Trang trí lớp học theo phương pháp Reggio Emilia là một trong những vấn đề được rất nhiều phụ huynh và giáo viên quan tâm. Vì lớp học trong phương pháp Reggio Emilia không chỉ là nơi để các bé học tập mà còn giúp bé phát huy sự sáng tạo và trải nghiệm với thế giới xung quanh hiệu quả. Bài viết dưới đây của Tạp Chí Giáo Dục sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết kế môi trường lớp học của Reggio Emilia theo tiêu chuẩn nhé!
Trong phương pháp giáo dục Reggio Emilia, một bài giảng thật hay không phải là yếu tố duy nhất giúp tạo sự hứng thú cho các em học sinh. Mà chính không gian học tập mới chính là yếu tố quan trọng để các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. Vậy cách trang trí lớp học theo phương pháp Reggio Emilia như thế nào?
Đặc điểm của lớp học theo phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Nếu như giáo dục mầm non truyền thống mang đến những lớp học có sự ngăn nắp, trật tự với bút sách, đồ chơi được xếp một cách ngay ngắn. Thì trong lớp học Reggio Emilia lại tạo ra một trong trường giúp cho các bé có thể “sống” và trải nghiệm mọi thứ một cách tự nhiên nhất. Môi trường lớp học được xem như một phòng thí nghiệm. Nơi đó, các em học sinh sẽ có cơ hội chinh phục tri thức và khám phá niềm đam mê của bản thân.
Trong phương pháp giáo dục Reggio Emilia thay vì “nhốt” trẻ trong bốn bức tường và liên tục mang đến những kiến thức hàn lâm lý thuyết. Thì môi trường lớp học này sẽ được xem là không gian tuyệt vời để trẻ thể tự do khám phá kiến thức qua các hoạt động thực tế như: nấu ăn, múa hát, trồng cây…Mỗi đứa trẻ đều mang trong nhiều hình thức sáng tạo. Do đó, khi xây dựng lớp học nên thiết kế giống mô hình của phòng thí nghiệm chứa đựng đủ các loại vật liệu như đất sét, màu, chì, bút nước, bảng vẽ, giấy dán… Những dụng cụ này sẽ phục vụ các ý tưởng bất chợt của trẻ hiệu quả.
Với môi trường lớp học sáng tạo như vậy, trẻ em không chỉ tiếp thu dễ dàng các kiến thức thực tiễn. Mà ngay cả những chủ đề trừu tượng và vô hình như văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc hay các giá trị đạo đức…đều được trẻ tiếp nhận dễ dàng hơn thông qua những hoạt động trải nghiệm. Ví dụ như khi các em sẽ khám phá sự khác nhau trong trang phục các dân tộc ở nước ta khi tham gia hoạt động trang trí quần áo, trình diễn thời trang. Các em hiểu được thế nào là trang phục truyền thống. Từ đó, trẻ sẽ biết trân trọng những nét đẹp của quê hương đất nước. Hay đơn giản hơn khi chơi trò chơi dân gian kéo co là các em sẽ hiểu được sức mạnh đồng đội cần phải đoàn kết để đạt kết quả cao.
Đối với môi trường lớp học – “phòng thí nghiệm” của Reggio Emilia. Các giáo viên và phụ huynh sẽ không cần phải tìm mọi cách để giảng giải cho trẻ hiểu kiến thức khô khan. Lúc này, chính trẻ sẽ tự học hỏi và ghi nhớ kiến thức thông qua tất những hoạt động trải nghiệm của mình. Những điều này không đồng nghĩa với việc thả cho trẻ tự do khám phá. Mà giáo viên cần phải định hướng và theo dõi chặt chẽ trẻ trong quá trình thực hành. Nhiệm vụ của người lớn lúc này sẽ chỉ đóng vai trò truyền cảm hứng và khích lệ trẻ trong hành trình khám phá kiến thức.
Cách thiết kế môi trường lớp học của Reggio Emilia
Khi thiết kế môi trường lớp học theo phương pháp giáo dục Reggio Emilia, các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
Đối với môi trường học tập trong lớp học
Khi thiết kế môi trường học tập trong lớp, các bạn cần lưu ý làm thế nào phải kích thích được sự phát triển 5 giác quan của trẻ như sau:
- Khứu giác (ngửi) sử dụng các loại tinh dầu để tạo mùi hương nhẹ nhàng giúp trẻ được thoải mái trong quá trình học tập và sáng tạo.
- Thính giác (nghe) sử dụng âm nhạc trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ. Điều này sẽ giúp tạo cho trẻ thói quen đoán biết được các hoạt động tiếp theo. Đặc biệt là khi nghe mùi hương kết hợp với âm nhạc còn giúp cho trẻ có thể ngủ sâu, ngủ ngon giấc hơn.
- Xúc giác (sờ) thông qua các hoạt động như cảm nhận các chất liệu, nguyên liệu (cát, đá, sỏi…)
- Vị giác (nếm) thông qua các hoạt động như nếm các loại thực phẩm và phân biệt mùi vị của món đó như thế nào: chua, cay, mặn, ngọt…
- Thị giác (nhìn) hỗ trợ cho các bé khám phá màu sắc, hình dạng, ánh sáng xung quanh…
Đối với môi trường học tập ngoài lớp
Các bạn cần xây dựng môi trường bên ngoài lớp học Reggio Emilia thực sự gần gũi với thiên nhiên. Trẻ sẽ được tham gia vào các họa động như: trồng và chăm sóc các loại rau, chơi với cát và nước, thực hiện vận động tinh và thô cho trẻ ở khu sân chơi. Giáo viên còn phải cung cấp cho trẻ những vật liệu mở để trẻ em có thể tự do khám phá và sử dụng trong quá trình học tập như : gỗ, đá, vỏ sò, vỏ ốc, hạt, lá cây, giấy, thẻ nhựa, ống nhựa, vải sợi hay kim loại… Đi kèm theo đó là rất nhiều đồ dùng và dụng cụ thông minh như: bàn gương, máy chiếu hắt, bàn ánh sáng, máy chiếu…
Các hoạt động diễn ra trong lớp học Reggio Emilia
Lớp học Reggio Emilia sau khi được trang trí sẽ hỗ trợ đắc lực cho trẻ khám phá và trải nghiệm trong các hoạt động như:
+ Hoạt động làm quen và khám phá tác phẩm văn học: Các bạn có thể minh họa câu chuyện bằng cách sử dụng máy chiếu hắt và xây dựng thêm một số trò chơi mới lạ như việc hình nhân vật bằng cát trên bàn ánh sáng để minh họa câu chuyện, bài thơ cho trẻ…
+ Hoạt động làm quen với toán học: Trẻ sẽ được nhận biết hình học bằng máy chiếu hắt, học tạo hình chữ số và chữ cái trên máy chiếu rất hiệu quả…
+ Hoạt động khám phá khoa học – xã hội: Các bạn có thể sử dụng các dụng cụ để tìm hiểu cấu tạo bên trong của các vật thể thông qua bàn ánh sáng (cắt lát mỏng các loại quả), sử dụng máy chiếu để trẻ thuyết trình về ảnh và video với những chủ đề trẻ được học…
+ Hoạt động tạo hình: Bé sẽ được học và pha màu trên bàn ánh sáng. Tham gia vẽ lá cây và tạo hình trên bàn ánh sáng; vẽ hoa và trang trí họa tiết bằng máy chiếu hắt, tạo hình bằng đá và lá cây khô. Từ đó sẽ khám phá màu sắc và trải nghiệm cảm giác trong trò chơi với đá lạnh. Điều này đã giúp tạo nên cái nhìn đa chiều thông qua bàn gương…
+ Hoạt động âm nhạc: Trẻ sẽ được xây dựng môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp. Và môi trường lớp học reggio emilia đã trở thành “người thầy thứ 3” giúp dạy bé cách cảm thụ âm nhạc tự nhiên, mọi lúc mọi nơi.
+ Hoạt động ngoài trời: Bé sẽ được tăng cường tham gia các hoạt động trải nghiệm thông qua các trò chơi với: chơi với xà phòng, chơi với màu sắc, vẽ trên đá hay lá cây, chơi với cát và nước…
Các góc trong lớp học Reggio Emilia
Cũng giống như phương pháp Montessori trong lớp học theo phương pháp Reggio Emilia cũng có các góc học tập riêng. Ví dụ như:
Góc đọc sách: Góc này sẽ được trang trí với màn rèm, đèn, cành cây khô…tất cả tạo không gian riêng kích thích hứng thú đọc sách cho trẻ.
Góc toán học và ngôn ngữ: Góc này cung cấp rất nhiều nguyên liệu mở như đá, dây thừng, cành cây, viên bi, phấn, đất nặn…Những vật liệu này lại giúp trẻ làm quen trong các giờ hoạt động theo các bước:
+ B1: Bắt chước hành động
+ B2: Khám phá kiến thức (Chữ này ở đâu?)
+ B3: Kích thích sự sáng tạo
+ B4: Hỗ trợ học sinh tưởng tượng, tạo cảm hứng bằng câu chuyện
Tương tự với lĩnh vực ngôn ngữ, ngoài việc nhận biết chữ số. Thì các bé còn được làm quen với các con số và tìm hiểu liên quan đến “lượng” của các số. Thông qua các trò chơi sẽ giúp trẻ được tập đếm và biết “lượng”
Góc khám phá: Ở góc này sẽ sử dụng bàn gương để khám phá sự đa chiều của vật thể: sự đối xứng, màu sắc, hình học…
Cách trang trí lớp học theo phương pháp Reggio Emilia
Việc trang trí lớp học theo phương pháp Reggio Emilia rất quan trọng nên được nhiều người quan tâm. Khi trang trí lớp học này cần thực hiện theo các nguyên tắc chuẩn mực. Dưới đây chính là nguyên tắc mà các bạn nên nhớ khi trang trí lớp học theo phương pháp Reggio Emilia:
Chỉ sử dụng đồ chơi tự sáng chế, nói không với đồ nhựa
Phương pháp Reggio Emilia ưu tiên sử dụng các đồ vật tự làm từ thiên nhiên. Khi các bé được tiếp xúc với những đồ vật này vừa đảm bảo mục đích giúp bé tìm tòi, khám phá mà vẫn an toàn khi bé sử dụng. Hiện nay ở nước ta, mới chỉ có một số trường mầm non quốc tế đã ứng dụng phương pháp trang trí lớp học sáng tạo này. Thông thường trong các lớp học sẽ xuất hiện những dụng cụ học tập như hoa lá cây, loài hoa, sỏi, đá… Những vật liệu này được chính cô giáo chuẩn bị cho trẻ nên đảm bảo sáng tạo và không gây nguy hiểm. Nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, sáng tạo và đảm bảo sức khỏe cho trẻ rất tốt.
Màu sắc sơn trong lớp học cần nhẹ nhàng
Theo nghiên cứu khoa học đã cho thấy phương pháp Reggio Emilia sẽ giúp phát triển cho trẻ mầm non sớm. Khi trang trí lớp học bằng phương pháp này, các bạn nên chọn những tông màu tường nhẹ nhàng và trung tính. Bởi vì, những màu sơn sặc sỡ sẽ vô tình khiến trẻ khó chịu, học dễ cáu gắt. Và từ đó làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị tăng động.
Trang trí phần cửa sổ của lớp học tươi vui
Trong lớp học Reggio Emilia, cửa sổ là điểm nhấn của lớp học. Lúc này, giáo viên nên trang trí bằng những loại rèm có chất liệu mềm mại, màu sắc tươi mới, kết hợp với các hoạt tiết tươi vui như các nhân vật hoạt hình: mèo máy Doremon, chuột Mickey, gấu Teddy… Bên cạnh đó, các bạn cũng lưu ý phần cửa sổ lớp học sẽ được trang trí bằng: các loại hoa, lá, cành hoặc những con vật được làm bằng giấy để treo hoặc dán trên cửa sổ. Việc trang trí phần cửa sổ vừa ngộ nghĩnh, thu hút trẻ hiệu quả. Đây sẽ là nơi giúp nuôi dưỡng tâm hồn và sự phát triển thể chất tốt nhất.
Xây dựng một không gian mở
Với phương pháp Reggio Emilia, không gian học tập cũng sẽ được thiết kế một cách thông minh để đáp ứng nhu cầu học tập của các bé. Không gian mở của lớp học với các phân khu chức năng đa dạng phục vụ mọi nhu cầu học tập, sáng tạo của trẻ.
Thiết kế phòng học chuẩn Reggio Emilia đem lại những lợi ích gì cho trẻ?
Các phòng học chuẩn Reggio Emilia được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Cụ thể như:
Rèn luyện cho bé sự tư duy, sáng tạo và tự giải quyết vấn đề
Trong lớp học Reggio Emilia, trẻ em sẽ được chủ động tham gia các hoạt động học tập và tự do khám phá. Các bé sẽ được tương tác với rất nhiều các đồ vật, học liệu, dụng cụ, vạn vật ở thế giới xung quanh. Và hiện nay không có quy chuẩn nào để trẻ bắt chước, thực hiện theo cho chính xác.
Trong lớp học các bé sẽ được tự do sáng tạo theo sự hiểu biết và trí tưởng tượng của mình. Giáo viên đóng vai trò là người đồng hành và cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu cần thiết và hướng dẫn trẻ thực hành. Ngoài ra, không gian trong lớp học Reggio Emilia còn giúp cho trẻ rèn luyện sự sáng tạo, óc quan sát và cân nhắc các yếu tố. Từ đó trẻ sẽ tự lập và ít khi phải phụ thuộc vào người khác.
Trẻ sẽ được hòa nhập với môi trường xung quanh
Trong lớp học của Reggio Emilia khi thiết kế môi trường học tập xung quanh đóng vai trò như là người thầy, người cô của trẻ. Thông qua những hoạt động cụ thể như: cắt tỉa hoa, trang trí nhà cửa, nặn đất, vẽ tranh, điêu khắc…Các hoạt động này, trẻ sẽ tích lũy được thêm rất nhiều kiến thức cho mình. Một trong những điều quan trọng nhất Reggio Emilia là trong lớp học trẻ sẽ không bị gò bó trong một khuôn khổ nào. Sự chủ động mà trẻ sẽ cơ cơ hội tự do khám phá, phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
Hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ
Trong phòng học Reggio Emilia trẻ không chỉ được học một đến hai loại ngôn ngữ mà còn hỗ trợ trẻ học thêm nhiều ngôn ngữ hơn. Trẻ sẽ được học thông qua các hoạt động như hát múa, âm nhạc, vẽ tranh…Sau các hoạt động này, trẻ sẽ được tự do thể hiện với ngôn ngữ riêng. Từ đó giúp trẻ bộc lộ được những suy nghĩ theo nhiều cách khác biệt. Và đây chính là một trong những yếu tố cốt lõi khi ứng dụng phương pháp học tập Reggio Emilia. Nó sẽ luôn tạo điều kiện cho trẻ sử dụng hết các ngôn ngữ và giác quan của mình.
Thầy cô và cha mẹ chính là các cộng sự thân thiết
Ở trong lớp học theo Reggio Emilia, giáo viên luôn khuyến khích cha mẹ cùng tham gia. Thông qua các hoạt động khám phá, tìm tòi và sáng tạo thì chính phụ huynh cũng sẽ hiểu hơn về con mình và từ đó có cách chăm sóc tốt hơn khi ở nhà. Thầy cô và cha mẹ sẽ đóng vai trò là những người cộng sự thân thiết. Hay là bạn đồng hành cùng bé phát triển bản thân tốt hơn.
Tạm kết
Trong bài viết trên đây Tạp Chí Giáo Dục đã dạy cách trang trí lớp học theo phương pháp Reggio Emilia cho các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn có thể trang trí được lớp học Reggio Emilia tiêu chuẩn nhé!
Các bài viết liên quan:
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia