Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam | Tạp chí giáo dục

Date:

Nón lá là vật dụng hết sức quen thuộc gắn liền với đời sống của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của các bà, các mẹ đội nón lá khi đi chợ, đi làm đồng. Tham khảo bài viết dưới đây để học cách thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam nhé!

Nhắc đến nón lá người ta sẽ nghĩ ngay đến biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá từ lâu đã đi vào trong thơ, ca, nhạc, họa. Dưới đây sẽ là cách thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cho các bạn tham khảo:

Mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam 

Dàn ý 1:

Dàn ý thuyết minh về nón lá Việt Nam

I. Mở bài

–Nón lá là vật hết sức quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam.

– Nón có nhiều tác dụng đối với cuộc sống của con người.

II. Thân bài

  1. Nguồn gốc xuất xứ của chiếc nón lá

– Nón lá có lịch sử rất lâu đời. Nó đã được xem là biểu tượng chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn từ mấy ngàn năm trước đây.

– Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, nón lá đã có sự thay đổi ít nhiều về mặt hình dáng và công dụng của nó.

  1. Cấu tạo của chiếc nón lá 

– Nón lá được làm bằng các loại lá khác nhau nhưng như: lá cọ, lá nón, lá kò, lá dừa…

– Cấu tạo của 1 chiếc nón bao gồm 2 phần chính là phần nón và phần quai.

– Nón lá có nhiều hình dáng khác nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù.

  1. Cách để làm nên một chiếc nón lá

– Để tạo ra nón lá, người ta sẽ làm một cái khung hình chóp nhọn hay hình chóp hơi tù. Sau đó chuốt từng thanh tre tròn nhỏ rồi uốn thành các vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau.

– Theo tiêu chuẩn thì một cái nón để người lớn đội đầu có 16 vòng tròn xếp cách đều nhau trên khung. Vòng tròn to nhất có đường kính là 50cm. Và vòng tròn nhỏ nhất trên chop nón có đường kính khoảng 1cm.

– Lá nón sau khi thu hái về sẽ được phơi khô, là (ủi) phẳng bằng khăn nhúng nước nóng hoặc bằng cách đặt một miếng sắt trôn vào lò than nóng. Khi là lá nón, các bạn lưu ý một tay người là phải cầm từng lá nón đặt lên thanh sắt. Một tay cầm một bọc vải nhỏ vuốt, cho lá thẳng. Một điều quan trọng là độ nóng của miếng sắt phải được căn đủ độ để lá nón không bị cháy và cũng không bị nhăn khi làm. 

– Lá nón sau khi đã là xong thì người làm nón cắt chéo góc những lá nón đã được chọn. Sau đó người làm sẽ dùng chỉ thắt thật chặt đầu lá vừa cắt chéo.

– Đặt lá nón lên khung rồi dàn đều sao cho khít khung nón.

– Người ta sẽ dùng chỉ hoặc sợi cước nilong để may lá chặt vào khung.

– Người ta thường sẽ làm hai lớp lá để nước không thấm vào đầu.

– Vành nón được làm bằng những thanh tre khô vót tròn tạo khung xương vững chắc. 

– Quai nón thường được làm bằng dây hoặc các loại vải lụa, ven ren mềm. Quai nón khi buộc vào nón đủ vòng vào cổ đồ giữ nón khỏi bị bay khi trời gió và không bị rơi xuống khi cúi người.

  1. Phân loại nón lá 

Nón lá hiện nay có nhiều loại, nhưng người Việt Nam chủ yếu dùng các loại nón như sau:

– Nón Ngựa (còn có tôn là Gò Găng) được sản xuất ở Bình Định. Nón được làm bằng lá dứa và thường được sử dụng khi cưỡi ngựa.

– Nón Bài thơ đây là loại được sản xuất ở Huế. Nón có màu trắng và khá mỏng, giữa hai lớp lá thường được lồng tranh phong cảnh hoặc mấy câu thơ.

– Nón Chuông đây là loại nón được sản xuất tại nón Chuông – huyện Thanh Oai, Hà Tây – nay là Hà Nội. Nón làng Chuông nổi tiếng thanh, nhẹ, đẹp bền nổi tiếng.

– Nón quai thao loại nón được sử dụng cho các liền anh, liền chị ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Nón không có hình chóp mà bằng phẳn. Vòng bên ngoài được lượn cụp xuống. Phía bên trong lòng nón có khâu một vòng tròn đan bằng nan của cây giang, vừa đầu người đội. 

  1. Công dụng của nón

– Nón lá được dùng chủ yếu để đội đầu che mưa, che nắng.

– Nón còn được dùng làm quạt khi trời nóng.

– Nón được sử dụng làm đạo cụ trong rất nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật như múa nón, hát quan họ, hát dân ca…

– Nón được dùng làm quà lưu niệm cho du khách khi đến Việt Nam. 

III. Kết bài

– Đối với người Việt Nam, chiếc nón lá không chỉ là đồ vật có nhiều công dụng mà còn góp phần thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

– Chiếc nón lá còn từ lâu đã đi vào thơ ca của người Việt Nam. 

– Chiếc nón lá sẽ mãi mãi trường tồn trong đời sống, trong nền văn hóa của người Việt Nam.

Xem thêm: Nghị luận về tình bạn

Dàn ý  2:

Dàn ý thuyết minh về nón lá Việt Nam – Mẫu 2

I. Mở bài: Giới thiệu về tổng quan về chiếc nón lá Việt Nam 

Từ lâu, nón lá đã đi vào thơ ca một cách dịu dàng như thế. Nón đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam. Trong mỗi con người Việt Nam luôn biết đến nón, nhưng chưa hiểu rõ về chiếc nón. Chính vì thế mà chúng ta cùng đi tìm hiểu về chiếc nón lá Việt Nam.

II. Thân bài:

1. Khái quát chung về chiếc nón lá:

– Nón lá có hình chóp nón. 

– Nón lá là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị. 

– Nón lá là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống. 

2. Nguồn gốc của chiếc nón lá 

Nón lá có nguồn gốc từ 2500 – 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh. Nón lá đã đi liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam.

3. Cấu tạo của chiếc nón lá:

Nón lá thường có hình chóp hay tù, tùy vào công dung mà nón còn có một số loại nón rộng bản hay một số loại khác. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi cước hoặc các loại sợi tơ tằm,… giữ cho lá với khung bền chắc…

Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v…

Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

4. Cách làm nón lá 

– Hái và xử lý lá nón

– Làm khung cho nón với kích thước tiêu chuẩn

– Công đoạn làm nón 

5. Phân loại nón lá 

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại nón lá khác nhau. Trong đó chúng tôi xin chia sẻ một số loại nón cơ bản: 

– Nón ngựa hay nón Gò Găng được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.

– Nón quai thao là nón chuyên dụng cho các liền anh, liền chị. 

– Nón bài thơ được sản xuất tại Huế

– Nón Chuông là nón được sản xuất tại làng Chuông. 

– Nón rơm 

– Nón cời 

6. Các làng nghề làm nón nổi tiếng của Việt Nam

– Làng nón Đồng Di (Phú Vang)

– Làng nón Dạ Lê (Hương Thủy)

– Làng nón Phủ Cam (Huế)

– Làng Chuông

7. Công dụng của nón lá

– Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….

– Trong nghệ thuật: Dùng làm đạo cụ trong các tiết mục múa, hát, vẽ…

– Trong giá trị tinh thần: Nón lá được dùng để làm quà, hay quảng bá về nét văn hóa Việt Nam với các du khách nước ngoài. 

III. Kết bài:

Nêu ý nghĩ và cảm nghĩ về chiếc nón lá. Liên hệ với cuộc sống ngày nay.  Dù cho có sự xuất hiện của các mũ thời trang hàng hiệu nhưng nón lá vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân Việt Nam. Nón lá là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, là một giá trị tinh thần của con người Việt Nam.

Mẫu bài viết thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc nón lá – Mẫu 1

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành biểu tượng văn hóa của người Việt. Chiếc nón lá đã gắn bó với người dân Việt Nam trong hàng nghìn năm qua. Hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp của người con gái Việt Nam. 

Từ lâu, hình ảnh người con gái mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng cho du lịch Việt Nam. Nón lá chính là vật dụng không thể thiếu với người nông dân Việt Nam. Họ thường xuyên phải làm việc ngoài trời dưới thời tiết mưa nắng thất thường nên cần có một vật dụng để che mưa, che nắng khi làm việc. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta.

Chiếc nón có dạng hình chóp, phần đáy tròn thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ cách gọi nguyên liệu chính để làm ra nón.

Ngoài nguyên liệu chính là lá nón thì để làm ra một chiếc nón còn cần có: nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón, người ta sẽ tiến hành chọn lựa các loại lá như lá cọ, lá dừa…một cách kỹ càng. Những chiếc lá được sử dụng để làm nón phải đạt tiêu chuẩn không bị rách, bóng bẩy. Sau khi thu hái về, lá sẽ đem rửa sạch phơi héo từ 2 đến 4 tiếng. Khi lá nón đã mềm chuẩn bị để làm thành nón. Đầu tiên, các  bạn cần chuẩn bị nguyên liệu nan tre để tạo khung nón. Tiếp theo là chuẩn bị một cuộn kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Những chiếc nón lá ngày nay được trang trí đa dạng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của tiêu dùng. Cuối cùng, sau khi làm nón xong họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón. Nó còn giúp cho nón lá chống nước. Những người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao, khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.

Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam.

Đọc thêm: Thuyết minh về con trâu

Thuyết minh chiếc nón lá – Mẫu 2

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Mẫu 2

Nón lá là một trong những vật dụng  thân quen gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nón lá bên cạnh những tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, khi nhắc đến Việt Nam là du khách nước ngoài sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh chiếc nón lá. Nón lá từ lâu đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời đã xuất hiện từ 2500-3000 năm TCN. Trong lịch sử của Việt Nam, chiếc nón lá đã hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Đặc biệt là gắn bó với hình ảnh của người phụ nữ. Sử dụng nón lá cũng được xem là một trong những nét đẹp văn hóa.

Khi chúng ta nhắc đến nón lá thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chiếc nón Bài Thơ của Huế. Mảnh đất nên thơ, trữ tình này đã đi vào thơ ca, nhạc họa. Nón lá bên nụ cười duyên của cô gái Huế đã làm say đắm biết bao du khách. Huế cũng được biết là một trong những nơi sản xuất nón lá nổi tiếng của Việt Nam. Du khách khi đến với Huế thường lựa chọn mua vài chiếc nón về làm quà cho người thân và gia đình. 

Để làm nên được một chiếc nón lá đẹp thì người nghệ nhân phải trải qua rất nhiều khâu, nhiều bước rất tỉ mỉ. Bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Nón lá thường được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến đặc điểm khác nhau cho sản phẩm. Theo xuất xứ thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ. Tuy nhiên, nón lá làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ là loại lá có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Muốn có một chiếc nón lá đẹp khi chọn nguyên liệu phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Trong quá trình phơi phải chú ý phơi trong vòng 2-4 tiếng cho lá vừa mềm vừa phẳng.

Đến khâu làm khung nón cũng rất quan trọng giúp tạo sự chắc chắn cho sản phẩm. Để làm khung, nghệ nhân cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi các bạn chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người làm sẽ uốn tre theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo được một chiếc khung chắc chắn thì các bạn sẽ chuẩn bị cho lá xếp đều lên trên để tạo hình. Ở giai đoạn này cần giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người ta sẽ dùng sợi chỉ hoặc sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt để khâu nón. Nón sau khi được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc mọi miền của đất nước Việt Nam, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp sự hiện diện của chiếc nón lá. Nón lá được xem người bạn của những người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn được sử dụng như món đồ trang sức giúp tăng lên độ duyên dáng cho các chị em. Hiện nay, trong các tiết mục nghệ thuật, nón lá đã được sử dụng như đạo cụ để đi diễn ở các nước bạn trên thế giới. 

Chiếc nón lá Việt Nam được xem là một trong những đặc trưng văn hóa của người Việt. Nó giúp làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này. Để giữ một chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam – Mẫu 3

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Mẫu 3

“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”.

Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá  đã góp phần tạo nên vẻ đẹp và sự duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Tuổi thơ của chúng ta chắc chắn ai cũng từng một lần mong ngóng dáng mẹ đội nón lá đi chợ về. 

Nón lá Việt Nam là một vật dụng có lịch sử lâu đời.  Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của chiếc nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Việt Nam là đất nước thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều. Nên từ xa xưa, ông cha ta đã biết lấy lá cây kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Theo dòng lịch sử phát triển, chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Muốn tạo nên được một chiếc nón lá đẹp thì việc chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng là lá nón hoặc có nhiều nơi dùng: lá cọ, lá dừa,  lá buông- một loại lá họ hàng với lá cọ mọc nhiều ở vùng đồi núi Trung Du. Một chiếc nón đẹp sẽ phụ thuộc vào khâu chọn lá rất quan trọng. Lá nón phải có màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, lá bóng mượt là đẹp nhất. Ở nước ta, lá nón được khai thác chủ yếu ở vùng đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc hay vùng đồi núi Việt Bắc, Trường Sơn, Tây Bắc. Sau khi cắt lá nón về, người nghệ nhân phải tiến hành xử lý đúng quy trình kỹ thuật mới có thể cho ra được nguyên liệu chất lượng. 

Đầu tiên, người ta đem lá nón đi sấy khô lá bằng than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi lá nón đã đạt được độ mềm đúng yêu cầu sẽ dùng gang nóng bọc trong túi vải, là cho lá phẳng phiu. Sau đó, nghệ nhân mới chọn lá nón lại cẩn thận chọn một lần nữa để tìm ra những chiếc lá đồng màu. Tiếp theo, người ta sẽ dùng kéo cắt bớt đầu đuôi để dài khoảng 50cm. Người nghệ nhân sẽ dùng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn, cuốn lần lượt từ thấp đến cao và nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn.

Sau khi đã tạo được chiếc khung nón bắt đầu đến đoạn ráp lá nón và khung và cố định lá nón tạo hình. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật khéo léo để tạo nón có hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau. Chỉ khâu được sử dụng là loại cước nhỏ trắng muốt. Người ta sẽ khâu và căn chỉnh cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Một số loại nón còn được người thợ kỳ công thêu hình ảnh như cô gái, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương để trang trí. Mỗi một chiếc nón được làm ra chính là tâm huyết và sự chăm chút của người làm nón.

Ở nước ta có rất nhiều làng nghề làm nón lá nổi tiếng. Ở miền Bắc có làng Chuông thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Miền Trung có làng nón Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Và đặc biệt phải kể đến nón bài thơ nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với mỗi người dân Việt Nam nói chung và những người nông dân nói riêng, nón lá được xem là vật dụng vô cùng cần thiết. Nón lá không chỉ được dùng để che nắng, che mưa mà khi đi làm đồng còn dùng thay chiếc quạt để làm mát.

Đối với các cô gái Việt Nam xưa kia, chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng. Nón lá không phải là món trang sức cầu kỳ đắt tiền nhưng lại mang đến cho phụ nữ một vẻ đẹp đầy tinh tế. Đi đâu trên dọc mảnh đất hình chữ S, chúng ta cũng dễ thấy những chiếc nón lá dù là đi chợ hay đi hội ta đều gặp các bà, các mẹ dưới nón lá nghiêng che.

Ở một số địa phương, nón lá còn là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Nón là còn được chọn là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Ngày nay mặc dù có rất nhiều các loại mũ, ô đã ra đời nhưng vị thế của chiếc nón vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Chiếc nón lá được xem là nét đẹp truyền thống của người dân nước ta.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Mẫu 4

Cái nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức thị vào đời nhà nai lưng. Từ đó đến giờ, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. ko phải là thiết bị phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đồng hành che nắng che mưa cho mọi hành trình. rẻ như vậy mà nón đã trong khoảng lâu phát triển thành tượng trưng cho quốc gia con người Việt Nam?

Trước nhất, nón là một đồ tiêu dùng rất thực dụng. Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… rất nhiều đều để che chắn che mưa. Dù nón sở hữu nhiều cái, song nét đặc trưng chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó mang môi trường đột nhiên, cái nón còn hướng tới mục đích khiến cho đẹp, khiến cho duyên cho người phụ nữ và thích hợp mang giác quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một bí quyết tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, các sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái chừng như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ…

Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con loại nón thay cho bao lăm lời nhắn gửi yêu thương… mẫu nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa các kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngơ ngẩn vì: “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa”. loại nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che…”. Trong những năm chiến tranh, tiễn người tình ra trận mạc, những cô gái thường đội nón mang mẫu quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hứa hẹn biển, làm yên ổn lòng người ra trận…

Thuyết minh về chiếc nón lá việt nam

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Nón lá thường được đan bằng những dòng lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. với hoặc ko có dây đeo làm cho bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường mang hình chóp nhọn hay hơi phạm nhân, tuy vẫn sở hữu 1 số cái nón rộng bản và khiến cho phẳng đỉnh. Nón lá mang đa dạng dòng như nón ngựa hay nón Gò bao tay (sản xuất ở Bình Định, khiến bằng lá dứa, thường tiêu dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường sử dụng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng mang lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón mang chóp nhọn của quân nhân thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm cho bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm cho bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống chiếc thúng, thành ngữ “nón thúng quai thao”); nón khua (nón của người hầu những quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như mẫu chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối có người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là 1 người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, dòng nón đối có người đàn bà Huế rất thân thiết. loại nón ko chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người nữ giới Huế còn sử dụng nó để làm đồ chứa, dụng cụ quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng nữ giới Huế.

Giờ đây loại nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc thù văn hóa riêng của đất nước. lúc người ngoại quốc nào tới Việt Nam cũng muốn với trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà lúc về nước.

Tạm kết:

Trên đây là một số mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam mà Tạp Chí Giáo Dục chúng tôi đã gửi đến bạn. Qua những thông tin trên nếu bạn có thắc mắc gì hay vấn đề gì không hiểu khi đọc bài viết này, thì hãy phản hồi qua bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất.

Tham khảo thêm:

Tóm tắt đoạn trích tức nước vỡ bờ

Phân tích bài thơ tràng giang

Phân tích bài thơ việt bắc

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here