Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

Date:

Trong những năm vừa qua, văn hóa ứng xử học đường đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm và chú trọng. Thực trạng vi phạm đạo đức nhà giáo hay cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh, sinh viên đã xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Do đó, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp cụ thể giúp nâng cao văn hóa ứng xử học đường hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường của giáo viên, học sinh, lãnh đạo nhà trường với đồng nghiệp, cấp dưới và các mối quan hệ xung quanh. Đây là tài liệu hữu ích cho các trường vận dụng văn hóa ứng xử trong trường học chuẩn mực. Nhằm tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện và văn minh.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

Văn hóa ứng xử học đường là gì?

Văn hóa ứng xử học đường thực chất là một hệ thống các giá trị chuẩn mực giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. Đặc biệt, văn hóa ứng xử là để chỉ cách ứng xử giữa các bạn học sinh với nhau, giữa thầy cô với học trò, giữa thầy cô với đồng nghiệp, giữa thầy cô với các bậc phụ huynh học sinh.

Văn hóa ứng xử trường học nên được hiểu là các giá trị chuẩn mực để điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, lời nói và cử chỉ của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong môi trường học đường. Nó là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nhân cách và giáo dục các thế hệ học sinh sau này.

Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học rất được coi trọng. Nếu như môi trường giáo dục thiếu đi nét đẹp của văn hóa ứng xử. Thì môi trường đó không thể làm tròn chức năng truyền tải kiến thức và các giá trị nhân văn đến thế hệ trẻ. Vấn đề văn hóa ứng xử được xem là yếu tố quyết định sự sống còn đối với các nhà trường.

Khi một ngôi trường có văn hóa ứng xử đồng nhất sẽ tạo ra được những nét đẹp cao quý trong hành vi của các thầy, các cô và các em học sinh. Mối quan hệ giữa thầy với trò, thầy với thầy và trò với trò sẽ phát triển tốt đẹp dựa trên những tình cảm quý mến, kính trọng lẫn nhau.

Xem thêm: Các chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay

Các quy tắc trong văn hóa ứng xử học đường

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là hoạt động giáo dục mang giá trị cao cả. Nó giúp tạo ra các chuẩn mực văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường. Từ đó giúp tạo nên những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi tốt đẹp đúng chuẩn mực. Tạo nên được một hệ thống các hoạt động tuân thủ theo đúng chuẩn mực sư phạm đảm bảo chất lượng giáo dục cho nhà trường.

Văn hóa ứng xử trường học sẽ được thể hiện rõ rệt nhất trong các mối quan hệ sau đây:

Các quy tắc ứng xử giữa thầy với trò

Từ xa xưa, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy – trò. Quan hệ thầy trò vẫn luôn là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng nhất trong xã hội. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều học trò đã không giữ được lễ nghi với thầy cô thậm chí thiếu sự tôn trọng với thầy cô.

Trong xã hội ở đâu đó chúng ta vẫn còn thấy các thầy giáo, cô giáo không đủ tư cách làm tấm gương cho học trò. Những thầy cô giáo vẫn còn thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học, với tương lai.

Một số thầy, cô giáo vẫn chưa đáp ứng linh hoạt bắt kịp sự biến động về tâm lý của học sinh dẫn đến biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc. Thầy cô chưa chia sẻ và thấu hiểu được học sinh. Những lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử giữa thầy và trò đã làm cho dư luận “nóng” mỗi ngày.

Như vậy đứng trước tình hình thực tế hiện nay, người thầy cần có cách ứng xử đúng mực và phải nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, bao dung và độ lượng với các em học sinh.

Việc xây dựng quy tắc ứng xử giữa thầy và trò đã tạo niềm tin yêu, sự say mê và hứng khởi cho cả người học và người dạy. Đồng thời, nó sẽ mang đến hiệu quả giáo dục cao mà vẫn không làm mất đi tình nghĩa thầy trò.

Các quy tắc ứng xử giữa thầy với thầy – Văn hóa ứng xử học đường

Trên thực tế những người làm công tác giảng dạy trong các trường học hiện nay thường khá áp lực với những yêu cầu của xã hội, của cha mẹ học sinh. Chính vì vậy trong các mối quan hệ đôi khi sẽ có xung đột nảy sinh.

Lúc này, nếu như năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm còn hạn chế sẽ khiến cho người giáo viên dễ rơi vào trạng thái bị động về mặt tâm lý. Và họ sẽ phản ứng theo những cách thức không phù hợp, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Điều đầu tiên cần thiết nhất hiện nay đó chính là cải thiện mối quan hệ giữa thầy giáo cùng với các đồng nghiệp. Có thể áp dụng thông qua các giải pháp giúp giáo viên nâng cao văn hóa ứng xử học đường hay cải thiện năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm của thầy cô đối với mọi người xung quanh.

Cách ứng xử giữa thầy cô và cha mẹ học sinh

Xét về thực tế cho thấy hầu như mâu thuẫn giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong suốt những năm học vừa qua. Điều có nguyên nhân phần lớn xuất phát từ khả năng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đến từ quan hệ ngày một lỏng lẻo giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.

Các thầy cô giáo mắc lỗi đã không tạo dựng được mối liên kết tích cực với cha mẹ học sinh của mình. Điều này sẽ khiến phụ huynh hiểu sai về thầy cô, dẫn đến các sự việc đáng tiếc. Và để giải quyết triệt để vấn đề này trong tương lai, các bạn sẽ phải nhanh chóng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên. Hay chính là việc tập trung nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường bằng những giải pháp tốt nhất.

Mỗi nhà trường cần đề ra cho mình một bộ quy tắc ứng xử học đường là cần thiết để

định hướng các mối quan hệ trong nhà trường như: thầy cô với học sinh và cha mẹ học sinh.

Mỗi nhà trường phải xây dựng được một không gian văn hóa riêng vừa thân thiện, cởi mở, vui vẻ mà vẫn nghiêm túc. Để làm được điều này đòi hỏi người thầy phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử và luôn luôn giữ đúng chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, từ dáng điệu đi đứng đến cử chỉ diễn đạt.

Vì người thầy được xem là tấm gương phản chiếu rõ nhất của các thế hệ học sinh. Nên đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thầy sẽ là nguồn sức sống vô tận truyền cảm hứng cho các em học sinh.

Cách ứng xử của học sinh đối với thầy, cô giáo, nhân viên trong nhà trường và khách đến trường

Học sinh khi đến trường phải chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường. Đối với khách đến trường phải đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, không thô lỗ và không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm;

Khi học sinh được hỏi và trả lời đảm bảo trật tự trên dưới. Câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn đầy đủ.

Khi học sinh phạm lỗi với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và người khác phải đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, biết xin lỗi;

Học sinh cần biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo và ngược lại.

Cách ứng xử của học sinh đối với bạn bè

Học sinh cần chào hỏi, xưng hô với bạn bè đảm bảo thân mật và  cởi mở. Không gọi nhau bằng mày tao hoặc xưng hô bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà, cha, mẹ, Không gọi tên bạn gắn với tên cha, mẹ, hoặc những khiếm khuyết ngoại hình hoặc đặc điểm về tính cách.

Học sinh khi đến trường cần đi lại nhẹ nhàng, hành động từ tốn không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh. Khi đối thoại, nói chuyện hoặc trao đổi với bạn bè cần đảm bảo sự tôn trọng, chân thành, thẳng thắn. Tuyệt đối không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, nói tục…

Học sinh cần biết lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận. Đối với quan hệ giữa bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, đúng mức. Nghiêm cấm các hành vi thiếu trung thực trong học tập không vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử.

Cách ứng xử của học sinh đối với gia đình

Học sinh khi xưng hô, mời gọi đối với những người trong gia đình cần phải đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu. Học sinh biết chào hỏi khi đi và về. Lúc ăn uống biết mời gọi đảm bảo lễ phép. Với quan hệ gia đình học sinh cần giữ được ý thức giúp đỡ bố mẹ, anh chị em những công việc vừa sức.

Trong các mối quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo duy trì đúng tôn ti trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành. Khi có khách đến nhà học sinh cần chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.

Cách ứng xử của học sinh đối với nhân dân, láng giềng nơi cư trú

  1. Học sinh cần ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép, thể hiện được sự ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không để xảy ra cãi cọ, xích mích, trả thù.
  2. Học sinh khi ứng xử trong sinh hoạt cần đảm bảo đúng mực, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.

Hướng dẫn tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử học đường

Đối tượng tổ chức thực hiện

1- Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên, Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm phổ biến cho toàn thể học sinh thực hiện nghiêm túc Quy tắc này.

2- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường biết và phối hợp với GVCN, Đoàn trường nhắc nhở học sinh thực hiện.

Bộ quy tắc có hiệu lực thi hành

Bộ quy tắc ứng xử học đường được ban hành có hiệu lực từ ngày ký quyết định ban hành. Trong trường hợp nếu có sự thay đổi và điều chỉnh quy định thì sẽ được rà soát bổ sung hàng năm vào đầu năm học. Bộ quy tắc cần phải phù hợp với văn hóa dân tộc và yêu cầu đạo đức xã hội theo hướng tích cực và phát triển.

Tạm kết:

Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã giới thiệu văn hóa ứng xử học đường là gì? Cách xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học hiệu quả cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp các bạn xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử trong trường học phù hợp nhất!

Share post:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here