$0.00

No products in the cart.

Free shipping on any purchase of 75$ or more!

contact@yourstore.com

+55 123 548 987

$0.00

No products in the cart.

Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn Bát cú Đường luật

More articles

Thất ngôn bát cú đường luật là thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng sử dụng. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp thể thơ này trong nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Thương Vợ của Trần Tế Xương hay Bạn đến chơi nhà… Trong bài viết hôm nay hãy cùng Tạp chí giáo dục chúng tôi khám phá xem thể thơ thất ngôn bát cú có gì đặc biệt nhé!

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được coi là một trong những thể thơ tiêu biểu được sử dụng nhiều nhất trong thơ ca Trung Đại của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về thể thơ này:

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là loại thơ có 8 câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Tổng số chữ của một bài thơ chỉ là 56 chữ. Một bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú sẽ có bố cục gồm bốn phần chính. Với quy định nghiêm ngặt về số câu, số chữ và luật, vần – thể thơ thất ngôn bát cú thường được giới quý tộc sử dụng. Trước đây thể thơ này đã chủ yếu được các vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam sử dụng cho mục đích thi cử tuyển chọn nhân tài.

Nguồn gốc của thể thơ:

Nguồn gốc của thể thơ

Thất ngôn bát cú là cổ thi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này phát triển cực thịnh vào đời nhà Đường. Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và chủ yếu được giới quý tộc sử dụng. Sau này trong quá trình sáng tác nhất là vào giai đoạn phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo các nhà thơ Việt Nam đã làm giảm bớt tính gò bó của thể thơ này.

Xem thêm: Thể thơ 8 chữ là gì?

Luật bằng trắc của thơ

Luật bằng trắc của thơ

Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú được quy định khá nghiêm ngặt. Thanh Bằng sẽ bao gồm những chữ có dấu huyền và dấu thanh ngang. Thanh trắc sẽ bao gồm những chữ có những dấu còn lại.

Cách sắp xếp các thanh bằng – trắc trong bài thơ sẽ tuân thủ theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Tức là nếu như tiếng thứ 2 là thanh bằng thì đến tiếng thứ 4 phải là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng thì dòng tiếp theo sẽ là 2 trắc và ngược lại. Nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc chẳng hạn như câu thơ trong bài:

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn”

Thanh:B…………. T………. B……….

“Trơ cái hồng nhan với nước non. ”

Thanh: T……. . B………. T……….

(Tự tình 2- Hồ Xuân Hương)

Luật của thơ Thất ngôn Bát cú Đường luật

Luật của thơ Thất ngôn Bát cú Đường luật

Khi xem xét hình thức của 1 bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 6 yếu tố cần lưu ý đó chính là:

Số câu, số chữ hạn định: Trong 1 bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật sẽ có tổng cộng 8 câu, mỗi câu 7 chữ tương ứng với 56 chữ toàn bài.

Luật Bằng – Trắc: Các câu trong bài phải tuân thủ quy luật bằng – trắc rất chặt chẽ. Nếu như bắt đầu bài thơ từ chữ thứ 2 là thanh trắc thì bài thơ sẽ làm theo luật trắc. Còn nếu bắt đầu bằng thanh bằng thì bài thơ sẽ làm theo luật bằng. Bài thơ nếu không theo đúng luật bằng trắc sẽ gọi là bài thơ thất luật.

Phần Niêm của bài thơ:

  • Chữ thứ 2 của câu thứ 2 sẽ phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 3 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 4.
  • Chữ thứ 2 của câu thứ 4 sẽ phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 6 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 6.
  • Chữ thứ 2 của câu thứ 6 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ  và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 8.
  • Chữ thứ 2 của câu thứ 8 sẽ phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu số 1, khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 2.

Nếu bài thơ không tuân thủ theo bất kỳ điều kiện nào thì sẽ gọi là thất Niêm.

Phần Đối của bài thơ:

Trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thì các câu 3 – 4 và câu 5 – 6 sẽ đối với nhau theo từng cặp. Khi bài thơ đối nhau sẽ bao gồm: đối ý, đối từ và đối thanh. Nếu như bài thơ đối không chỉ thì không được gọi là thất ngôn bát cú Đường luật.

Phần Vần:

Vần sẽ được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ Đường luật. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không vần. Nếu như trong toàn bộ bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất (gọi là độc vận). Vần của bài thơ sẽ có 2 loại: chính vận và thông vận.

  • Chính vận là sẽ bao gồm những chữ có âm y hệt nhau, chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng. Thí dụ: trường, sương, dương, thương…
  • Thông vận là bao gồm các vần có những chữ có âm tương tự. Thí dụ: lùng, chung, không, công, tòng, đông, hồng…Nếu dùng chữ mà âm nghe không giống lắm, miễn cưỡng mà dùng tạm thì gọi là cưỡng vận.

Nếu như trong bài sử dụng các chữ có âm hoàn toàn khác nhau thì gọi là lạc vận. Trong 1 bài thơ thất ngôn bát cú đường Luật có thể dùng cả chính vận lẫn thông vận, cưỡng vận chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ và nên dùng ít thôi. Nếu có lạc vận thì bài thơ đã hỏng.

Phần nhịp điệu

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật sẽ được ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu, hoàn toàn khác với 2 câu bảy chữ trong thể thơ song thất lục bát của Việt Nam ngắt nhịp ở chữ thứ 3 và thứ 5. So sánh:

Bước tới đèo Ngang _ bóng xế tà

Cỏ cây chen đá _ lá chen hoa

hay:

Nhớ nước _ đau lòng con quốc quốc

Thương nhà _ mỏi miệng cái gia gia

Tham khảo thêm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Bố cục của bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú:

Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật sẽ có cấu tạo bao gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

– Phần Đề bao gồm 2 câu đầu. Trong đó, câu 1 là phá đề dùng để mở bài, câu 2 là thừa đề được dùng để tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài.

–  Phần Thực hay Trạng bao gồm 2 câu 3-4 được dùng giải thích đầu bài. Nếu là thơ tả cảnh sẽ mô tả cảnh sắc. Nếu là câu vịnh sử thì nêu công trạng đức hạnh của nhân vật, v.v…

– Phần Luận bao gồm 2 câu 5-6. Câu này có nội dung nói lên cảm xúc với ý kiến khen chê hay so sánh.

– Phần Kết bao gồm 2 câu cuối tóm lược ý nghĩa chung của cả bài.

Giới thiệu một số bài thơ hay làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số kiệt tác hay cho các bạn tham khảo:

Bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu

“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.”

Bài thơ “Thương vợ” – Trần Tế Xương

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Tham khảo thêm: Các thể thơ trong văn học

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật khá quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Hy vọng thông qua bài viết trên đây của Tạp Chí Giáo Dục đã giúp các bạn có thêm kiến thức về thể thơ đặc sắc này nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest