Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì? Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay

Date:

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ đã du nhập vào Việt Nam từ khá lâu đời. Thể thơ này thường được các thi sĩ thời xưa ưa chuộng sử dụng để sáng tác. Trong chương trình Ngữ Văn hiện nay, học sinh cũng được làm quen với rất nhiều bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được đôi nét về đặc điểm của thể thơ này nhé!

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú trong bài viết dưới đây.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mà mỗi bài sẽ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Trong đó, các câu 1,2,4 hoặc chỉ 2 câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở tiếng cuối. Hiện nay, thể thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

  • Thất ngôn bát cú theo Đường luật có quy định hết sức nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần. Bài thơ cũng có bố cục rõ ràng.
  • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Với thể thơ này không tuân theo quy luật rõ ràng. Tác giả có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vẫn vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh. Các câu thơ có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Xem thêm: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

Nguồn gốc của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Nguồn gốc của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Thể thơ thất ngôn bát cú có nguồn gốc từ thời nhà Đường. Trong suốt một thời gian dài thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài của chế độ phong kiến. Thể thơ thất ngôn bát cú đã du nhập và phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc. Và nó chủ yếu được những cây bút quý tộc ưa chuộng sử dụng.

Trước đây trong thời kỳ Bắc thuộc, thể thơ này được lưu giữ đúng luật bằng, trắc. Nhưng khi bắt đầu phong trào thơ mới từ những năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các nhà thơ Việt Nam đã làm giảm bớt sự nghiêm ngặt của luật bằng – trắc tạo sự bay bổng hơn trong từng câu thơ.

Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt

Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thơ thất ngôn tứ tuyệt có quy định rất nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần. Trong thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cổ phong thì không tuân theo quy luật nào quá rõ ràng. Có thể dùng một vần (độc vận) hay dùng nhiều vần (liên vận). Tuy nhiên khi làm thơ vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh có nhịp bằng – trắc xen lẫn với nhau.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ quy định tính theo hàng ngang. Điều này có nghĩa là tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng. Và nó sẽ quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài sẽ là luật B.

  • Niêm: Niêm của thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ được tính theo hàng dọc, các câu phải niêm với nhau (giống nhau).
  • Vần: Gieo vần của các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Luật thơ thất ngôn bát cú tuân thủ:

“Nhất tam ngũ bất luận.

Nhị tứ lục phân minh”

Nghĩa là những câu: 1, 3, 5 sẽ không cần bàn đến. Câu 2, 4, 6 sẽ cần bàn đến.

Ngoài ra, còn một cách khác là theo Hàn Luật. Và những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm sẽ hay đi theo hướng Hàn luật. Bốn câu thơ trong bài sẽ được triển khai thứ tự: Khai – Thừa – Chuyển  – Hợp.

Tham khảo thêm: Thể thơ 8 chữ

Nguyên tắc gieo vần của thể thơ thất ngôn bát cú tứ tuyệt

Nguyên tắc gieo vần của thể thơ thất ngôn bát cú tứ tuyệt

Như đã trình bày ở trên các câu 1, 2 và 4 hoặc câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở cuối câu. Các câu 1 và 3 sẽ được tự do viết theo mạch cảm xúc, không cần phải chú ý quá nhiều về luật, niêm, vần. Nhưng còn các câu 2 và 4 thì cần tuân thủ luật bằng trắc của thể thơ. Ta có thể gieo vần theo thông vận và luật bất luận.

Dưới đây là bảng luật bất luận cho các bạn tham khảo cách gieo vần của thất ngôn bát cú tứ tuyệt:

  • Luật trắc

Bảng luật 3 vần:

+ T + B T T B (vần)

+ B + T T B B (vần)

+ B + T B B T

+ T + B T T B (vần)

Bảng luật 2 vần:

+ T + B B T T

+ B + T T B B (vần)

+ B + T B B T

+ T + B T T B (vần)

  • Luật bằng

Bảng luật 3 vần:

+ B + T T B B (vần)

+ T + B T T B (vần)

+ T + B B T T

+ B + T T B B (vần)

Bảng luật 2 vần:

+ B + T T B T

+ T + B T T B (vần)

+ T + B B T T

+ B + T T B B (vần)

Niêm: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1.

Luật thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Luật thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thơ tứ tuyệt về phần thanh điệu sẽ có hai thể là: Luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.

  • Luật trắc vần bằng

Bảng luật 3 vần:

T T B B T T B (vần)

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

Lưu ý: Để cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng, không nên dùng trùng một thanh bằng. Điều này có nghĩa tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải có dấu huyền hoặc ngược lại.

  • Luật bằng vần bằng

Bảng luật 3 vần:

B B T T T B B (vần)

T T B B T T B (vần)

T T B B B T T

B B T T T B B (vần)

Lưu ý: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ mang nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.

Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú:

Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú:

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục chặt chẽ gồm 4 phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Các bài thơ sẽ phải theo một trình tự nhất định và luật lệ khắc khe. Tám câu thơ trong bài sẽ được chia làm 4 cặp như sau:

  1. Câu Đề bao gồm cặp thơ đầu (câu 1, 2). Hai câu đầu đề của bài thơ giúp cho độc giả biết bài thơ nói về cái gì.
  2. Câu Thực gồm cặp thơ kế (câu 3,4: có đối). Hai Thực giúp miêu tả một sự kiện, sự vật, nhân vật trong bài thơ là cái gì. Hai câu này sẽ phải tiếp nối theo hai câu thơ đầu để làm cho bài thơ được liền lạc.
  3. Câu Luận đây là cặp thơ kế (câu 5,6: có đối). Câu thơ này giúp bàn luận về phần thực ở trên. Cặp đối này có nội dung tương đối khó làm vì nó bàn, luận hay miêu tả cảm xúc nên hơi trừu tượng một chút.
  4. Câu Kết đây là cặp cuối (câu 7,8) dùng để kết luận hay kết thúc bài thơ, hay nói lên cảm xúc.  Câu thơ này giúp cho bài thơ được hay thì 2 câu này phải liên kết những câu thơ ở trên.

Xem ngay: Các thể thơ phổ biến hiện nay

Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay trong chương trình phổ thông

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được biết đến trong chương trình phổ thông:

Bài thơ Tức cảnh Pắc Bó – Hồ Chí Minh

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Bài thơ Cảnh Khuya – Hồ Chí Minh

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ Bánh trôi nước  – Hồ Xuân Hương

“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Bài thơ Nam quốc sơn hà

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Trong chương trình THPT học sinh sẽ phải làm quen với rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hy vọng với những thông tin mà Tạp Chí Giáo Dục cung cấp trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về thể thơ này.

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here