát triển ngôn ngữ tại nhà. Cha mẹ nên mua những tấm thẻ chữ cái cả tiếng anh lẫn tiếng việt cho bé. Hoặc những hình dán chữ ở những vị trí để trẻ dễ nhìn thấy. Đọc sách, kể chuyện, dạy trẻ về những vật dụng xung quanh nhà cũng là những điều cha mẹ nên dạy cho trẻ.

Nhược điểm phương pháp dạy Montessori

  • Tốn kém tài chính vì trường dạy phương pháp Montessori quốc tế thì rất đắt đỏ.
  • Phương pháp dạy con Montessori là những chương trình học không giống nhau. Chương trình dạy Montessori ở mỗi vùng, mỗi trường đều khác nhau.
  • Làm việc độc lập quá khiến trẻ khó làm việc theo nhóm, sông quá quy tắc và cứng nhắc.
  • Cấu trúc lớp học tự do sẽ khiến trẻ không quen các lớp học truyền thống của Việt Nam.

Trên đây Tạp Chí Giáo Dục đã chia sẻ 9 phương pháp dạy con Montessori và những nguyên tắc, ưu nhược điểm của bộ phương pháp này…Các bậc cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng phương pháp Montessori thật hiệu quả cho bé yêu nhà mình nhé!

Bài viết liên quan:

Các góc trong lớp học  Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục STEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest