Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Date:

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao tiếp sau này. Chính vì thế, nhiều bố mẹ rất lo lắng không biết cách dạy trẻ như thế nào? Trong bài viết dưới đây, tạp chí giáo dục sẽ giúp ba mẹ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên đây nhé!

Việc nhận thấy bé yêu có một vài dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khiến cho ba mẹ lo lắng và hoang mang không biết làm thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết: 

Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ thực chất là triệu chứng rối loạn giao tiếp bao gồm các khiếm khuyết về khả năng nói, nghe hiểu và tiếp cận ngôn ngữ của một đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ có mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau. Nhưng nhìn chung một đứa trẻ đã bắt đầu học nói từ khi được 10 – 12 tháng tuổi. Và hầu hết mọi đứa trẻ đều có thể giao tiếp tốt bằng lời nói khi lên 3 tuổi. Nếu một đứa trẻ đã đến mốc này mà chưa biết nói thì có thể xếp vào chậm phát triển ngôn ngữ. 

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ cũng bị giảm sút. Trẻ thường tiếp cận kém với ngôn từ. Một số trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa các câu nói muốn truyền đạt. Chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập và cuộc sống của trẻ trong tương lai. Ban đầu khi trẻ còn nhỏ thì sự ảnh hưởng này chưa rõ rệt nhưng theo thời gian sẽ tạo rào cản sự phát triển của trẻ. 

Cha mẹ cần nhận thức được nguyên nhân gây ra tình trạng này và tìm cách khắc phục ngay đảm bảo sự phát triển của trẻ. 

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ thực chất là một chứng rối loạn giao tiếp. Trong đó bao gồm cả những khiếm khuyết về khả năng nói, khả năng phát triển ngôn ngữ và nghe hiểu. Khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của con so với các bạn chậm hơn trẻ bình thường. Trẻ sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt những gì mà mình muốn nói. Và một trong những biểu hiện rõ nhất của việc trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ đó là sự tiếp cận thông tin rất chậm. 

Ngoài những dấu hiệu trẻ chậm phát triển rõ ràng trên đây thì ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết bé bị chậm phát triển ngôn ngữ sớm qua các dấu hiệu sau đây: 

  • Bé đã 4 tháng tuổi mà không biết thể hiện vui, buồn thế nào. Trẻ vẫn chưa biết hóng chuyện và nói bi bô. 
  • Em bé 6 tháng tuổi mà chưa biết cười hay la hét. Bé cũng không thể kết hợp các nguyên âm: a,o,ơ tạo thành các tiếng bập bẹ.
  • Bé 7 tháng tuổi mà chưa bắt chước được âm thanh của người khác tạo ra. 
  • Bé đã 8 tháng tuổi nhưng chưa thể trả lời được ba mẹ khi được gọi tên. Không biết bi bô các tiếng đơn giản như: mama, baba…
  • Em bé 12 tháng tuổi mà vẫn chưa thể nói được các từ đơn như “mẹ”, “bố”. Bé cũng không thể sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, lắc đầu hoặc chỉ tay trong giao tiếp. 
  • Bé đã trên 15 tháng tuổi mà vẫn chưa biết bắt chước nói các từ như: không, có, tạm biệt, chào…

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ giúp ba mẹ có phương án điều trị phù hợp để bình phục nhanh hơn. Vì thế khi ba mẹ nhận thấy con mình chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa cần phải đưa bé đi khám chuyên khoa ngay.

Xem ngay: Cách dạy trẻ chậm nói

Những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trên thực tế, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều nguyên nhân góp phần gây ra sự chậm trễ trong việc phát triển kỹ năng nói của trẻ. Cụ thể như: 

Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến miệng cơ quan phát âm

Một số trẻ mắc bệnh lý hở hàm ếch cũng gây khó khăn cho trẻ khi học phát âm. Trẻ bị dính thắng lưỡi hay thắng lưỡi ngắn bất thường cũng làm ảnh hưởng đến cử động của đầu lưỡi từ đó ảnh hưởng tới khả năng phát âm. Những bệnh lý này có thể được giải quyết hoàn toàn. Nên khi ba mẹ thấy con gặp tình trạng chậm nói vì vấn đề trên hãy đi khám và được điều trị sớm. Sau khi khỏi, trẻ sẽ nói chuyện được bình thường. 

Trẻ bị mặc bệnh liên quan đến thính giác

Một số trẻ bị mắc các bệnh lý liên quan đến thính giác như: viêm tai giữa, viêm tai mạn tính và suy giảm thính lực. Những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe của trẻ nhỏ. Do đó, các em bé sẽ gặp khó khăn để hiểu và tập bắt chước lời nói của những người xung quanh. 

Trẻ gặp tình trạng khuyết tật trí tuệ, tự kỷ

Khuyết tật trí tuệ chính là nguyên nhân thường gặp nhất gây chậm phát triển về mặt ngôn ngữ. Nguyên nhân là do não bộ hoạt động không hiệu quả nên trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát ra âm thanh, lời nói và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. 

Do trẻ mắc bệnh tự kỷ

Trẻ bị mắc bệnh tự kỷ cũng chính là lý do khiến cho trẻ chậm nói. Nhìn chung bệnh lý này đã ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ vì nó có sự xuất hiện của các gen bất thường. Và hậu quả của việc này đó chính là hệ thần kinh bị rối loạn khiến cho em bé có biểu hiện khá so với những đứa trẻ bình thường. 

Chậm nói do ảnh hưởng tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Nếu như từ khi còn nhỏ, trẻ vô tình gặp phải một biến cố nghiêm trọng nào đó tác động đến tâm lý của trẻ. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thu mình hơn không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với ai. Lâu dần bé sẽ dẫn đến hiện tượng bị chậm nói. 

Yếu tố môi trường do trẻ sinh non

Trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển. Trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ. Chính vì thế, ba mẹ có con sinh non cần phải theo dõi từng mốc phát triển của bé. Nếu có biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên tìm đến bác sĩ để có phương án điều trị và can thiệp từ sớm.

Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Sau khi đã xác định được chính xác trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ cần biết cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả để bé có thể sớm cải thiện kỹ năng của mình. Dưới đây là một số lưu ý cho ba mẹ khi dạy trẻ:

Ba mẹ cần mô tả cụ thể bằng lời nói các hoạt động đang làm

Muốn dạy được bé bị chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Ba mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn giải thích cho trẻ biết mình đang làm gì. Việc này còn giúp cho trẻ nhanh chóng mở rộng vốn từ và làm quen với thế giới xung quanh hiệu quả. Ví dụ như: ba mẹ yêu cầu con đi giày để ra ngoài chơi. Mẹ có thể nói với con là: Mẹ lấy giày cho con đi vào chân. Sau khi đi giày xong, mẹ con mình ra công viên chơi nhé! Như vậy với yêu cầu bé đi giày vào mẹ đã giải thích chi tiết lý do vì sao mà bé cần phải đi giày và ý nghĩa của hành động đó khi thực hiện.

Thường xuyên đọc sách cùng trẻ – Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

Thường xuyên đọc sách cùng trẻ - Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

Đọc sách chính là một trong những cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất hiện nay. Mỗi ngày, ba mẹ cần dành ra cho con một khung giờ nhất định để cùng nhau đọc và khám phá những cuốn sách mới. Khi chọn sách cho bé bị chậm phát triển ngôn ngữ ba mẹ nên chọn loại sách có nội dung thú vị phù hợp với lứa tuổi. Nội dung cuốn sách có thể là những bài thơ ngắn dễ nhớ hay những câu chuyện có cốt truyện dễ hiểu. Điều này sẽ giúp bé học thêm được nhiều từ mới và cách giao tiếp của mọi người trong chuyện.

Tham khảo thêm: Cách dạy con ngoan nghe lời

Luôn tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều từ mới

Luôn tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều từ mới

Đối với trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, vốn từ của bé thường rất hạn chế. Do đó, ba mẹ muốn mở rộng vốn từ cho trẻ cần đưa trẻ thăm thú nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Cách này sẽ giúp cho bé vừa tìm hiểu được nhiều từ mới vừa được thực hành ngôn ngữ nhanh chóng. Nếu không có điều kiện để đi chơi thường xuyên. Ba mẹ có thể tận dụng những buổi đi chơi ở xung quanh khu phố. Đi chơi ở công viên gần nhà. Hay đi chơi với các bạn hàng xóm cùng tuổi cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

Ba mẹ hãy hát cho bé nghe

Ba mẹ hãy hát cho bé nghe

Theo các chuyên gia khuyến cáo việc dạy con học nói qua các bài hát thiếu nhi được xem là rất hiệu quả. Vì những bài hát thiếu nhi có giai điệu vui tươi dễ nhớ sẽ khiến trẻ thích thú. Và đây chính là cách hiệu quả giúp cho bố mẹ có thể dạy con đọc đúng từ ngữ cũng như giải thích cho bé hiểu những câu chữ xuất hiện trong bài hát dễ hiệu nhất.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn

Nếu như sau một thời gian áp dụng các cách trên đây mà trẻ không có nhiều tiến triển. Ba mẹ hãy nghĩ đến việc tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ cho trẻ. Các chuyên gia sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra cho bố mẹ những lời khuyên hiệu quả về các phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng của bé. Tùy trường hợp nặng hay nhẹ mà các chuyên gia sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời giúp bé nhanh tiến bộ.

Bài viết liên quan:Dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ?

Đối với trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, ba mẹ cần dành thời gian quan tâm, gần gũi và dạy trẻ nhanh biết nói. Dưới đây là những việc ba mẹ cần làm khi con bị chậm phát triển ngôn ngữ: 

Thường xuyên diễn tả hành động bằng lời nói 

Việc các bạn thường xuyên diễn tả hành động bằng lời nói sẽ giúp trẻ có thể nhận thức tốt hơn. Điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Việc các bạn giải thích cho bé bạn đang làm gì thì sẽ giúp cho con có thể mở rộng được vốn từ và gắn kết các từ với các đồ vật, sự vật trong cuộc sống. Ví dụ: Bây giờ mẹ sẽ lấy cho con ăn quả cam nhé. Tít hãy ra đây mẹ mặc cho con áo ấm vào nhé. 

Cho bé tham gia các cuộc dạo chơi

Việc đưa bé đi dạo quanh khu vực nhà của bạn hoặc ra công viên sẽ giúp cho bé va chạm và làm quen với các từ mới. Những cuộc giao lưu này sẽ khiến cho bé hình thành lên nhu cầu giao tiếp và chơi đùa với mọi người xung quanh. Từ đó, bé sẽ cải thiện được khả năng giao tiếp nhiều hơn. 

Cùng con đọc sách 

Ba mẹ có biết sách là liều thuốc thần kỳ có thể giúp chữa chậm nói cho bé. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy ôm bé vào trong lòng, cầm 1 cuốn truyện tranh đọc cho bé. Mẹ hãy cố gắng vừa đọc vừa mô tả về câu chuyện cho bé hiểu được các từ mới. Sau mỗi câu chuyện, vốn từ của bé cũng được phát triển hơn. Trẻ sẽ cải thiện được khả năng ngôn ngữ hiệu quả. 

Thường xuyên hát cho bé nghe 

Hát cho bé nghe hay cùng con học các bài hát thiếu nhi sẽ là cách tốt nhất để ghi nhớ từ mới cho trẻ. Ba mẹ hãy lưu ý lựa chọn cho con các bài hát theo chủ đề để bé có thể học từ mới tốt hơn. 

Tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia 

Nếu bạn đã thử nhiều cách mà không thấy con có tiến triển gì cả. Thì mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia ngôn ngữ. Họ sẽ tu vấn cho bạn tìm được cách cải thiện được khả năng ngôn ngữ của bé. 

Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ cần được hỗ trợ như thế nào?

Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ cần được hỗ trợ như thế nào?

Tình trạng trẻ chị chậm phát triển ngôn ngữ đôi khi chỉ là tạm thời. Và tình trạng này sẽ tự hết hoặc cải thiện khi trẻ được gia đình hỗ trợ. Các bạn nên cố gắng dạy con tập nói hoặc khuyến khích trẻ thường xuyên nói chuyện bằng cử chỉ, âm thanh và ngữ điệu. Ngoài ra, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi với trẻ, đọc và hát cùng với trẻ. 

Ba mẹ không nên quá lo lắng khi phát hiện các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Bạn hãy quan tâm đến bé nhiều hơn và nên tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị của bé. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị có hiệu quả nhanh hơn.

Trong một số trường hợp nếu trẻ cần sự giúp đỡ từ các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ thì ba mẹ nên đồng hành cùng bé. Nếu nguyên nhân gây chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ là do hội chứng tự kỷ, trẻ gặp khó khăn khi tương tác với người khác thì ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tiến hành điều trị. 

Bác sĩ hỏi ba mẹ thêm các thông tin về trẻ trước khi đưa ra kết luận về tình trạng. Thông thường các bác sĩ sẽ yêu cầu ba mẹ:

  • Trả lời một số câu hỏi liên quan đến quá trình phát triển của trẻ. 
  • Tương tác với trẻ theo trong quá trình điều trị để tìm hiểu thêm về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 
  • Tiến hành đề xuất bài kiểm tra thính lực cho trẻ với chuyên gia ngôn ngữ để trẻ được kiểm tra. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ và đưa ra biện pháp can thiệp sớm với tình trạng của trẻ.

Tham khảo thêm: Cách dạy bé viết chữ

Tạm kết:

Ba mẹ nào cũng mong những đứa con của mình được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng trong một số trường hợp nếu bé chậm phát triển ngôn ngữ. Thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo ngay những cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ chúng tôi giới thiệu trên đây. Hy vọng sẽ giúp ba mẹ tìm ra phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả và nhanh chóng nhất nhé!

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here