Tìm hiểu về thao tác lập luận so sánh là gì?

Date:

Thao tác lập luận so sánh là một trong những thao tác hết sức quan trọng với những bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận của bạn có được đánh giá cao hay không tất cả phụ thuộc vào thao tác lập luận so sánh chặt chẽ hay không. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, Tạp Chí Giáo Dục sẽ giúp các bạn tìm hiểu xem thao tác lập luận so sánh là gì và cách thực hiện hiệu quả nhé!

Tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về thao tác lập luận so sánh.

Thao tác lập luận so sánh là gì?

Khái niệm về thao tác lập luận so sánh

Lập luận so sánh chính là một thao tác được sử dụng nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc và đối tượng khác nhau. Khi đặt chúng cạnh nhau tìm ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của nhiều sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

Thao tác này nếu thực hiện trên sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng. Còn so sánh các sự vật có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

Tác dụng của việc thực hiện lập luận so sánh đó chính là nâng cao nhận thức về đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

Xem ngay: 6 thao tác lập luận trong Văn học

Mục đích của việc thực hiện thao tác lập luận so sánh

Người ta thực hiện thao tác lập luận so sánh đó chính là để làm sáng rõ các đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với một đối tượng khác. Khi thực hiện thao tác lập luận so sánh chính xác sẽ giúp cho bài văn nghị luận được làm sáng rõ, cụ thể và sinh động. Đồng thời giúp cho bài văn có tính thuyết phục cao hơn.

Yêu cầu khi thực hiện thao tác lập luận so sánh

thao tác lập luận so sánh là gì

Khi thực hiện thao tác lập luận so sánh, các bạn cần phải thực hiện theo những yêu cầu sau đây:

  • Thứ nhất so sánh trực tiếp các đối tượng có liên quan trên một bình diện hay tiêu chí nhất định.
  • Thứ hai tiến hành chỉ ra các điểm giống, điểm khác, điểm tương đồng và tương phản giữa hai đối tượng được so sánh.
  • Thứ ba nêu bật đặc trưng của đối tượng cần so sánh.

Hướng dẫn sử dụng thao tác lập luận so sánh

Đầu tiên, các bạn cần xác định đối tượng nghị luận là gì? Từ đó, các bạn mới có thể tìm ra được một đối tượng tương đồng hay tương phản để so sánh. Hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc.

Tiến hành so sánh và chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng. Dựa vào các nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

Cuối cùng là xác định giá trị cụ thể của các đối tượng để rút ra được kết luận giữa hai đối tượng.

Xem ngay: Các thể thơ trong Văn học mà bạn cần quan tâm

Luyện tập các thao tác lập luận so sánh

Luyện tập các thao tác lập luận so sánh

Sau khi đã nắm được các bước cơ bản để tiến hành thao tác lập luận so sánh, chúng ta sẽ tiến hành luyện tập trực tiếp qua các bài tập dưới đây:

Bài tập số 1: So sánh nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống và cách làm bài.

Bài làm:

Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống đều là hai dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là đưa ra 1 vấn đề và bàn bạc để hiểu một cách thấu đáo rồi vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống và bản thân. Vấn đề đạo lí có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo đức nhân cách. Các vấn đề hiện tượng đời sống được nghị luận sẽ mang tính thời sự nóng hổi nhằm mục đích rèn luyện ý thức công dân. Mặc dù đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống nhau.

Phần mở bài: Các bạn nên tìm hiểu và nói rõ được nguyên nhân vì sao xuất hiện vấn đề trên và giới thiệu đề bài

Phần thân bài sẽ lần lượt các ý sau:

– Đầu tiên giải thích chi tiết và tổng quát vấn đề nghị luận

– Đưa ra các dẫn chứng cụ thể đồng thời phân tích để thấy việc đúng / sai của vấn đề. Đồng thời, nhận định khái quát việc đúng/sai, hoặc nửa đúng nửa sai của vấn đề. Khi các bạn lấy dẫn chứng cần phải có phương pháp và tránh hiện tượng lấy quá nhiều hoặc quá ít dẫn chứng.

– Tiếp tục bàn bạc mở rộng vấn đề: Bạn nên tìm hiểu các khía cạnh còn lại của vấn đề. Sau đó lật ngược vấn đề để hiểu chắc chắn hơn và tìm hiểu tác dụng, ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân và đời sống

Phần kết bài: Các bạn nên nhấn mạnh lần nữa giá trị của vấn đề.

Bài tập số 2: So sánh tiếng suối trong các tác phẩm văn học đã học. Cụ thể là trong tác phẩm của Nguyễn Du, Bạch Cư Dị, Thế Lữ, Nguyễn Trãi…

Thao tác lập luận so sánh giáo án

Nếu như bác Hồ so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”…Thì đại thi hào Nguyễn Du và tác giả Bạch Cư Dị lại so sánh tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Ta thấy các tác giả này đều không miêu tả trực tiếp tiếng suối.

Và chỉ có Nguyễn Trãi gọi tiếng suối là tiếng đàn cầm. Và đây chính là hình ảnh so sánh gần gũi nhất. Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên khi Nguyễn Trãi sành âm nhạc.

Bài tập số 3:  So sánh hình ảnh trăng trong ba bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Với bài này, chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng chủ yếu là lập luận so sánh:

* Điểm giống nhau:

– Ánh trăng trong cả 2 bài đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng.

– Ánh trăng đều rất gần gũi và thân thiết với con người.

* Điểm khác nhau:

a) Hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

– Hình ảnh ánh trăng hiện lên trong đêm hành quân chờ giặc của những người lính.

– Trăng lúc này được ví như chứng nhân của tình đồng chí đồng đội giữa những người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu gian khổ.

– Trăng là một hình ảnh thiên nhiên vừa thực vừa lãng mạn. Và nó còn là biểu tượng cho sự thanh bình của cuộc sống. Giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt ánh trăng của hòa bình hiện lên quá đỗi thân thương.

– Hình ảnh ánh trăng còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ trong chiến tranh rất lạc quan và lãng mạn.

b) Hình ảnh trăng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:

– Trăng trong bài thơ xuất hiện cùng với  khung cảnh lao động đánh bắt cá ngoài khơi của người ngư dân.

– Ánh trăng lúc này như cánh buồm tiếp sức cho người lao động hăng say làm việc, kích thích tinh thần hào hứng của con người.

– Trăng được khắc họa qua nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sơn mài của biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắc màu.

c)Hình ảnh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

– Trăng gắn liền với những kỉ niệm của cuộc đời một người lính. Có 2 ánh trăng được nhắc đến đó là:

+ Trăng trong quá khứ: Đây là ánh trăng gắn với tuổi thơ hồn nhiên của nhân vật trữ tình trong thơ. Và còn là “tri kỉ” của tác giả những tháng năm chiến tranh.

+ Trăng trong hiện tại: Lúc này, ánh trăng được ví như “người dưng” đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện. Điều này khiến cho nhà thơ bỗng giật mình, day dứt và suy ngẫm về cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng  lúc này đã như công cụ giúp thức tỉnh lương tâm. Và nhắc nhở con người không được lãng quên quá khứ, phải sống ân nghĩa, thuỷ chung.

– Vầng trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ được hiện ra trong những khoảnh khắc. Còn vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng lại gắn bó với một đời người từ quá khứ, hiện tại và có lẽ cả tương lai.

– Nếu như vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ đóng vai trò như sự vật của thiên nhiên chiếu vào phần tươi đẹp của cuộc sống con người, vào phần chính diện của cuộc đời. Thì ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn con người để thức tỉnh lương tri, giúp người ta biết sống ân nghĩa, thuỷ chung.

Với sự sáng tạo tài tình của ba nhà thơ, hình ảnh trăng trong mỗi tác phẩm thực sự là những hình ảnh đẹp và độc đáo, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.

Tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy phương thức biểu đạt

Hy vọng từ những ví dụ trên đây của Tạp Chí Giáo Dục chúng tôi, hy vọng sẽ giúp cho các em sẽ nhận biết được dấu hiệu của thao tác lập luận so sánh là gì? Còn nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này; thì hãy bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here