Phương pháp Shichida – Khơi dậy tiềm năng của bé

Date:

Trong thời gian gần đây, các bậc phụ huynh tại Việt Nam đang rất quan tâm đến một phương pháp giáo dục sớm đến từ Nhật Bản tên là Shichida. Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng phương pháp này đã tỏ rõ được những hiệu quả trong việc đánh thức sự phát triển não bộ của trẻ. Hãy tìm hiểu cùng Tạp Chí Giáo Dục trong bài viết dưới đây để biết thêm về phương pháp Shichida là gì? Nên áp dụng phương pháp Shichida cho độ tuổi nào? Mời các bạn tham khảo bài viết nhé!

Phương pháp Shichida là gì?

Phương pháp Shichida là gì?Phương pháp Shichida là gì?

Phương pháp giáo dục sớm Shichida là phương pháp giáo dục bắt nguồn từ Nhật Bản được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Phương pháp giáo dục này được đặt tên theo chính người đã sáng lập ra phương pháp – giáo sư Makoto Shichida (1929-2009).

Giáo sư Makoto Shichida là một nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản. Ông đã có hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu sự phát triển não bộ  của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Ông đã sáng tạo ra chương trình giáo dục sớm tại Nhật Bản và trên toàn thế giới. Năm 1978, giáo sư Shichida đã thành lập ra Viện Giáo Dục Trẻ Em Shichida (Nhật Bản)  sau này đổi tên thành Viện Giáo Dục Shichida (Nhật Bản). Đây cũng là nơi đầu tiên thực hành phương pháp giáo dục Shichida.

Tính đến nay phương pháp này đã tạo nên sức ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.  Shichida được coi là phương pháp giáo dục tiên tiến vào bậc nhất thế giới dành cho trẻ em trong giai đoạn vàng là từ 0 – 6 tuổi.

Nền tảng của phương pháp giáo dục sớm này bắt nguồn từ khả năng vô biên của trẻ trong 6 năm đầu đời. Trong giai đoạn này, sự phát của bé được phân ra thành 4 thời kỳ như sau:

  1. Thời kỳ thai kỳ: Tiềm năng là vô hạn của trẻ.
  2. Giai đoạn 0-3 tuổi: Khai phá các tiềm năng tiềm ẩn nâng cao vượt trội
  3. Thời kỳ 3-6 tuổi: Chuyển tiếp từ sử dụng bán cầu não phải sang bộ não trái
  4. Thời kỳ 6-8 tuổi: Xây dựng và phát triển não bộ đạt khoảng 90%

Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, trẻ em được xem là sẽ có năng lực hấp thụ tri thức mạnh mẽ nhất. Ở giai đoạn này, trình độ tiếp nhận và hấp thụ của trẻ ở mức tuyệt vời nhất có thể đạt mức như thần đồng. Nếu mà không được giáo dục tốt thì não bộ của trẻ sẽ không thể phát huy được một cách tối ưu. Trình nhận thức và tiếp thu ấy sẽ dần mất đi.

Những kiến thức được bé tiếp nhận ở giai đoạn này sẽ được ghi nhớ vào tiềm thức của trẻ một cách nguyên vẹn. Theo thời gian những thông tin này sẽ trở thành trình độ và kỹ năng tư duy, năng lực suy đoán, trình độ sáng tạo ở khả năng cao.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục Steiner

5 điểm cốt yếu của phương pháp giáo dục Shichida

  1. Phương pháp giáo dục này khuyến cáo chúng ta đừng nhìn và tập trung vào những thiếu sót, sai lầm của trẻ nhỏ.
  2. Ba mẹ đừng nên quá chăm chú vào những động thái của các con hiện tại. Mà hãy tin tưởng vào những kết quả mà trẻ sẽ đạt được sau này. Ba mẹ phải hiểu được trẻ đang trong giai đoạn sáng tạo và tiến bộ lên mỗi ngày.
  3. Ba mẹ đừng nên đòi hỏi con mình hoàn hảo.
  4. Ba mẹ không nên so sánh con mình với con người khác. Vì mọi đứa trẻ đều có tài năng tiềm ẩn riêng và điều ba mẹ cần làm là phát triển một cách bổ ích nhất.
  5. Ba mẹ không nên đặt nặng thành tích phát triển. Nó không phải là yếu tố ưu tiên.

Nội dung của phương pháp giáo dục Shichida

Phương pháp Shichida hướng tới phát triển một nền giáo dục toàn diện. Phương pháp này sẽ bao gồm những bài học hỗ trợ trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất. Trong đó, phương pháp giáo dục Shichida đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ. Bởi theo các nhà khoa học quan niệm đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến kết quả của các hoạt động khác của con người.

Những bài học của phương pháp Shichida đã được xây dựng cụ thể theo bốn nội dung sau:

  • Phát triển trí óc: Phương pháp giáo dục Shichida tập trung đến sự phát triển cân bằng giữa hai bán cầu não. Vì hai bán cầu trong não bộ của chúng ta đều giữ vai trò hoàn toàn khác nhau. Bán cầu não trái đảm nhận vai trò phân tích thông tin một cách logic, tiếp nhận thông tin từng bước dựa trên những cơ sở. Trong khi đó bán cầu não phải lại đảm nhận vai trò nhanh chóng tiếp nhận lượng lớn thông tin thông qua hình ảnh và cảm nhận. Việc giúp trẻ phát triển cân bằng được cả hai bán cầu não này sẽ giúp cho trẻ có thu được những kiến thức sâu rộng với tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức bên ngoài một cách hiệu quả.
  • Giáo dục tinh thần: Nội dung này sẽ giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm (yêu thương, thận trọng, nhạy bén,…)
  • Giáo dục thể chất: Nội dung này sẽ thông qua những bài tập phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Giáo dục dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Ở nội dung này cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển lành mạnh, toàn diện. Tuy nhiên, giáo dục dinh dưỡng hiện vẫn là một điểm khá mới lạ mà những phương pháp giáo dục thông thường không để ý tới. Chính vì thế, nó đã tạo ra điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm shichida so với những phương pháp khác.

Vì sao ba mẹ nên dạy con theo phương pháp giáo dục shichida?

Vì sao ba mẹ nên dạy con theo phương pháp Shichida?Phương pháp giáo dục shichida

Hiện nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc áp dụng phương pháp giáo dục shichida cho con. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp này mang đến cho trẻ:

Giúp trẻ phát triển trí não toàn diện

Lợi ích đầu tiên mà phương pháp Shichida mang đến cho trẻ nhỏ đó chính là tạo môi trường để phát triển trí não toàn diện. Bé sẽ vừa phát triển về tư duy logic ở não trái, vừa phát triển cảm xúc ở não phải. Đó chính là bí quyết để trẻ em có thể thành công trong tương lai.

Giáo dục tinh thần cho trẻ

Bên cạnh phát triển trí não thì Shichida còn giúp giáo dục tinh thần cho trẻ em. Công trình nghiên cứu này của giáo sư người Nhật sẽ mang đến cho nhiều bậc phụ huynh phương pháp để giáo dục tinh thần cho con hiệu quả. Một đứa trẻ toàn diện phải vừa thông minh vừa có đạo đức. Và bé cũng phải biết giao tiếp và cư xử với mọi người xung quanh.

Giáo dục thể chất

Nếu muốn con thông minh thì đầu tiên bé phải có đủ sức tìm tòi, khám phá thế giới ngoài kia. Do đó, phương pháp Shichida cũng rất quan tâm giáo dục thể chất cho bé. Với các hoạt động thể chất mỗi ngày được xây dựng một cách khoa học để con khỏe hơn tăng cường hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó bé sẽ có não bộ khỏe mạnh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Ba mẹ cũng nên cân bằng giữa việc chơi và học để bé có thể phát triển tự nhiên. Tuyệt đối không nên gò bó và ép buộc bé học kiến thức quá nhiều. Điều này sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu sức sống và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.

Giáo dục dinh dưỡng

Phương pháp giáo dục Shichida đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Theo đó, trẻ cần được tiếp cận với những thực phẩm tốt, lành mạnh và khoa học để trẻ phát triển toàn diện. Để bé có thể phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí óc. Ba mẹ cũng cần chuẩn bị cho bé một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.

Xem thêm: Chương trình giáo dục mầm non mới nhất

3 nguyên tắc cần nhớ khi áp dụng phương pháp dạy con Shichida

Muốn áp dụng phương pháp dạy con Shichida hiệu quả thì ba mẹ cần nghiêm túc tuân thủ 3 nguyên tắc quan trọng dưới đây:

Nguyên tắc về tình yêu thương

Trên thực tế bất kỳ các phương pháp giáo dục sớm nào xuất phát từ tình yêu thương đều mang đến những hiệu quả bất ngờ. Do đó, ba mẹ hãy dùng tình yêu thương để bắt đầu áp dụng phương pháp Shichida cho con sẽ đem đến kết quả tốt. Cụ thể, ba mẹ hãy luôn yêu thương con một cách đúng mực. Hãy luôn nhẹ nhàng và kiên nhẫn với bé khi áp dụng phương pháp dạy con Shichida. Điều này sẽ đem đến cho con một tâm hồn đẹp, biết sẻ chia,  quan tâm đến người khác.

Nguyên tắc về sự nghiêm khắc khi cần

Ngoài việc yêu thương con thì các bạn muốn giáo dục con theo phương pháp giáo dục Shichida cần phải nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc giúp trẻ tự lập, trưởng thành, tự kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý nghiêm khắc vừa phải, tùy vào từng tình huống và thời điểm. Đôi khi ba mẹ cũng nên tôn trọng con để có thể giúp trẻ phát triển trưởng thành mỗi ngày.

Nguyên tắc về sự tin tưởng

Niềm tin sẽ mang đến sức mạnh phi thường cho trẻ. Nếu như ba mẹ tin con thì chắc chắn con sẽ làm được. Do đó, dù bạn lựa chọn áp dụng phương pháp Shichida hay bất kỳ phương pháp giáo dục nào khác. Thì việc đầu tiên cha mẹ cần phải làm được đó là tin tưởng tuyệt đối vào con. Vì đứa trẻ nào cũng có khả năng thiên bẩm. Các bạn chỉ cần tìm được môi trường phù hợp để con sẽ thể hiện khả năng ấy. Lúc này, niềm tin của cha mẹ được xem là tiếp sức giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống để thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Hướng dẫn cách thực hành theo phương pháp Shichida

Hướng dẫn cách thực hành theo phương pháp Shichida

Khi thực hành phương pháp Shichida, ba mẹ cần thực hành theo những bước sau đây:

 Bước 1: Dạy con cảm thụ âm, phát triển thính giác

Việc dạy con cảm thụ âm nhạc sẽ giúp trẻ thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện.

Ba mẹ có thể cho trẻ sơ sinh nghe nhạc, hoặc tiếp xúc với môi trường âm nhạc càng nhiều càng tốt. Ngoài nghe nhạc, mẹ có thể mua những đồ chơi phát ra âm thanh, thường xuyên nhún nhảy theo bài hát cùng trẻ khi nghe. Khi bạn chơi cùng bé có thể kết hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát ra âm thanh để tăng không khí vui vẻ.

Bước 2: Sử dụng các flash card, hình ảnh minh họa để dạy bé

Flash Card sẽ rèn luyện trí nhớ của bé rất hiệu quả trong thời gian ngắn rất tốt. Bé sẽ tăng năng lực nhận thức và mở rộng vốn từ vựng nhanh chóng. Phương pháp dạy học qua flashcard này rất tốt giúp cho bé phát triển não phải của trẻ. Vì phương pháp này đáp ứng được 2 yêu cầu đó là luyện được phản xạ nhớ rất nhanh và số lượng kiến thức nhớ được là vô hạn.

Việc chơi cùng các tấm flashcard bằng cách mua những tấm bìa cứng hay mảnh giấy nhỏ, viết lên các chữ cái, chữ số, từ vựng rồi cho trẻ nhìn. Mẹ sẽ giơ ra cho trẻ xem và đồng thời đọc cho bé nghe các từ vựng có ghi trên tấm bìa đó cho trẻ nghe, nên dừng lại khoảng 1 giây /1 tấm. Các bạn cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và nhiều ngày. Trò chơi này sẽ giúp phát huy trí nhớ và tốc độ tư duy của trẻ.

Bước 3: Dạy trẻ cách nhận biết màu sắc

Khi bé bắt đầu từ 3 tháng tuổi trở lên đã có thể nhận thức và phân biệt nhiều màu sắc khác nhau. Chính vì thế, các mẹ nên tham khảo những cách dạy con các khái niệm về màu sắc giúp bé cảm thụ nghệ thuật, năng lực biểu hiện.

Bắt đầu, mẹ hãy cho trẻ nhìn những màu sắc đơn sắc như: trắng, đen…Sau đó, các bạn có thể tăng dần về số lượng màu sắc cho bé nhận biết. Ví dụ như mẹ mua rất nhiều quả cầu nhỏ có đủ các màu sắc. Mẹ sẽ nhặt từng quả cầu lên và nói tên màu sắc cho trẻ ghi nhớ. Các mẹ hãy tăng số lượng màu sắc dần lên, mới đầu chỉ là xanh, đỏ, vàng sau đó đến nhiều màu hơn.

Phân biệt hình dáng

Tác dụng: Rèn luyện khái niệm về hình khối, năng lực tưởng tượng, năng lực nhận thức không gian.

Cho trẻ học nhận biết các hình học như vuông, chữ nhật, tam giác, hình thang, tròn, bình hành, thoi, lập thể…khoảng 10 hình học cơ bản nhất. Cách áp dụng rất đơn giản: Mẹ cắt tấm bìa thành các hình khác nhau, kèm theo các màu sắc đa dạng và cho trẻ chơi trò đoán hình là gì, kết hợp luyện luôn nhớ tên màu sắc. Hoặc mẹ có thể kết hợp dạy trẻ các đồ vật trong nhà hình gì…

Bước 4: Dạy trẻ cách nhận biết kích thước

Các bạn nên cho trẻ rèn luyện khái niệm to, nhỏ. Các mẹ nên cho bé tiếp xúc với khái niệm theo thứ tự phù hợp với năng lực giải quyết vấn đề của bé. Đầu tiên,bạn hãy đặt trước mặt trẻ thật nhiều đồ vật với kích thước khác nhau. Sau đó, mẹ hãy chỉ cho trẻ cái nào là to, cái nào là nhỏ.

Sau khi trẻ có thể nhận thức được thế nào là to, nhỏ thì mẹ hãy chơi cùng bé bằng cách giơ hai vật có kích thước khác nhau ra để trẻ so sánh. Sau đó yêu cầu bé chọn cái nào to hơn, nhỏ hơn rồi sau đó tiến lên là trong 3, 4 vật chọn ra 1 vật to nhất hay nhỏ nhất. Đối với các trẻ nhỏ, các bạn giơ hình các con vật, thú nhồi bông để so sánh to nhỏ sẽ làm bé hứng thú hơn.

Bước 5: Rèn luyện các ngón tay

Việc rèn luyện độ khéo léo của các ngón tay sẽ giúp các bé rèn được kỹ xảo và năng lực tập trung giải quyết vấn đề. Theo nghiên cứu khoa học các ngón tay hay bàn tay được ví như bộ não thứ 2 của con người. Hai bộ phận này có thể tác động đến mọi hành động hay suy nghĩ. Đầu tiên, các mẹ hãy luyện cho trẻ cầm nắm từ khoảng 2-3 tháng tuổi. Sau đó, trẻ đã có thể ngay lập tức cầm nắm rất chặt những thứ trong phạm vi tầm với.

Ban đầu, mẹ có thể luyện cho trẻ cầm 5 ngón, rồi 4 ngón, rồi đến 3 ngón, rồi đến 2 ngón. Mẹ có thể luyện cho con bằng cách cho trẻ cầm quả bóng hay viên bi nhỏ bỏ vào hộp hay lấy từ hộp ra. Ban đầu có thể bé sẽ gặp khó khăn,  không cầm nắm được nhưng chỉ cần luyện dần dần, trẻ sẽ sử dụng ngón tay thành thạo.

Bước 6: Phát triển toàn diện 5 giác quan

Các bài tập rèn luyện cảm giác, cảm âm, điều hòa được cảm xúc. Theo phương pháp giáo dục Shichida thì ba mẹ nên dẫn trẻ đi dạo xung quanh nhà để trẻ có thể tiếp xúc với thiên nhiên. Vừa đi ba mẹ có thể vừa chỉ cho trẻ tên các loài cây, hoa lá…Hoặc mẹ có thể cho trẻ ngửi các mùi thơm, loài hoa đồng thời nói cho trẻ biết đó là hoa gì.

Nếu được mẹ có thể ngắt bông hoa, mở ra rồi chỉ các bộ phận bên trong của hoa là gì…để kích thích trí tò mò của trẻ. Mẹ có thể cho bé xúc sớm với động vật là một cách giúp trẻ hướng thiện, biết yêu thương người khác, yêu thương động vật.

Tham khảo ngay: 33 bài thực hành theo phương pháp shichida

Lưu ý khi sử dụng phương pháp Shichida:

Lưu ý khi sử dụng phương pháp Shichida

Phương pháp Shichida có nguồn gốc tại Nhật Bản. Mà người Nhật họ rất nguyên tắc nên khi áp dụng, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất đừng quá tập trung vào khuyết điểm của trẻ

Các bạn cần hiểu rằng trẻ con hay người lớn, ai cũng có khuyết điểm. Chính vì thế khi các bạn vận dụng phương pháp Shichida để dạy con học. Điều đầu tiên, các bạn cần lưu ý là đừng quá tập trung vào những khuyết điểm của con. Ba mẹ nên biết cách khuyến khích những điểm tốt của con để lần sau con phát huy tốt hơn. Chính điều này sẽ giúp con tự tin hơn trong quá trình học tập sau này. 

Thứ hai trẻ vẫn đang hoàn thiện bản thân

Trẻ em đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Do vậy, ba mẹ đừng nên quá kỳ vọng con mình sẽ phát triển một cách toàn diện. Bé đang trong giai đoạn học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Nên bé cần phải thời gian để thích nghi và trưởng thành hơn nữa. Ba mẹ hãy học cách kiên nhẫn với con nhiều hơn khi dạy con bằng phương pháp Shichida.

Thứ ba để trẻ tự do phát triển theo khả năng

Ba mẹ đừng nên quá kỳ vọng vào năng lực của con. Bé chỉ có thể phát huy hết khả năng khi có môi trường phù hợp. Do đó, ba mẹ dù có muốn con học nhanh cũng không nên gò bó bắt buộc. Điều mà bạn nên làm đó là tạo điều kiện để trẻ tự do phát triển. Vì lúc này, bé được là chính mình, làm điều mình thích sẽ phát triển một cách toàn diện nhất.

Thứ tư nói không với  sự so sánh “con nhà người ta”

Bạn có biết trong bất cứ phương pháp giáo dục nào thì việc so sánh “con nhà người ta” cũng là điều tối kỵ. Chính vì thế khi ba mẹ áp dụng phương pháp Shichida cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Ba mẹ đừng nên so sánh con mình với con người khác. Bởi vì, mỗi đứa trẻ khi sinh ra, lớn lên sẽ có những mốc phát triển hoàn toàn không giống nhau. Ở trong mỗi hoàn cảnh, mỗi nếp sinh hoạt khác nhau bé sẽ có quá trình nhận thức khác nhau. Vì thế, ba mẹ đừng nên so sánh con mình với con người khác nhé. 

Thứ năm điểm số và thành tích không bao giờ khẳng định được năng lực của trẻ

Ba mẹ có biết khoa học hiện nay đã phân chia trí tuệ con người thành 8 loại hình trí thông minh. Và trong mỗi đứa trẻ luôn có một khả năng cần được khai phá. Những kiến thức được học trong trường chỉ là một phần trong số đó mà thôi. Phương pháp Shichida lại chú trọng vào việc giáo dục tâm hồn cho trẻ. Nên mọi nỗ lực kiên trì, sự sáng tạo và yêu thương của trẻ luôn được đề cao hơn so với điểm số. Chính vì thế sẽ thật bất công nếu như cha mẹ đem điểm số thành tích của con ra làm quy chuẩn đánh giá. Điều này sẽ kiềm hãm đi những khả năng khác của trẻ.

Mỗi một phương pháp giáo dục đều mang trong mình những đặc điểm khác biệt và đặc trưng riêng. Phương pháp Shichida cũng vậy, đề cao tình yêu thương chính là nền tảng mấu chốt cho mọi hoạt động nuôi dạy trẻ. Vì thế, khi dạy con dù con như thế nào thì điều chúng ta cần làm là công nhận mọi sự nỗ lực và cố gắng của con. Ba mẹ cần là người đồng hành và khuyến khích con phát triển trong khả năng của mình tốt nhất.

Thứ sáu khả năng hiện tại của con chỉ là tạm thời

Ba mẹ cần phải hiểu kể cả những người trưởng thành như chúng ta cũng vậy. Khi chúng ta mới bắt đầu một thứ gì mới đều chưa thể giỏi được ngay và cần quá trình rèn luyện. Khi giáo dục con theo phương pháp Shichida cũng như vậy, ba mẹ cần sự kiên trì và nhẫn nại. Những khuyết điểm và sai sót của con bây giờ sẽ có nhưng không bao giờ là mãi mãi. Chính vì thế, ba mẹ nên tin tưởng mỗi lần luyện tập con sẽ tiến bộ và làm được nhiều hơn.

Tạm kết:

Trên đây là những ưu nhược điểm của phương pháp Shichida và những điều cần lưu ý khi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục này. Với Shichida  điều quan trọng nhất vẫn là tập trung vào trẻ em là chính giáo viên và bố mẹ chỉ nên đóng vai trò là người dạy con, dẫn đường, người chỉ dẫn cho các bé tự do khám phá sau này.

Bài viết liên quan:

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here